Mỹ cân nhắc cấm vận Trung Quốc vì Đài Loan
Mỹ đang cân nhắc các phương án để áp đặt gói cấm vận Trung Quốc nhằm ngăn chặn Bắc Kinh có thể tấn công Đài Loan trong tương lai, và Đài Bắc cũng vận động Liên minh châu Âu (EU) hành động tương tự.
Hình ảnh ông Tập Cận Bình tại Bảo tàng đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh. Ảnh REUTERS
Reuters hôm nay 14.9 dẫn các nguồn thạo tin cho hay nỗ lực vận động EU do các phái đoàn Washington và Đài Bắc thực hiện song song vẫn trong giai đoạn đầu, nhằm đối phó viễn cảnh Trung Quốc có thể sử dụng vũ lực đối với Đài Loan trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở eo biển Đài Loan.
Trong cả hai trường hợp, các bên muốn tìm kiếm những biện pháp cấm vận chưa từng được áp dụng, từ đó giới hạn một số hoạt động thương mại và đầu tư với Trung Quốc trong các ngành công nghệ nhạy cảm như chíp máy tính và thiết bị viễn thông.
Các nguồn tin không cung cấp bất kỳ chi tiết nào về nội dung phương án đang được cân nhắc, nhưng giới quan sát cho rằng việc áp đặt lệnh cấm vận đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và một trong những nguồn liên kết chuỗi cung ứng lớn nhất thế giới đã đặt ra câu hỏi về tính khả thi.
Ông Nazak Nikakhtar, cựu quan chức cấp cao của Bộ Thương mại Mỹ, cảnh báo cấm vận Trung Quốc là vấn đề vô cùng phức tạp, hơn hẳn việc cấm vận Nga vì Mỹ và đồng minh có mối quan hệ chằng chịt với nền kinh tế Trung Quốc.
Trong khi đó, Đài Bắc đang gia tăng sức ép để EU có hành động tương tự, sau khi EU đã đứng bên ngoài căng thẳng Mỹ-Trung Quốc liên quan chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.
Các quan chức châu Âu cảm thấy chẳng thu được nhiều lợi ích từ việc đi sâu vào những gì họ cho là tranh chấp song phương Mỹ-Trung. Tuy nhiên, các doanh nghiệp châu Âu hiện đang cảnh giác cao độ về nguy cơ chuỗi cung ứng rơi vào tình trạng hỗn loạn trong tương lai.
Sự biến động của tình hình cũng sẽ gây ra một cuộc tranh giành điên cuồng đối với các sản phẩm vi mạch của Đài Loan khi hòn đảo này đang sản xuất hơn 90% số lượng chất bán dẫn tiên tiến nhất thế giới.
Trung Quốc đang xây gần 300 hầm chứa tên lửa liên lục địa?
Theo hình ảnh vệ tinh, Trung Quốc đang nhanh chóng xây dựng các cấu trúc bị nghi là hầm chứa tên lửa có khả năng phóng tên lửa hạt nhân tầm xa tại 3 địa điểm và nỗ lực cải thiện khả năng hạt nhân của mình.
Một cấu trúc bị nghi là hầm chứa tên lửa của Trung Quốc. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH CNN
CNN ngày 2.11 đưa tin các chuyên gia từ Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS), một tổ chức nghiên cứu an ninh quốc gia, nhận thấy Trung Quốc đã đạt được tiến bộ đáng kể tại 3 khu vực được cho là có silo tên lửa ở miền Tây nước này.
Theo báo cáo FAS công bố ngày 2.11 của 2 tác giả Matt Korda và Hans M. Kristensen, đây là động thái tăng cường năng lực hạt nhân chưa từng có tiền lệ của Trung Quốc.
Các tác giả cũng lưu ý "các silo tên lửa phải mất nhiều năm nữa mới có thể đi vào hoạt động. Chúng ta vẫn còn phải xem Trung Quốc sẽ trang bị và vận hành chúng như thế nào".
Tổng tham mưu trưởng Mỹ xác nhận vụ thử vũ khí bội siêu thanh rất đáng quan ngại của Trung Quốc
FAS đã phân tích ảnh vệ tinh thương mại từ Maxar Technologies và Planet Labs. Đây là các hình ảnh chi tiết nhất về 3 địa điểm được cho là nơi Trung Quốc đang xây dựng khoảng 300 hầm chứa tên lửa mới.
"Điều đáng chú ý là quy mô và tốc độ của hoạt động này không giống với các hầm chứa tên lửa trước đây của Trung Quốc", CNN dẫn lời ông Kristensen cho biết.
Báo cáo mới nhất, cùng với các phân tích gần đây, về tốc độ phát triển quân sự của Trung Quốc đã làm tăng thêm lo ngại của các quan chức Mỹ. Báo cáo về địa điểm đầu tiên Trung Quốc bị nghi xây dựng silo tên lửa được công bố vào cuối tháng 6. Đến tháng 7, FAS đưa ra báo cáo khác về địa điểm thứ hai được cho là có các hầm chứa tên lửa.
Các phát hiện này khiến Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ viết trên Twitter: "Đây là lần thứ 2 trong hai tháng công chúng phát hiện mối đe dọa ngày càng tăng mà thế giới phải đối mặt và bức màn bí mật bao quanh nó mà chúng tôi đã luôn nhắc đến".
Việc Trung Quốc liên tục phát triển các hầm chứa tên lửa diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang củng cố đáng kể khả năng quân sự của mình. Mỹ gần đây cho rằng Trung Quốc đã thử nghiệm vũ khí siêu thanh vào mùa hè. Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã bác bỏ thông tin này và cho biết đó là vụ thử nghiệm "tàu vũ trụ, không phải tên lửa".
Netflix gỡ các tập phim vì có bản đồ gây tranh cãi ở Biển Đông Netflix đã xóa hai tập của bộ phim truyền hình gián điệp "Pine Gap" khỏi dịch vụ phát trực tuyến của công ty này ở Philippines, sau khi Manila phản ánh các cảnh phim liên quan đến bản đồ mà Trung Quốc sử dụng để khẳng định yêu sách của họ đối với Biển Đông. Nền tảng Netflix trên một chiếc máy tính...