Mỹ cấm mua động cơ tên lửa Nga để phóng vệ tinh quân sự
Dự luật ngân sách quốc phòng 2015 của Mỹ có thể sẽ cấm mua các động cơ tên lửa RD-180 tương lai do Nga sản xuất, được sử dụng để phóng các vệ tinh an ninh quốc gia Mỹ, nhưng sẽ tôn trọng các hợp đồng hiện tại.
Theo Đạo luật ủy quyền quốc phòng năm 2015, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ có thể ban hành một quyết định hủy bỏ nếu “cần thiết cho an ninh quốc gia và nếu các dịch vụ phóng vệ tinh vũ trụ không thể đạt được với một mức giá công bằng và hợp lý mà không sử dụng các động cơ này”, loại động cơ tên lửa được thiết kế và chế tạo tại Nga.
Thậm chí, theo các quy định mới này, bộ trưởng quốc phòng có thể không trao hợp đồng mới hoặc gia hạn hợp đồng hiện tại để mua các động cơ tên lửa phóng vệ tinh vũ trụ do Nga thiết kế.
Động cơ tên lửa đẩy RD-180 của Nga
Video đang HOT
Đạo luật ủy quyền quốc phòng năm 2015, nhằm cung cấp ngân sách cho các hoạt động của Bộ Quốc phòng Mỹ, dự kiến sẽ được đưa ra thảo luận và thông qua tại Quốc hội Mỹ vào tuần tới, trước thời hạn chót vào ngày 11-12.
Dự kiến, đạo luật mới sẽ cho phép sử dụng bất kỳ động cơ RD-180 nào đã được mua trước khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea, hoặc đã được mua theo một hợp đồng phóng vệ tinh vũ trụ hiện tại, đó là hợp đồng trị giá 11 tỷ USD mà công ty phóng vệ tinh vũ trụ ULA của Mỹ đã ký với Nga để cung cấp đầy đủ động cơ RD-180 cho các vụ phóng đến hết năm 2019.
Theo một nghiên cứu về giảm thiểu rủi ro RD-180, với 16 động cơ tên lửa RD-180 đã mua, Mỹ có đủ tên lửa để tiếp tục thực hiện các vụ phóng vũ trụ đến năm 2016, sau đó, nếu nguồn cung cấp bị chấm dứt, sẽ có sự chậm trễ đáng kể về khả năng phóng vệ tinh an ninh quốc gia lên vũ trụ.
Rõ ràng là quốc hội Mỹ muốn nước này chấm dứt việc mua động cơ tên lửa của Nga vào năm 2019 và yêu cầu không quân phải có thêm những hợp đồng phóng vệ tinh “cạnh tranh” trong những năm tới.
Theo_An ninh thủ đô
Trung Quốc hoàn thành xây dựng trung tâm phóng vệ tinh thứ tư
Trung Quốc vừa hoàn tất xây dựng Trung tâm phóng vệ tinh Văn Xương ở tỉnh Hải Nam và sẽ sớm đưa cơ sở này vào hoạt động.
Phóng tên lửa đẩy Trường Chinh 2D tại Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở tỉnh miền tây bắc Cam Túc, Trung Quốc.
Đây là trung tâm phóng vệ tinh thứ tư và hiện đại nhất của Trung Quốc.
Trung tâm phóng vệ tinh Văn Xương được khởi công xây dựng năm 2009 và được thiết kế để phóng các tên lửa thế hệ mới cũng như các module của trạm không gian.
Nằm bên bờ biển của Hải Nam, cách Hải Khẩu 60km, trung tâm này là căn cứ phóng vệ tinh ven biển đầu tiên của Trung Quốc.
Trung tâm Văn Xương sẽ được sử dụng để phóng tên lửa hạng nặng Trường Chinh 5 mà Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo và các loại tên lửa vận tải khác đang có kế hoạch nghiên cứu, đồng thời chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ phóng các thiết bị vũ trụ như vệ tinh địa tĩnh, trạm không gian lớn...
Đến nay, các trung tâm phóng vệ tinh được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc là Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở Sa mạc Gobi, hai trung tâm khác ở Thái Nguyên, tỉnh Thiểm Tây và Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên.
Các chuyên gia cho biết các vệ tinh được phóng từ trạm Văn Xương sẽ tiết kiệm được khoảng 15% nhiên liệu tiêu thụ trong tên lửa so với việc phóng từ Trung tâm Tây Xương và nhờ đó có thể kéo dài tuổi thọ của vệ tinh.
Theo chuyên gia Long Nhạc Hào của Viện Công trình Trung Quốc, trong tương lai, Trung tâm phóng vệ tinh Văn Xương sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đưa người lên thám hiểm Mặt Trăng./.
Theo NTD
Mỹ: "Kẻ thay thế Proton-M" bất ngờ phóng thử thất bại Một nguyên mẫu tên lửa đẩy vệ tinh Falcon 9R đã bất ngờ phát nổ ngay sau khi rời bệ phóng tại trung tâm thử nghiệm ở bang Texas. Theo lời giám đốc công ty SpaseX, nơi phát triển tên lửa Falcon 9R, John Taylor, nguyên nhân vụ thử thất bị là do "động cơ tên lửa hoạt động bất thường". Môt vu...