Mỹ cảnh báo Trung Quốc không cấp vũ khí cho quân đội Nga
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã cảnh báo Trung Quốc về khả năng cung cấp vũ khí cho nỗ lực của Nga ở Ukraine, chỉ vài giờ sau khi Bắc Kinh thông báo sẽ đề xuất một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến dự Hội nghị An ninh Munich tại Đức ngày 17/2/2023. Ảnh: Reuters
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã cảnh báo Trung Quốc về hậu quả nghiêm trọng nếu nước này cung cấp vũ khí cho nỗ lực của Nga ở Ukraine, vài giờ sau khi nhà ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh, Vương Nghị cho biết Trung Quốc sẽ đưa ra một giải pháp đề xuất tôn trọng “chủ quyền của tất cả các quốc gia” và giải quyết “những lo ngại về an ninh hợp pháp của họ”.
Theo Bloomberg, Ngoại trưởng Blinken đưa ra lời cảnh báo của mình với ông Vương Nghị tại một cuộc họp bên lề Hội nghị An ninh Munich ở Đức.
Trước đó Thủ tướng Anh Rishi Sunak cũng phát biểu tại cuộc họp cấp cao ở Munich rằng, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nên cố gắng đạt được thỏa thuận về đảm bảo an ninh cho Ukraine trước tháng 7 và kêu gọi Trung Quốc “đóng vai trò có trách nhiệm”.
Video đang HOT
Ông Blinken cho biết trong một cuộc phỏng vấn với chương trình “Face the Nation” của đài CBS ngay sau cuộc gặp với nhà ngoại giao Vương Nghị: “Mối lo ngại mà chúng tôi có hiện nay dựa trên thông tin mà chúng tôi có được rằng họ đang cân nhắc cung cấp hỗ trợ sát thương. Và chúng tôi đã nói rất rõ ràng với họ rằng điều đó có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng cho chúng tôi và trong mối quan hệ hai nước”.
Trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng vào sáng 19/2 trên chương trình “Meet the Press with Chuck Todd” của kênh NBC News, Ngoại trưởng Blinken cũng cho biết Mỹ rất lo ngại rằng Trung Quốc đang xem xét cung cấp hỗ trợ sát thương cho Nga và ông đã nói rõ với ông Vương Nghị rằng “sẽ có những hậu quả nghiêm trọng trong mối quan hệ của chúng ta”.
“Có nhiều loại hỗ trợ sát thương mà ít nhất họ đang dự tính cung cấp, bao gồm cả vũ khí”, Ngoại trưởng Blinken nói, đồng thời cho biết thêm rằng Washington sẽ sớm công bố thêm thông tin chi tiết.
Trong khi đó, theo một tuyên bố ngắn gọn vào cùng ngày 19/2 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Vương Nghị đã nói với ông Blinken rằng Mỹ phải “đối mặt và giải quyết thiệt hại” đối với quan hệ song phương “do việc sử dụng vũ lực bừa bãi gây ra”.
Phát biểu đó của ông Vương Nghị đề cập đến vụ bắn hạ khinh khí cầu của Trung Quốc gần đây, mà Mỹ cáo buộc là khí cầu do thám nhưng Bắc Kinh nói đó là một phương tiện theo dõi thời tiết.
Trong khi đó, báo cáo hàng ngày của Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết mối đe dọa từ các cuộc không kích và tên lửa của Nga vẫn ở mức cao. Theo báo cáo, Nga tiếp tục tập trung nỗ lực vào các hoạt động tấn công trên các trục Kupyansk, Liman, Bakhmut, Avdiivka và Shakhtarske.
Các quan chức Ukraine cũng báo cáo rằng họ đã bắn hạ ít nhất 6 quả khí cầu có phản xạ radar ở Kiev – Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong Bản cập nhật tình báo mới nhất. Theo báo cáo này, những quả khinh khí cầu có khả năng được Nga triển khai và là một phần trong nỗ lực thu thập thông tin về các hệ thống phòng không và buộc Ukraine phải sử dụng hết kho tên lửa và đạn dược.
Hội nghị An ninh Munich: Tìm giải pháp cho các vấn đề toàn cầu
Hội nghị An ninh Munich (MSC) lần thứ 58 ngày 18/2 bắt đầu diễn ra tại khách sạn Bayerischer Hof ở thành phố Munich, thủ phủ bang Bayern, miền Nam nước Đức.
Không giống như năm ngoái phải diễn ra theo hình thức trực tuyến, hội nghị năm nay được tổ chức trực tiếp với sự tham dự của khoảng 600 đại biểu là các các nhà chính trị và chuyên gia hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới.
Toàn cảnh một phiên họp của Hội nghị An ninh Munich ở Đức ngày 16/2/2019. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, Hội nghị An ninh Munich - diễn đàn hàng đầu thế giới dành cho các tranh luận về chính sách an ninh quốc tế - năm nay chào đón trên 30 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ, khoảng 100 bộ trưởng và quan chức cấp cao cùng rất nhiều chuyên gia về chính sách đối ngoại, an ninh, quốc phòng và kinh tế. Các quan chức cấp cao nhất của các tổ chức quốc tế quan trọng như Liên hợp quốc, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU) cũng tham dự hội nghị.
Theo ban tổ chức, chủ đề chính của MSC năm nay sẽ là cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, bảo vệ khí hậu, nền dân chủ, quy tắc về công nghệ, hồi sinh liên minh xuyên Đại Tây Dương,... đặc biệt là căng thẳng gia tăng ở Đông Âu và tình hình tại một số khu vực xung đột nóng trên thế giới. Tương lai của EU cũng như những đóng góp của "lục địa già" nhằm xử lý các cuộc khủng hoảng sẽ được thảo luận trong ngày cuối của hội nghị. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, vấn đề Ukraine, Nga và NATO sẽ là trọng tâm chính của hội nghị.
Ngoài sự tham gia đã được thông báo trước của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, tại hội nghị năm nay, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng sẽ tới tham dự nhằm phối hợp với các đồng minh và đối tác để tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Ukraine, cũng như tìm kiếm cách thức phản ứng thống nhất đối với Nga trong trường hợp nổ ra xung đột quân sự ở Ukraine. Bên lề hội nghị, Ngoại trưởng Blinken cũng sẽ có các cuộc gặp song phương nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác xuyên Đại Tây Dương.
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Đức, ngày 19/2, Ngoại trưởng 7 nước thuộc Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G-7) cũng sẽ tiến hành cuộc gặp để thảo luận về cuộc khủng hoảng Ukraine. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng sẽ tham dự MSC, trong khi Nga thông báo không tham dự sự kiện này. Do đại dịch COVID-19, hội nghị năm nay được cắt giảm quy mô so với những năm trước, đồng thời đại biểu tham dự phải đảm bảo chặt chẽ các quy định về phòng dịch. Theo Chủ tịch MSC Wolfgang Ischinger, nhiều quan chức Nga phải hủy kế hoạch tham dự MSC do đã tiêm vaccine phòng COVID-19 khác với loại được công nhận ở Đức.
Để đảm bảo an ninh, an toàn cho hội nghị, khoảng 3.500 cảnh sát từ nhiều bang ở Đức đã được huy động và triển khai đều tại các địa điểm quanh khu vực diễn ra hội nghị. Kể từ 6 giờ sáng 18/2 cho tới 17 giờ ngày 20/2, khu vực xung quanh khách sạn Bayerischer Hof sẽ được phong tỏa, chịu sự kiểm soát an ninh nghiêm ngặt. Giao thông đi lại cũng như hệ thống phương tiện công cộng trên toàn thành phố cũng bị ảnh hưởng, bởi sẽ có rất nhiều tuyến đường bị cấm và nhiều đoàn xe hộ tống các quan chức cấp cao ra vào sân bay. Ngoài ra, lệnh cấm vật thể bay cũng được áp đặt với khu vực bán kính rộng 5,5km quanh quảng trường Sendlinger-Tor-Platz.
Pháp tiết lộ loại vũ khí 'hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ' trên chiến trường Ukraine Việc cung cấp loại vũ khí này không được tiết lộ cho tới tận gần đây, nhưng chúng đã "thể hiện rất tốt" tại Ukraine. Bệ phóng tên lửa dẫn đường chống tăng Akeron MP. Ảnh mã nguồn mở Kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine bùng phát, Pháp đã cung cấp nhiều loại vũ khí và thiết bị quân sự...