Mỹ cam kết đóng góp 700 triệu USD viện trợ lương thực quốc tế
Ngày 27/4, Bộ Nông nghiệp (USDA) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) thông báo hai cơ quan này sẽ cùng đóng góp gần 700 triệu USD cho các hoạt động viện trợ lương thực quốc tế, trong bối cảnh Liên hợp quốc cảnh báo về nguy cơ xảy ra nạn đói toàn cầu do cuộc xung đột Nga – Ukraine.
Trẻ em tại trại tị nạn ở Nam Sudan ngày 1/2/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Số tiền viện trợ trên sẽ được chi cho các hoạt động viện trợ lương thực khẩn cấp tại Ethiopia, Kenya, Somalia, Sudan, Nam Sudan và Yemen, trong đó 282 triệu USD được trích từ Quỹ Nhân đạo Bill Emerson (BEHT) do USDA và USAID đồng quản lý. Đây sẽ là lần đầu tiên quỹ BEHT được sử dụng kể từ năm 2014. Ngoài ra, USDA sẽ cấp thêm 388 triệu USD dành cho hoạt động vận chuyển đường bộ, đường biển và các chi phí khác.
Trước đó, hồi tháng 3, một số thượng nghị sĩ Mỹ đã kêu gọi USDA và USAID sử dụng nguồn ngân quỹ của BEHT để chi cho các hoạt động viện trợ lương thực quốc tế, sau khi Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của Liên hợp quốc dự báo về nguy cơ xảy ra nạn đói toàn cầu do gián đoạn hoạt động xuất khẩu lương thực xuất khẩu từ Nga và Ukraine. Hai nước này chiếm khoảng 25% sản lượng lúa mì xuất khẩu của thế giới.
Đằng sau chuyến thăm Nga của Thủ tướng Áo
Áo có khả năng đóng vai trò hòa giải trong cuộc xung đột Nga-Ukraine vì nước này là một thành viên của EU nhưng không phải là một quốc gia NATO.
Thủ tướng Áo Karl Nehammer. Ảnh: AFP
Thủ tướng Áo Karl Nehammer mới đây đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moskva, đánh dấu cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của ông Putin với một nhà lãnh đạo EU kể từ khi xung đột với Ukraine nổ ra.
"Áo tuân theo cách tiếp cận cân bằng hơn thậm chí so với Đức, thể hiện vai trò của một nhà hòa giải toàn cầu và mở ra một cơ hội đàm phán. Đây là lý do tại sao, mặc dù là thành viên EU, họ từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine", nhà khoa học chính trị, Phó Giáo sư Đại học Nhân văn quốc gia Nga Vadim Trukhachev nhận định.
Đồng quan điểm trên, Trưởng khoa Nghiên cứu Chính trị và Xã hội tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga về châu Âu Vladimir Schweitzer nhấn mạnh, Áo có khả năng đóng vai trò hòa giải tích cực vì đây là một quốc gia trung lập.
Theo ông Schweitzer, giới lãnh đạo Áo đã nhiều lần nhấn mạnh rằng họ không thuộc bất kỳ bên nào và phản đối các nỗ lực giải quyết các vấn đề bằng biện pháp quân sự.
"Rõ ràng, Áo thực hiện một số chính sách nhất định do EU đề ra. Đối với EU, vai trò của Áo lúc này là rất quan trọng vì nếu nhà lãnh đạo của một quốc gia EU không phải là thành viên NATO đến thăm Nga, điều đó không làm phức tạp thêm tình hình", chuyên gia Schweitzer chia sẻ.
Ngoài ra, Áo cũng phản đối lệnh cấm vận dầu khí đối với Moskva. "Vienna phụ thuộc rất nhiều vào Nga về mặt năng lượng. Áo từng là nước ủng hộ lớn cho dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2). Và giờ đây, họ tiếp tục nhấn mạnh rằng mặc dù ủng hộ các lệnh trừng phạt của EU, nhưng lợi ích quốc gia của họ sẽ không bị ảnh hưởng. Những lợi ích đó đặc biệt bao gồm nguồn cung khí đốt từ Nga", ông Schweitzer kết luận.
Liên hợp quốc kêu gọi nguồn lực tài chính cứu đói cho Somalia và Nam Sudan Ngày 12/4, Liên hợp quốc (LHQ) đã kêu gọi khẩn cấp cộng đồng quốc tế đóng góp tài chính để cứu đói cho hàng triệu người dân ở Somalia và Nam Sudan. Người dân xếp hàng chờ nhận lương thực cứu trợ tại Mogadishu, Somalia. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại New York, bốn cơ quan của LHQ gồm Tổ chức Lương...