Mỹ cần Nhật – Hàn trong cuộc chiến công nghệ với Trung Quốc
Cựu CEO Google Eric Schmidt nhận xét năng lực AI của Trung Quốc gần với Mỹ hơn ông tưởng, đồng thời nhấn mạnh Mỹ không thể thành công nếu thiếu hợp tác với “những người bạn châu Á”.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Nikkei, cựu CEO Google – nay là Chủ tịch Ủy ban An ninh quốc gia về Trí tuệ nhân tạo (AI) – cho biết Trung Quốc đang áp sát Mỹ trong một số lĩnh vực AI và điện toán lượng tử, với tốc độ nhanh hơn vài năm so với dự đoán trước đó của ông.
“Đó thực sự là chuyện lớn đấy”, ông nói.
Video đang HOT
Báo cáo của Ủy ban công bố hồi tháng 3 cảnh báo, “nếu không hành động, Mỹ có thể mất vị trí lãnh đạo AI vào tay Trung Quốc trong thập kỷ tới và trở nên dễ bị tổn thương hơn trước các nguy cơ dựa trên AI từ một loạt thế lực nhà nước và phi nhà nước”.
Theo ông Schmidt, để chiến thắng trong cuộc chiến công nghệ với Trung Quốc, Mỹ phải duy trì sự dẫn đầu trong các lĩnh vực “chiến lược” như AI, bán dẫn, năng lượng, điện toán lượng tử và sinh học tổng hợp. Để làm được điều đó, “chúng ta cần quan hệ gần gũi hơn với các nhà khoa học, đại học, chính phủ Nhật Bản – tương tự như vậy với Hàn Quốc và châu Âu”.
Ông Schmidt gợi ý thiết lập một nhóm điều phối tại Washington để giữ liên lạc với các nước đối tác. Ông cũng nhắc đến tổ chức Đối thoại an ninh 4 bên (Quad) – bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia. “Nếu Quad xây dựng một viện để bảo đảm các nước Quad đàm thoại với nhau, hay vì chỉ hội họp, tôi rất ủng hộ”.
Ông nhấn mạnh quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh không nên thuần túy là cạnh tranh lẫn nhau. Ông cho rằng niềm tin “Trung Quốc là kẻ thù và chúng ta nên dừng giao dịch với họ, ngừng làm việc với họ” là một sai lầm. Ông mô tả quan hệ này là “đối tác cạnh tranh”, liệt kê y tế và biến đổi khí hậu là các lĩnh vực có tiềm năng hợp tác.
Ngoài ra, ông nhận xét các đề xuất phá vỡ Amazon, Apple, Facebook hay Google sẽ không hữu ích vì sẽ khiến Mỹ yếu thế hơn trước Trung Quốc. Khi nói tới sản xuất bán dẫn – mặt trận quan trọng trong cuộc đua công nghệ, ông tranh luận chỉ ném tiền thôi không đủ giải quyết vấn đề.
“Tôi không cho rằng chỉ cần bỏ ra 50 tỷ USD là chúng ta sẽ được như Đài Loan”. Ông thừa nhận hãng sản xuất chip TSMC của Đài Loan đã làm điều đó 20 năm và đây là công việc vô cùng khó khăn. Dù TSMC thông báo đầu tư vào các nhà máy tại Trung Quốc và Mỹ, “vì nhiều lý do kỹ thuật, các nhà máy bán dẫn đó khó có thể hiện đại” được như cơ sở tại Đài Loan. Với ông, cả Trung Quốc và Mỹ đều đang phụ thuộc vào hòn đảo này.
Ủy ban của ông đang thúc đẩy Đạo luật Cạnh tranh và Đổi mới Mỹ tại Thượng viện, trong đó có những khoản đầu tư khổng lồ vào nghiên cứu AI, điện toán lượng tử và công nghệ tân tiến khác. Tuy nhiên, Ủy ban sẽ phải giải tán vào tháng 10 sau khi nộp báo cáo cuối cùng hồi tháng 3. Ông Schimidt hi vọng có thể thành lập các tổ chức mới để tiếp tục công việc, đồng thời bày tỏ mong muốn hỗ trợ với tư cách cá nhân.
Mỹ chi 1,5 tỉ USD để vượt lên trong cuộc đua AI với Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin Lloyd Austin thề sẽ phát triển các hệ thống AI một cách "đúng đắn".
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin phát biểu tại hội nghị quốc tế do Ủy ban An ninh Quốc gia về Trí tuệ nhân tạo tổ chức hôm 13.7
Kể từ khi Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) của Lầu Năm Góc bắt đầu hình thành "làn sóng đầu tiên" của trí tuệ nhân tạo (AI) vào những năm 1960, Mỹ đã dẫn đầu thế giới trong áp dụng AI. Trong 5 thập niên tiếp theo, AI đã chuyển từ máy móc chuyên thực hiện quy tắc do con người lập trình sang làn sóng thứ hai về thống kê, và bây giờ làn sóng thứ ba đang đưa đến những cỗ máy thông minh có khả năng hiểu và suy luận theo ngữ cảnh.
DARPA từng nói trong các chiến trường tương lai, máy móc sẽ hoạt động như đồng nghiệp hơn là công cụ. "Nhưng rõ ràng, chúng tôi không phải là những người duy nhất hiểu được triển vọng của AI", Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin nói trong bài phát biểu tại hội nghị quốc tế do Ủy ban An ninh Quốc gia về Trí tuệ nhân tạo tổ chức hôm 13.7.
"Các nhà lãnh đạo Trung Quốc dự định sẽ thống trị toàn cầu về AI vào năm 2030. Để giành chiến thắng trong cuộc chạy đua vũ trang AI với Trung Quốc, Mỹ sẽ chi gần 1,5 tỉ USD cho nghiên cứu và phát triển AI trong 5 năm tới. Bắc Kinh sử dụng AI cho nhiều nhiệm vụ, từ giám sát, tấn công mạng đến vũ khí tự động. Trong lĩnh vực AI, cũng như nhiều lĩnh vực khác, chúng tôi hiểu rằng Trung Quốc là thách thức của chúng tôi về mặt tốc độ. Chúng tôi sẽ cạnh tranh để giành chiến thắng, nhưng chúng tôi sẽ làm điều đó một cách đúng đắn", ông Austin lưu ý.
Theo Nikkei, ông Austin cũng nhấn mạnh nỗ lực này không chỉ liên quan đến các nhà thầu quốc phòng lớn của Mỹ, mà còn liên quan đến cả các trường đại học và doanh nghiệp nhỏ. Tháng 5.2021, ông Austin đã ký vào một tài liệu chiến lược mới cho Bộ Chỉ huy và Kiểm soát toàn miền, gọi là JADC2, để kết nối dữ liệu quan sát và trinh sát từ tất cả các chi nhánh của quân đội thành mạng duy nhất. AI và các công nghệ khác sẽ được áp dụng để xây dựng một kế hoạch tối ưu. Chiến lược mới này cho thấy rõ mục tiêu xoay trục của Lầu Năm Góc ra khỏi các cuộc chiến chống khủng bố.
Xét về lực lượng và công nghệ, Mỹ vượt trội hơn hẳn so với các nhóm cực đoan mà nước này đã chiến đấu ở Trung Đông. Ngoài ra, Mỹ còn có khả năng nhanh chóng huy động lực lượng và hành động theo tốc độ của riêng mình. Tuy nhiên, Bắc Kinh đang trên đà bắt kịp Washington trong các lĩnh vực ở đất liền, trên biển, trên không, không gian và không gian mạng. Theo một số nhà quan sát, Trung Quốc thậm chí còn vượt xa Mỹ tại sân sau ở Tây Thái Bình Dương. Trong bối cảnh hai bên hiện đã đồng đều hơn về sức mạnh, thì tốc độ thu thập và phân tích thông tin tình báo để đưa các chiến lược vào hành động sẽ là yếu tố quyết định trong trận chiến này.
Nikkei dẫn lời một quan chức cấp cao cho biết, Lầu Năm Góc sẽ làm việc với hơn 30 quốc gia để triển khai khuôn khổ JADC2. Nếu có xung đột xảy ra, việc kết hợp dữ liệu của các nước sẽ cải thiện độ chính xác thông tin tình báo. Cũng tại hội nghị, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết trong những tuần tới Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ đưa ra chiến lược sử dụng dữ liệu hiệu quả trong chính sách đối ngoại.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan lưu ý Mỹ gần đây đã thành lập một nhóm về công nghệ được gọi là Quad, bao gồm Mỹ , Úc, Nhật Bản và Ấn Độ. Bốn nước sẽ hợp tác chặt chẽ hơn trong các lĩnh vực về chuỗi cung ứng và công nghệ 5G.
Trung Quốc trình diễn robot do thám đội lốt cá rồng Xuất hiện ở một triển lãm quân sự, robot cá rồng của Trung Quốc được dự đoán là một công cụ do thám hữu hiệu. Robot cá mập cũng xuất hiện tại triển lãm quân sự Theo OddityCentral , tại triển lãm quân sự Bắc Kinh vừa qua, quân đội Trung Quốc cho biểu diễn một con cá rồng bơi trong bể nước...