Mỹ cấm nhập khẩu uranium của Nga
Ngày 14/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật cấm nhập khẩu uranium làm giàu cấp độ thấp, chưa qua chiếu xạ, từ Nga.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo mới, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Tổng thống Biden đã ký Đạo luật cấm nhập khẩu uranium của Nga. Đạo luật nhằm giảm và dần chấm dứt phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân dân sự của Nga. Trước đó, dự luật này đã được Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua.
Nội dung đạo luật nêu rõ sau 90 ngày kể từ khi được ban hành, các sản phẩm uranium làm giàu thấp chưa qua chiếu xạ sản xuất ở Nga hoặc do các công ty Nga sản xuất không được phép nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Uranium làm giàu là nhiên liệu chính cho các nhà máy điện hạt nhân. Các nhà máy điện phải đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân vì không thể nhập uranium của Nga sẽ được miễn áp dụng luật này đến hết ngày 1/1/2028.
Một nhà máy điện hạt nhân ở Mỹ. Ảnh: Eenews.net
Video đang HOT
Theo báo The Washington Post, các công ty Mỹ chi khoảng 1 tỷ USD mỗi năm cho uranium làm giàu nhập của Rosatom, tập đoàn điện hạt nhân thuộc sở hữu của Chính phủ Nga.
Bloomberg: Nhà Trắng cân nhắc lệnh cấm urani của Nga
Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang xem xét lệnh cấm làm giàu urani từ Nga bằng cách sử dụng quyền hành pháp của tổng thống sau khi các nỗ lực của Quốc hội bị đình trệ.
Một nhà máy điện hạt nhân ở Mỹ. Ảnh: Eenews.net
Theo hãng tin Bloomberg, dự luật cấm nhiên liệu hạt nhân của Nga đã được Hạ viện thông qua vào tháng 12, nhưng sau đó đã bị trì hoãn tại Thượng viện. Nhà Trắng muốn cấm làm giàu urani từ Nga như một phần của chiến dịch trừng phạt chống lại Moskva vì cuộc xung đột ở Ukraine.
Nguồn tin cho biết các quan chức của Hội đồng An ninh Quốc gia và Bộ Năng lượng đã thảo luận về lệnh cấm này, bao gồm việc miễn trừ cho phép nhập khẩu nhiên liệu cho đến năm 2028.
Lệnh hành pháp của Tổng thống có quyền lực tương đương với luật liên bang. Quốc hội không thể trực tiếp đảo ngược lệnh này, nhưng có thể thông qua luật mới để vô hiệu hoá lệnh này.
Bloomberg cho biết vẫn chưa có quyết định nào về vấn đề này, đồng thời giải thích rằng cả chính quyền của ông Biden và ngành công nghiệp hạt nhân vẫn muốn cơ quan lập pháp xử lý vấn đề này.
Nga là nhà cung cấp urani làm giàu ở nước ngoài hàng đầu cho Mỹ, cung cấp gần 25% nhiên liệu được sử dụng trong các lò phản ứng của nước.
Số liệu thống kê chính thức cho thấy Mỹ đã nhập khẩu urani của Nga trị giá 1,2 tỷ USD vào năm ngoái, mức cao nhất từ trước đến nay, với giá trị vận chuyển urani hàng năm tăng 43%.
Nhà Trắng coi việc phát triển khả năng làm giàu urani trong nước là một vấn đề an ninh quốc gia.
Đầu năm nay, Quốc hội Mỹ đã phê duyệt 2,7 tỷ USD cho mục đích này và chính quyền ông Biden kêu gọi lệnh cấm dài hạn đối với nhiên liệu của Nga đi đôi với khoản ngân sách trên.
Mỹ có trữ lượng urani riêng nhưng không đủ để cung cấp cho ngành điện hạt nhân của đất nước.
Trong khi đó, Nga là nơi tổ hợp làm giàu urani lớn nhất thế giới, chiếm gần một nửa công suất toàn cầu.
Theo một số ước tính, Mỹ sẽ phải mất ít nhất 5 năm đầu tư lớn mới có thể thoát khỏi sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu của Nga.
G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới. Tháp giải nhiệt tại nhà máy điện hạt nhân Novovoronezh NPP ở Novovoronezh, Nga. Ảnh: Bloomberg...