Mỹ cấp 15 tỉ m3 LNG sang châu Âu giúp giảm phụ thuộc năng lượng từ Nga
Cam kết của Mỹ cung cấp cho EU 15 tỉ m3 khí hóa lỏng (LNG) hướng đến mục tiêu giúp khu vực này giảm phụ thuộc vào Nga.
Châu Âu hiện vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung khí đốt từ Nga. Ảnh: Reuters
Tờ Financial Times (FT) ngày 25/3 dẫn ba nguồn thạo tin cho biết Mỹ đang hoàn tất những điểm cuối cùng của kế hoạch cung ứng 15 tỉ m3 LNG cho EU vào cuối năm nay. Thỏa thuận giúp EU giảm phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga, với việc EU gấp rút thực hiện mục tiêu giảm 2/3 khí đốt nhập khẩu của Nga cuối năm 2022.
Nguồn khí LNG từ Mỹ hỗ trợ thực hiện mục tiêu mà EU đưa ra hồi đầu tháng này: thay thế 50 tỉ m3 khí đốt của Nga bằng các nguồn khác trong năm 2022. Theo dữ liệu của EU, trong năm 2021, Mỹ cung cấp cho khu vực này 22 tỉ m3 khí.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen dự kiến sẽ cho công bố thỏa thuận này trong ngày 25/3, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra tại Brussels, Bỉ. “Điều đó có nghĩa Mỹ sẽ bổ sung LNG cho EU, từ đó giúp thay thế khí LNG mà EU nhập từ Nga”, bà Von der Leyen phát biểu ngày 24/3.
Quan chức thuộc EC cho biết kế hoạch hợp tác này tập trung vào bảo đảm an ninh nguồn cung cho EU trong ngắn hạn, tăng cường sản lượng khai thác tại Mỹ trong trung hạn và áp dụng các biện pháp tiêu dùng tiết kiệm. EU có kế hoạch tăng nhập khẩu 50 tỉ m3 khí LNG từ các nhà cung ứng hàng đầu thế giới như Mỹ, Qatar hay Ai Cập, nhưng một số chuyên gia cảnh báo kế hoạch này không khả thi.
Giới chức tham gia soạn thảo kế hoạch của Mỹ nhấn mạnh lượng khí hóa lỏng cung ứng cho châu Âu sẽ phụ thuộc vào các hợp đồng thương mại. Phần lớn khí LNG của Mỹ hiện đều đã có địa chỉ cung ứng cụ thể, nhất là những khách hàng ở châu Á. Cùng lúc, các cơ cơ sở chiết suất, lưu trữ khí LNG của Mỹ dọc duyên hải đều đã và đang vận hành ở mức công suất gần tối đa.
“Chúng tôi cho rằng các biện pháp trong ngắn hạn sẽ chủ yếu thiên về tái thay đổi lượng hàng để chuyển sang cho châu Âu thay vì tăng năng lượng xuất khẩu LNG thực sự của Mỹ”, Samantha Dart, chuyên gia phân tích tại Goldman Sachs, nhận định.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Nga cắt nguồn khí đốt cho châu Âu?
Mỹ và các đồng minh đang chạy đua để đưa ra các phương án dự phòng trong trường hợp nguồn cung cấp khí đốt của Nga bị tắc nghẽn nếu xảy ra xung đột ở Ukraine.
Theo CNN, châu Âu sẽ phải chật vật trong thời gian dài nếu không có khí đốt của Nga. Việc tìm kiếm các nguồn thay thế là thách thức lớn và điều này dấy lên lo ngại về khả năng tiếp cận năng lượng của châu Âu trong một mùa đông vốn đã khó khăn.
Video đang HOT
Một trạm xăng ở phía Đông thủ đô London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Janis Kluge, chuyên gia về Đông Âu tại Viện Vấn đề Quốc tế và An ninh Đức cho biết: "Không có giải pháp thay thế nhanh chóng và dễ dàng".
Các quan chức cấp cao Nhà Trắng nói rằng họ đang trao đổi với các quốc gia và công ty về việc tăng sản lượng khí đốt. Họ cũng đang tìm cách xác định các nguồn khí đốt tự nhiên thay thế có thể được chuyển đến châu Âu.
Tuy nhiên, việc thực hiện quá trình can thiệp lớn như vậy vào thị trường năng lượng sẽ rất khó khăn. Các đường ống mới và các cơ sở hóa lỏng khí phải mất nhiều năm mới xây dựng được. Điều một khối lượng lớn nhiên liệu hóa thạch vào thời điểm thị trường toàn cầu và mạng lưới giao thông đang căng thẳng sẽ đòi hỏi sự hợp tác từ các nhà xuất khẩu khí đốt lớn như Qatar - những nước vốn không còn nhiều nguồn dư thừa.
Thêm vào đó, nguồn cung cấp năng lượng ở châu Âu đang gặp nhiều căng thẳng. Nguồn năng lượng có sẵn không nhiều và giá khí đốt tăng cao tới mức kỷ lục đã làm dấy lên lo ngại trong nhiều tháng quá rằng nếu mùa đông lạnh bất thường, các quốc gia sẽ phải hỗ trợ nhiều hơn cho các khách hàng và doanh nghiệp đang gặp khó khăn, thậm chí có thể phải dùng biện pháp phân phối.
Ông Nikos Tsafos, một chuyên gia năng lượng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho rằng gián đoạn nguồn cung cấp ở mức độ ít sẽ chỉ ảnh hưởng nhưng không làm đổ vỡ hệ thống thống. Tuy nhiên, kịch bản xấu nhất là mất hoàn toàn nguồn khí đốt của Nga sẽ là chuyện khác.
Ông Tsafos cho biết: "Cắt nguồn khí đốt qua Ukraine là điều khó khăn nhưng có thể kiểm soát được. Còn cắt giảm toàn bộ xuất khẩu năng lượng của Nga sẽ là thảm họa. Không có cách nào để châu Âu thay thế những khối lượng khí đốt đó".
Phụ thuộc lớn vào Nga
Quá trình tìm cách đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho châu Âu đã cho thấy châu lục này phụ thuộc vào Nga như thế nào về khí đốt. Theo cơ quan dữ liệu Eurostat, vào năm 2020, khí đốt Nga chiếm khoảng 38% tổng lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu của Liên minh châu Âu: 153 tỷ mét khối.
Xe chở nhiên liệu tại kho trữ dầu ở Hemel Hempstead, phía Bắc London (Anh) ngày 5/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Nền kinh tế lớn nhất của khu vực là Đức sẽ bị ảnh hưởng đặc biệt vì nước này đang ngừng sử dụng than và năng lượng hạt nhân. Ảnh hưởng tương tự cũng sẽ xảy ra với Italy và Áo - hai nước nhận khí đốt Nga thông qua các đường ống chạy qua Ukraine.
Có thể tích trữ khí đốt tự nhiên, nhưng lượng dự trữ đang ở mức thấp hơn bình thường, một phần do Nga đã giảm xuất khẩu sang châu Âu vào cuối năm ngoái.
Ông Fatih Birol, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế, cho biết đầu tháng này rằng công ty khí đốt Nga Gazprom đã cắt giảm xuất khẩu sang châu Âu 25% trong quý 4 năm 2021 so với cùng kỳ năm trước mặc dù giá thị trường cao. Nga giảm xuất khẩu khí đốt trùng với thời điểm căng thẳng địa chính trị gia tăng xung quanh vấn đề Ukraine.
Một quan chức cấp cao của Nhà Trắng cảnh báo rằng Nga sẽ phải đối mặt với những hậu quả kinh tế lớn nếu nước này định coi xuất khẩu năng lượng là vũ khí đối phó với phương Tây. Doanh thu xuất khẩu dầu và khí đốt chiếm một nửa ngân sách liên bang của Nga.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo châu Âu và Mỹ vẫn lo ngại rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn có thể sử dụng nguồn cung khí đốt để gia tăng sức ép lên châu Âu nếu xung đột leo thang, khiến dư luận giảm dần ủng hộ sự ủng trừng phạt khắc nghiệt Nga. Công tác chuẩn bị cũng đang được tiến hành trong trường hợp đường ống ở Ukraine bị hư hỏng nếu xảy ra giao tranh ở đó.
Lựa chọn khác
Một lựa chọn để duy trì nguồn cung cấp khí dốt cho châu Âu là chuyển sang vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng bằng tàu chở dầu đường biển thay vì qua đường ống.
Bơm xăng cho phương tiện tại trạm xăng ở Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Một số nguồn cung dạng này đã được chuyển sang châu Âu. Theo ông Alex Froley, nhà phân tích thị trường khí hóa lỏng tại công ty Independent Commodity Intelligence Services, châu Âu sẽ nhận được một lượng khí hóa lỏng kỷ lục vào tháng 1.
Tuy nhiên, sẽ cần nhiều hơn nữa nếu nguồn nhập khẩu từ Nga giảm mạnh. Ông Froley cho biết: "Sản lượng khí hóa lỏng toàn cầu đã không còn nhiều. Việc thay đổi các tuyến đường thương mại cũng có thể gây căng thẳng cho thị trường vận chuyển".
Mỹ, quốc gia trở thành nhà xuất khẩu khí hóa lỏng hàng đầu thế giới vào tháng 12/2021, có thể can thiệp. Qatar, quốc gia đã vận chuyển khí hóa lỏng đến châu Á nhiều gấp 5 lần so với châu Âu vào tháng 12/2021, cũng có thể hỗ trợ.
Một nguồn tin cho biết Qatar có thể gửi một số khí hóa lỏng đến châu Âu, nhưng để gia tăng lượng khí hóa lỏng đủ nhiều thì các khách hàng hiện tại sẽ phải đồng ý hoãn đơn đặt hàng. Nguồn tin cho biết thêm rằng Mỹ và châu Âu có thể làm cho các khách hàng đồng ý hoãn bằng công tác ngoại giao.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Trung Quốc và Nhật Bản là những nhà nhập khẩu khí hóa lỏng hàng đầu thế giới.
Các lô hàng khí hóa lỏng có thể được sử dụng để giảm bớt tác động khi Nga giảm nguồn cung, nhưng việc đưa khí hóa lỏng đến các quốc gia ở châu Âu cần nhất sẽ đòi hỏi quá trình vận chuyển phức tạp.
Tình huống tồi tệ nhất
Một cơ sở khí đốt thiên nhiên của Gazprom tại Kassimov, Nga. Ảnh: Bloomberg
Hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn nhiều nếu nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho châu Âu bị cắt hoàn toàn. Trong trường hợp đó, sẽ không thể bù đắp thiếu hụt trong những tháng tới, nhất là khi Nga đóng vai trò to lớn trong hệ sinh thái năng lượng của khu vực.
Ông Kluge thuộc Viện Vấn đề Quốc tế và An ninh Đức cho biết: "Mùa đông này, không có giải pháp nào khác ngoài việc tiếp tục nhập khẩu khí đốt của Nga".
Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stre nhận định rằng có thể Nga sẽ không sử dụng khí đốt là vũ khí với phương Tây. Ông nói: "Chúng ta sẽ không thể thay thế khí đốt của Nga nhưng tôi nghĩ chúng ta phải tin tưởng vào thực tế đôi bên cùng có lợi, cả người bán khí đốt và người mua khí đốt. Chúng ta tiếp tục kinh doanh khí đốt".
Khủng hoảng khí đốt ở châu Âu - Cơ hội vàng cho Nga Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga sẵn sàng cung cấp khí đốt cho châu Âu theo nhu cầu và sẵn sàng đối thoại với Liên minh châu Âu (EU) về bình ổn thị trường. Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Diễn đàn quốc tế về tuần lễ Năng lượng ở Moskva, ngày 13/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Theo Bloomberg, phát biểu...