Mỹ cam kết hỗ trợ Hàn Quốc bằng năng lực hạt nhân
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tuyên bố Washington sẵn sàng hỗ trợ Seoul bằng cả năng lực quân sự hạt nhân và phi hạt nhân.
Trong Hội nghị tham vấn an ninh lần thứ 56 giữa Mỹ – Hàn Quốc tại Lầu Năm Góc ngày 30.10, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong-hyun và người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin đã nhất trí triển khai Khung hợp tác khu vực mới trên nhiều lĩnh vực như an ninh hàng hải, tập trận đa phương, xây dựng năng lực, hợp tác kỹ thuật, công nghiệp quốc phòng và chia sẻ thông tin.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và người đồng cấp Hàn Quốc Kim Yong-hyun họp báo tại Lầu Năm Góc vào ngày 30.10.2024. ẢNH: AFP
Theo Đài RT dẫn lời ông Austin, để ngăn chặn và đối phó các mối đ.e dọ.a trên bán đảo Triều Tiên, Mỹ – Hàn Quốc cần nhất trí duy trì thế trận phòng thủ chung, tham gia phối hợp và ứng phó chặt chẽ.
“Tôi đã đảm bảo với Bộ trưởng Kim rằng Mỹ vẫn cam kết hoàn toàn bảo vệ Hàn Quốc và cam kết mở rộng răn đe. Cam kết đó được tiến hành bởi toàn bộ khả năng phòng thủ tên lửa thông thường, hạt nhân và phi hạt nhân tiên tiến của Mỹ”, theo Bộ trưởng Austin.
Về phần mình, Bộ trưởng Kim xác nhận 2 bên có kế hoạch thành lập Ủy ban điều hành khoa học công nghệ quốc phòng cấp thứ trưởng trong năm 2024 để nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực quốc phòng.
Triều Tiên phóng ICBM, ông Kim Jong-un khẳng định sẽ củng cố kho hạt nhân
Ủy ban mới được gọi là DSTEC, sẽ tìm ra cách để kết nối Hàn Quốc và một số dự án trong trụ cột 2 của quan hệ đối tác ba bên AUKUS (Mỹ – Anh – Úc) nhằm đẩy nhanh năng lực quân sự mới nổi và mang tính đột phá.
Trong một diễn biến khác, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 31.10 công bố lệnh kiểm soát xuất khẩu đối với các vật liệu cần thiết để sản xuất tên lửa nhiên liệu rắn nhằm hạn chế sự phát triển tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tuyên bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu sẽ bao gồm 15 mặt hàng mà Triều Tiên khó có thể tự sản xuất, chẳng hạn như thân máy bay và ống đốt.
NATO mở rộng mạng lưới tại châu Á
NATO thực sự mong muốn có một vai trò tích cực hơn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol (trái) và Tổng Thư ký NATO công bố thỏa thuận công nhận lẫn nhau đối với chứng nhận đủ điều kiện bay quân sự, tại Washington D.C, ngày 11/7/2024. Ảnh: YONHAP/TTXVN
NATO đang mở rộng sự hiện diện của mình tại châu Á thông qua mạng lưới quan hệ đối tác thứ ba. Tại hội nghị thượng đỉnh của liên minh này ở Mỹ vừa qua, NATO đã dành sự quan tâm đặc biệt cho cái được gọi là nhóm IP4, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Những nước tham gia có ý định khởi động bốn dự án chung mới, một trong số đó liên quan đến Ukraine.
Riêng Tokyo đang có kế hoạch củng cố mối quan hệ với NATO: Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã lên kế hoạch đến thăm Đức ngay sau hội nghị thượng đỉnh để gặp Thủ tướng nước chủ nhà Olaf Scholz.
Trước đó trên trang web chính thức của mình (nato.int), NATO thừa nhận họ đang tăng cường đối thoại và hợp tác với các đối tác của mình tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Trong bối cảnh an ninh phức tạp hiện nay, NATO cho rằng quan hệ với các đối tác có cùng chí hướng ngày càng trở nên quan trọng để giải quyết các vấn đề an ninh xuyên suốt và các thách thức toàn cầu.
NATO cũng xác định Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rất quan trọng vì những diễn biến trong khu vực đó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh châu Âu - Đại Tây Dương. Hơn nữa, NATO và các đối tác trong khu vực chia sẻ các giá trị chung và mục tiêu hợp tác để duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.
Trên cơ sở đó, NATO đã tăng cường hợp tác với các đối tác của mình tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong vài năm qua, bao gồm sự tham gia lần đầu tiên của các nguyên thủ quốc gia và chính phủ của các đối tác này tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid năm 2022. Vào tháng 7/2023, các nhà lãnh đạo của các đối tác NATO tại châu Á - Thái Bình Dương cũng đã tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO lần thứ hai của họ tại Vilnius.
Những cuộc gặp thượng đỉnh này dựa trên một số cuộc họp cấp cao được tổ chức với các đối tác từ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong những năm qua. Điều này bao gồm sự tham gia của các Bộ trưởng Ngoại giao của họ trong một số cuộc họp của Bộ trưởng Ngoại giao NATO kể từ năm 2020, các cuộc họp thường kỳ của Hội đồng Bắc Đại Tây Dương và các cuộc họp theo định dạng quốc phòng, chẳng hạn như các cuộc họp của Ủy ban Quân sự NATO với sự tham dự của các Tổng tư lệnh quốc phòng.
Những cuộc đối thoại đang diễn ra này đảm bảo rằng NATO và các đối tác có thể tăng cường nhận thức tình hình chung của họ về các diễn biến an ninh ở khu vực châu Âu - Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm cuộc xung đột Nga - Ukraine, tham vọng và hành động của Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực, quan hệ đối tác chiến lược ngày càng sâu sắc giữa Trung Quốc và Nga, và tình hình an ninh trên Bán đảo Triều Tiên.
Các đối tác ở châu Á - Thái Bình Dương cũng đóng góp những góc nhìn độc đáo vào những cuộc thảo luận chính sách của NATO về nhiều thách thức an ninh toàn cầu chung, chẳng hạn như phòng thủ mạng, khả năng phục hồi, công nghệ, tác động an ninh của biến đổi khí hậu, an ninh hàng hải và kiểm soát vũ khí.
Ken Jimbo, cựu cố vấn đặc biệt của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và là Chủ tịch của trung tâm phân tích Sáng kiến châu Á - Thái Bình Dương, cho rằng NATO thực sự mong muốn có một vai trò tích cực hơn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chuyên gia này cho rằng bản chất của quan hệ đối tác NATO-IP4 nằm ở lợi ích an ninh chung của các quốc gia tham gia. Quan hệ đối tác này nhiều khả năng tập trung vào các lĩnh vực như an ninh hàng hải và an ninh mạng cũng như ứng phó với thiên tai.
"Hiện tại, chúng ta thấy rằng chiến lược của phương Tây liên quan đến việc kết nối chặt chẽ hơn nữa an ninh của khu vực châu Âu với khu vực châu Á, thông qua xây dựng một mạng lưới các mối quan hệ đối tác.
Mục tiêu là duy trì sự thống trị của Mỹ và kiềm chế mọi lực lượng và quốc gia thách thức Washington theo bất kỳ cách nào", Vladimir Nelidov, giảng viên cao cấp tại Viện Quan hệ Quốc tế Nhà nước Moskva (Đại học MGIMO) và là nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, kết luận.
Đối thoại Shangri-La 2024: Chiến lược hội tụ mới của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, sáng 1/6, các phiên họp toàn thể của Đối thoại Shangri-La lần thứ 21 đã bắt đầu bằng bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin về đối tác chiến lược của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ông Lloyd Austin cũng tham gia phiên hỏi đáp ngay sau bài phát biểu. Bộ...