Mỹ cần làm gì ở Biển Đông?
Hai chuyên gia của Mỹ chỉ ra ba bước đi thiết yếu vào lúc này mà Washington phải theo đuổi, tuy nhiên, điều đó cũng cho thấy Mỹ chưa quyết liệt
Ba bước đi cần thiết của Mỹ
Trong một bài viết gây chú ý trên báo Washington Post gần đây, hai học giả Mỹ Michael J.Green và Mira Rapp Hooper đã bày tỏ quan ngại đặc biệt về những hành động bồi đắp đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang rốt ráo tiến hành ở quần đảo Trường Sa.
Học giả Michael J.Green là Giáo sư hàng đầu của Đại học Georgetown và là Phó Chủ tịch phụ trách vấn đề châu Á và Nhật Bản của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS). Mira Rapp Hooper là cộng sự của Giáo sư Michael J.Green tại CSIS.
Theo hai tác giả, việc mở rộng và biến đổi các bãi đá nhỏ ở Biển Đông là diễn biến mới nhất trong một loạt hành động gây hấn của Trung Quốc.
Trước đó, hồi năm 2012, các lực lượng hàng hải Trung Quốc đã “xua đuổi” Philippines từ bãi cạn Hoàng Nham/Scaborough (theo cách gọi tương ứng của mỗi bên) về phía tiền đồn ở phía Bắc quần đảo Trường Sa. Cũng trong năm này, Bắc Kinh tuyên bố khu vực Hoàng Nham/ Scaborough nằm trong quyền quản lý của khu vực hành chính Tam Sa được lập một cách phi pháp và vội vã ở Biển Đông.
Quy mô các đảo đá ở Biển Đông đang được mở rộng từng ngày bằng các hoạt động cải tạo phi pháp của Trung Quốc (Ảnh: CSIS)
Tiếp đó đến tháng 5/2014, các tàu chiến Trung Quốc đã hộ tống đưa giàn khoan dầu nước sâu khổng lồ “Hải Dương-981″ vào trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam.
Giờ đây, với việc thay đổi hiện trạng một số bãi đá trên Biển Đông để tạo thành 6 căn cứ quân sự có các vũng cạn và đường băng, Trung Quốc đã tiến thêm một bước nguy hiểm trong mục tiêu độc chiếm Biển Đông. Theo hai tác giả, các căn cứ này sẽ cho phép lực lượng không quân và hải quân Trung Quốc duy trì hiện diện thường trực tại vùng biển giao thương huyết mạch nhộn nhịp bậc nhất thế giới mà không cần phải quay về đất liền để tiếp liệu hay sửa chữa.
Không chỉ thế, việc đẩy mạnh quy mô và tốc độ bồi đắp đảo nhân tạo của Bắc Kinh còn nhằm phục vụ mục tiêu sớm thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) như giới chức Trung Quốc đã nhiều lần cảnh báo. Sau khi ADIZ được thiết lập, mọi máy bay muốn đi qua khu vực cần phải đăng ký với chính quyền Bắc Kinh, tương tự như Trung Quốc đã làm một năm trước ở biển Hoa Đông.
Video đang HOT
Về vị trí các bãi đá được Trung Quốc cải tạo bồi đắp, theo các tác giả, Bắc Kinh đã rất khôn ngoan khi lựa chọn xây căn cứ quân sự trên những đảo mà tiềm lực quân sự của các nước xung quanh chưa đủ mạnh để thách thức, và cũng không nằm trong phạm vi bảo vệ của Mỹ.
Điều này trái ngược với biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc phải tránh đụng độ với Lực lượng phòng vệ trên biển hùng mạnh của Nhật Bản và tránh châm ngòi cho hành động can thiệp của Mỹ liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang tranh chấp với Nhật Bản.
Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc trong vùng biển của Việt Nam
Trong bối cảnh đó, Mỹ – với vai trò là nước có lợi ích trong việc đảm bảo an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông – cần phải ngăn chặn Trung Quốc sử dụng áp lực thay đổi hiện trạng. Có 3 biện pháp mà chính quyền Tổng thống Barack Obama có thể thực hiện nay để ngăn Bắc Kinh đi theo xu hướng hiện nay:
Thứ nhất, Washington nên tiếp tục đầu tư giúp xây dựng năng lực cho các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là những nước bị đe dọa trực tiếp từ sự tăng cường lực lượng nhanh chóng của Bắc Kinh.
Đặc biệt, Mỹ nên ủng hộ mạnh mẽ nỗ lực của các nước Đông Nam Á cải thiện khả năng giám sát hàng hải. Trong khi đó, Nhật Bản và một số nước khác giúp đầu tư cơ sở hạ tầng và chuyển giao trang thiết bị.
Thứ hai, hải quân Mỹ phải thể hiện rõ quan điểm là các hành động của Trung Quốc không được làm ảnh hưởng tới tự do hàng hải trong khu vực và việc thiết lập ADIZ ở Biển Đông là không thể được chấp nhận. Việc Mỹ triển khai luân phiên 4 tàu chiến tới Singapore đã giúp ích cho điều này, song các tàu thuộc Hạm đội 7 Hải quân Mỹ cũng cần phải tăng cường diễn tập với các đối tác trong khu vực.
Thứ ba, Washington cần nhiệt thành ủng hộ các biện pháp ngoại giao và pháp lý của các nước Đông Nam Á nhằm kiềm chế tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông. Mỹ lâu nay muốn ASEAN và Trung Quốc đẩy nhanh xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) nhưng chưa có hành động thực sự cụ thể để buộc Bắc Kinh không được trì hoãn tiến trình đàm phán. Vụ kiện của Philippines đối với những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông là cơ hội tốt để Mỹ triển khai ngay các hành động ủng hộ cụ thể.
Theo hai tác giả Michael J.Green và Mira Rapp Hooper, mục tiêu chính sách của Mỹ không nhằm đánh bại Trung Quốc trên mặt trận ngoại giao ở châu Á mà chỉ muốn “lái” Bắc Kinh đi theo con đường ngoại giao trách nhiệm hơn. Vì thế, ba biện pháp đề xuất ở trên cần phải được tiến hành một cách nhịp nhàng, đồng bộ để đạt kết quả cao nhất.
Washington đang làm gì?
Từ ba bước đi cần thiết này, có thể thấy rằng Washington đều đã thực hiện tuần tự như vậy, nhưng các biện pháp của họ đều cầm chừng và dừng ở kêu gọi nhiều hơn là thực hiện.
Trong việc đầu tư xây dựng năng lực cho các quốc gia ở Đông Nam Á, thì Philippines – đồng minh của Mỹ trong khu vực này chưa nhận được hỗ trợ quân sự nào cụ thể. Trước một loạt diễn biến leo thang của Bắc Kinh, Washington mới quyết định tuần tra Biển Đông và chia sẻ thông tin cho Manila.
Cuộc tập trận bắn đạn thật tác chiến của tàu chiến thuộc Hạm đội Nam Hải, Trung Quốc
Bước thứ hai, đúng như các chuyên gia đã nêu, Washington dù đã có nhiều hoạt động tập trận chung với Hàn Quốc, Nhật Bản ở vùng biển Hoa Đông và vùng biển Triều Tiên. Tuy nhiên họ đã để quên Biển Đông, trong khi vùng biển này với Trung Quốc mới là lợi ích cốt lõi.
Đồng thời, Bắc Kinh dù đối đầu với Nhật Bản, nhưng họ không hề tỏ ra nôn nóng trong việc biến tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư thành xung đột, nhưng với các nước nhỏ ở Đông Nam Á, Bắc Kinh không hề tỏ ra do dự và bảy tỏ rõ dã tâm bành chướng.
Tiếp đến, dù liên tiếp kêu gọi nhiều về thực hiện COC, hay các bên cần kìm chế, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhưng những biện pháp này là chưa đủ với một quốc gia ngang ngược như Trung Quốc.
Bản thân các nghị sĩ đảng Cộng hòa, mà đặc biệt nhất là John McCain đã nhiều lần chỉ trích rằng nếu chính quyền Obama thực sự coi chuyển trục châu Á – Thái Bình Dương là định hướng chiến lược, thì cần phải có những biện pháp mạnh tay, cứng rắn hơn nữa.
Trong thời gian qua, mặc dù Washington đã có những bước đi nhỏ theo hướng này nhưng chưa phát huy tác dụng do còn quá rụt rè trong việc gây áp lực thực sự cho Bắc Kinh.
Tuy nhiên, khi Trung Quốc đã dám “bất chấp tất cả” để tăng cường tiềm lực quân sự ở Biển Đông thì Nhà Trắng không thể trù chừ được nữa. Nếu không có phản ứng đủ mạnh ngay lúc này, nguy cơ về một cuộc đối đầu nguy hiểm trong tương lai sẽ rất khó tránh khỏi.
Trung Quốc hôm 20/3 đã phản ứng mạnh mẽ sau khi một sĩ quan hải quân Mỹ đề xuất các nước Đông Nam Á xây dựng một lực lượng hàng hải để tuần tra chung ở những khu vực tranh chấp với Bắc Kinh trên Biển Đông. “Chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ nghiêm túc tôn trọng cam kết không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ”, Xinhua dẫn lời phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói. Ông Hồng cũng chỉ trích những đề xuất trên của Mỹ “sẽ không giúp gì trong việc giải quyết hợp lý các tranh chấp hoặc đóng góp vào hòa bình và ổn định trên Biển Đông”. Ông Hồng nói thêm rằng Trung Quốc đã “cam kết lâu dài rằng sẽ giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông thông qua các cuộc đàm phán và tham vấn với những nước trực tiếp liên quan”. Trước đó, hôm 17/3, chỉ huy Hạm đội 7 của hải quân Mỹ, phó đô đốc Robert Thomas, kêu gọi các quốc gia Đông Nam Á thiết lập một lực lượng hàng hải để tuần tra chung những khu vực có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông. “Nếu các thành viên ASEAN muốn đi đầu trong hoạt động trên, hãy tin tôi, Hạm đội 7 Mỹ sẽ sẵn sàng hỗ trợ”, ông Thomas nói trong một phiên họp với các chỉ huy hải quân.
Việt Dũng (Tổng hợp DT, ĐVO)
Theo_Báo Đất Việt
Nóng: Trung Quốc điều giàn khoan Hải Dương 981 sang Myanmar
Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo, giàn khoản Hải Dương 981 đang khai thác ở vùng biển Andaman, ngoài khơi Myanmar.
Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo, giàn khoản Hải Dương 981 đang khai thác ở vùng biển Andaman, ngoài khơi Myanmar.
Theo đó, vào ngày 2/3, hãng thông tấn Reuters dẫn lại thông cáo đăng tải trên trang website chính thức của CNOOC. Giàn khoan Hải Dương 981 bán chìm khổng lồ này bắt đầu khoan ngày 7/2 ở độ sâu 1.721 mét, tại vùng biển Andaman sâu chừng 5.000 mét.
Giàn khoan dầu Hải Dương 981 của Trung Quốc.
Thông báo của CNOOC không nêu vị trí chính xác của giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng biển này. Cùng với đó, CNOON cũng không nêu đích danh đơn vị nào đã thuê giàn khoan dầu này cả.
Trước đó, các nguồn tin ngành dầu khí Trung Quốc tiết lộ rằng, Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) là đơn vị thuê giàn khoan dầu này đồng thời là nhà khai thác ở vùng biển Andaman, ngoài khơi Myanmar. Đến nay, thông tin trên vẫn chưa được kiểm chứng rõ ràng.
Vào đầu năm 2007, chính quyền Myanmar đã trao cho CNPC quyền khai thác dầu khí ở ba lô lần lượt là AD-1, AD-6 và AD-8 với tổng diện tích là 10.000 Km2 ở vùng biển của Myanamar.
Còn nhớ, vào hồi tháng 5/2014, Trung Quốc đã ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan dầu Hải Dương 981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Động thái trên đã gây nên làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng dư luận quốc tế.
Theo_Kiến Thức
"Kiều bào cũng là con Lạc cháu Hồng, cùng một bọc sinh ra" "Đảng và Nhà nước luôn đánh giá cao sự đóng góp, vai trò của bà con kiều bào trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước. Bà con kiều bào là những người con cùng một bọc sinh ra, là "con Lạc cháu Hồng" của đất nước". Tối 7/2, Bộ Ngoại giao và...