Mỹ “cấm cửa” mẫu thử mỹ phẩm dùng 1 lần, các nước khác thì sao?
Mẫu thử mỹ phẩm dùng 1 lần khiến trải nghiệm sử dụng thêm phần thú vị, tuy nhiên đằng sau nó là những tác hại khôn lường.
Mia Davis, Phó chủ tịch phụ trách tính bền vững và tác động của nhà bán lẻ mỹ phẩm sạch Credo Beauty (Mỹ)cho biết: “Chúng ta đang gặp khủng hoảng về chất thải. Chúng ta đang sản xuất hàng tỷ vật liệu chỉ dùng trong vài giây và chúng tồn tại trên hành tinh này trong nhiều thế kỷ.”
Việc tái chế chai, lọ, vật đựng mỹ phẩm,… là điều rất nhiều thương hiệu nhắc tới trong các chiến dịch quảng bá
Bà Davis đang đề cập ở đây là mẫu thử và mặt nạ dùng một lần trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Sau 2 năm chuẩn bị, cuối cùng Credo đã ngừng việc sử dụng chúng từ ngày 1/6/2021. Thành quả này của Credo khích lệ các thương khác trong ngành xem xét lại cách kinh doanh của họ.
Trên thực tế, đây là vấn đề không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Ngành mỹ phẩm mỗi năm sản xuất 122 tỷ mẫu thử, trong đó rất ít được tái sử dụng. Năm ngoái chỉ riêng Credo Beauty đã phát ra 660.000 gói và 3.000 pounds (khoảng 1.500 kg) mặt nạ sử dụng một lần.
Credo đã ngừng phát hành các mẫu sample dùng 1 lần từ 1/6/2021
Siân Sutherland, đồng sáng lập của nhóm tạo chiến dịch A Plastic Planet chia sẻ: “Mẫu thử sử dụng một lần là một trong những thứ độc hại nhất của chất thải nhựa mà ít ai phát hiện”. Nhóm này đang vận động hành lang các nhà làm chính sách của Vương quốc Anh và Châu Âu mở rộng việc cấm sử dụng chất thải nhựa dùng một lần như mẫu thử. “Ống hút, tăm bông và thanh nhựa để khuấy nước thường được đề cập đến như là thủ phạm của chất thải độc hại, nhưng 855 tỉ gói nhựa không tái sử dụng của mẫu thử được mang ra thị trường mỗi năm thì không bị gọi tên”.
Vào ngày Trái Đất năm 2021, Credo hợp tác với Mob Beauty (Mỹ), Hudson’s Bay (Canada) và Element Packaging (Anh) để tung ra chương trình phi lợi nhuận đầu tiên cho những loại bao bì khó tái chế có kích thước nhỏ hơn hũ yaourt mang tên Pact . Những thùng rác tái chế được đặt ở tất cả 10 cửa hàng của Credo Beauty tại Mỹ và 20 cửa hàng của Hudson’s Bay ở Canada.
Cũng là mẫu thử nhưng phải là loại chỉ dùng một lần!
Beauty Heroes – nền tảng thương mại điện tử có cửa hàng flagship ở Novato, phía bắc California, Mỹ đã thực hiện việc loại bỏ mẫu thử vào cuối tháng 6/2021. CEO Jeannie Jarnot cho biết vì mẫu thử là một giải pháp hiệu quả để khách hàng trải nghiệm sản phẩm nên tạm thời, họ sẽ dùng lọ nhôm để đựng mẫu thử tại cửa hàng, trước khi tìm ra giải pháp khác bền vững hơn.
Melissa McGinnis – Giám đốc kinh doanh của cửa hàng Selfridges ở Vương quốc Anh cho biết họ đang ưu tiên cho những bao bì có thể tái sử dụng và tái chế, bao gồm cả những sản phẩm nước hoa. Họ đã ngừng hẳn việc sử dụng khăn lau mặt một lần tại cửa hàng từ năm 2019.
Beauty Heroes dùng lọ nhôm để đựng mẫu thử tại cửa hàng
Cửa hàng phân phối các sản phẩm làm đẹp Beautycounter ở Mỹ cũng đang trong quá trình chuyển hoá theo hướng bền vững. Họ ra chỉ tiêu đến năm 2025 sẽ đạt 100% bao bì tái sử dụng, tái chế, hoặc sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc thực vật. Cửa hàng này cũng đã ngưng sử dụng hơn 1 triệu mẫu thử nhựa trong năm 2019, bao gồm nắp phụ bên trong hộp kem dưỡng và thìa nhựa nhỏ cho sản phẩm dầu tẩy trang. Đồng thời, cửa hàng đã giới thiệu bao bì của chai lăn nách có thể sử dụng lại vào cuối năm nay. Gói mẫu thử hiện là bao bì dùng một lần duy nhất còn sót lại của Beautycounter.
Phó Chủ tịch cấp cao Lindsay Dahl cho biết: “Trải nghiệm dùng thử rất quan trọng trong việc tiếp thị sản phẩm của ngành mỹ phẩm đồng thời là cơ hội lớn nhất của chúng tôi để có thể tạo ra giải pháp thông minh mà không cần dùng mẫu thử một lần”.
Bà Lindsay Dahl – Phó Chủ tịch cấp cao của Beautycounter
Video đang HOT
Nhưng không phải thương hiệu nào cũng thấy đây là giải pháp tốt. Hãng mỹ phẩm Kosas (Mỹ) đã cho ra đời một dịch vụ thử sản phẩm tại nhà để thúc đẩy khách hàng đặt hàng. CMO Adeline Leong cho rằng: “Khi khách hàng đổi trả sản phẩm, chúng tôi phải mang đi tiêu huỷ nên như vậy rất lãng phí. Việc đổi trả đã giảm 25% khi chúng tôi thực hiện giải pháp trên” .
Đầu tư vào phải pháp thay thế nhựa
Việc dùng mẫu thử 1 lần là hệ quả của mô hình bán sản phẩm đơn lẻ, khuyến khích người tiêu dùng mua mới sau mỗi lần sử dụng. “Các thương hiệu làm đẹp đã đầu tư rất nhiều tiền vào từng sản phẩm riêng lẻ” , ông Allon Libermann – nhà sáng lập của công ty Thuỵ Điển Forgo nhấn mạnh. “Mỗi khi bạn vứt bao bì sử dụng một lần, thương hiệu sẽ có lợi nhuận vì bạn sẽ cần mua một sản phẩm khác. Lỗi do ngành công nghiệp chưa đưa ra những lựa chọn tối ưu để người tiêu dùng có thể hướng đến lối sống bền vững”.
Forgo hiện đang bán sản phẩm nước rửa tay dạng bột, được đựng trong gói giấy. Người tiêu dùng có thể pha vào bình có sẵn tại nhà. Tuy những gói này dùng một lần nhưng nó rất tiện lợi và hiệu quả. Ông Libermann nói: “Bao bì bằng giấy có thể tái chế khoảng 70% tại Châu Âu và phân huỷ sau vài ngày hoặc vài tháng; so với bao bì bằng nhựa chỉ có ít hơn 10% được tái chế và mất hàng thế kỷ để phân huỷ”.
Dẫu vậy, giấy cũng không phải là giải pháp tối ưu nếu tất cả đều chuyển sang nguyên liệu này. Tổ chức môi trường Canopy đang làm việc với 232 thương hiệu đối tác, bao gồm cả Benefit và Sephora của tập đoàn LVMH, trong dự án Pack4Good, một sáng kiến để bảo vệ rừng bằng cách giảm bao bì làm bằng giấy, đầu tư vào giải pháp thế hệ mới như ống hút bằng lúa mì từ chất thừa trong nông nghiệp. “Những phân tích về vòng đời chỉ ra rằng việc sản xuất và sử dụng những chế phẩm trên sẽ làm giảm 75%” , Tamara Stark, Giám đốc chiến dịch Canopy chia sẻ.
Cải tiến sản phẩm để giảm thiểu bao bì
Điều đáng mừng là những giải pháp bền vững đang tiếp tục được tìm kiếm. Các chuyên gia ngành hàng dưỡng da cao cấp 111Skin (Anh) đã cải tiến mặt nạ ưa chuộng thành loại tái chế và có thể phân huỷ, trong khi vẫn tìm cách tương tự cho những gói sản phẩm nhỏ. Nhà sáng lập và cũng là CEO Eva Alexandridis thú nhận những sản phẩm sử dụng một lần ở trong phòng khách sạn là cách để “chiêu dụ” khách hàng đến thử các gói spa khi họ lưu trú ở đó.
Tuy nhiên thương hiệu sẽ ra mắt loại tuýp với khoảng 18 – 22 lần sử dụng vào cuối tháng 6/2021. ” Có thể trong vài năm tới chúng tôi sẽ không dùng những loại bao bì dùng một lần nữa. Nhưng hiện tại chúng tôi vẫn cần làm hài lòng cả hai nhóm khách hàng “, cô cho biết thêm.
Ngoài sản phẩm mặt nạ kể trên, 85-90% sản phẩm của 111Skin đều được tái chế
Thương hiệu bán trực tiếp cho người tiêu dùng Lush (Anh) có giải pháp khác khi giảm thiểu bao bì bằng cách cải tiến sản phẩm và huấn luyện nhân viên truyền đạt thông tin đáng lẽ được viết trên bao bì đến khách hàng. Cô Ruth Andrade, phụ trách bộ phận phát triển bền vững : Chúng tôi không muốn phụ thuộc vào bao bì để đưa thông tin sản phẩm hay cạnh tranh với sản phẩm khác trên kệ trưng bày”,
Bao bì sản phẩm chiếm 37% tổng số bao bì của Lush, theo sau là 34% chuỗi cung ứng và phân phối. Để cắt giảm triệt để hoặc giảm thiểu bao bì, Lush đã cải tiến sản phẩm từ dầu gội đến kem che khuyết điểm. Thương hiệu cũng tìm cách chế tạo sản phẩm sử dụng lại bao bì nhưng vẫn gặp khó khăn trong vấn đề hướng dẫn người tiêu dùng rửa sạch và lau khô hũ đựng sản phẩm để có thể sử dụng lại một cách hiệu quả.
Lush khuyến khích khách hàng đổi vỏ để lấy 1 hũ mặt nạ miễn phí
Neal’s Yard Remedies cũng đã gia nhập The UK Plastics Pact vào năm 2018, cố gắng loại bỏ hoàn toàn nhựa sử dụng một lần vào năm 2025. Công ty đã có nhiều thay đổi để đạt được mục tiêu này, như cải tiến sản phẩm xà phòng để không bị chảy nước trong hộp giấy (cách dùng gói nhựa trước đây sẽ không gặp vấn đề này) và loại bỏ carbon từ nắp đậy trong hũ thuỷ tinh.
Những thay đổi lớn hơn là điều nên làm
Sự ủng hộ của người tiêu dùng thôi chưa đủ. Bà Sutherland của tổ chức A Plastic Planet đang vận động hành lang những luật lệ chặt chẽ hơn về vấn đề này: “Nếu chính phủ và các nhãn hiệu đồng lòng, chúng ta có thể tin tưởng vào con số 7% giảm thiểu nhựa vào năm 2040″ .
Hạn chế của hạ tầng cơ sở tái chế cũng là một trở ngại. Mỗi năm người tiêu dùng sản phẩm Lush ở Anh gửi trả lại 500.000 nắp chai để tái chế, chiếm khoảng 12% số nắp sản xuất trong khi ở Nhật, con số này chiếm khoảng 30%.
Bà Sutherland là cá nhân có những đóng góp tích cực vào cuộc chiến chống rác thải nhựa
Các công ty mỹ phẩm “sạch” vẫn tiếp tục định hướng của mình và kêu gọi nhiều đối tác khác tham gia. Bà Davis đại diện cho Credo nhấn mạnh: ” Chúng tôi rất tự hào là người tiên phong khởi xướng những ý tưởng bền vững này. Nhưng chúng tôi cũng chỉ là những nhà bán lẻ nhỏ nên cần sự chung tay của cả ngành công nghiệp làm đẹp”
“Chúng tôi có thể liên tục tìm kiếm những giải pháp thông minh hơn trong quá trình thiết kế và sản xuất, nhưng nếu các thương hiệu không thể tìm được nhà cung ứng hướng đến tiêu chí bền vững, chúng ta sẽ không thể có một hạn định khả thi cho việc này. Một quá trình tiến hoá tổng thể là rất cần thiết”, bà chia sẻ thêm.
Người phụ nữ giàu nhất thế giới hiện nay là ai?
Franoise Bettencourt Meyers là người thừa kế của tập đoàn mỹ phẩm LOreal. Bà đứng đầu danh sách 10 phụ nữ giàu nhất thế giới năm 2021 của tạp chí Forbes.
Theo SCMP , trước đây Whitney Wolfe Herd - người sáng lập ứng dụng hẹn hò Bumble - khiến phái đẹp tự hào khi trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới. Giờ đây, Herd bị một doanh nhân trong lĩnh vực thời trang, làm đẹp vượt mặt.
Trong năm 2021, danh hiệu người phụ nữ giàu nhất thế giới chính thức thuộc về Franoise Bettencourt Meyers. Forbes thống kê người thừa kế tập đoàn mỹ phẩm nổi tiếng sở hữu khối tài sản 92,9 tỷ USD.
Franoise Bettencourt Meyers và mẹ từng dẫn nhau ra tòa vì gia sản. Ảnh: AFP.
Trở thành tỷ phú nhờ vinh quang gia tộc
Franoise Bettencourt Meyers là cháu gái của dược sĩ Eugène Schueller - người sáng lập thương hiệu làm đẹp LOreal.
Năm 1907, Eugène Schueller pha chế dung dịch thuốc nhuộm tóc, thời điểm đó ông gọi là Oréale. Từ việc bán thuốc dạo cho các tiệm làm tóc ở Paris, ông LOreal thành lập công ty và đưa thương hiệu nổi tiếng toàn cầu.
LOreal được biết đến là tập đoàn có truyền thống "cha truyền con nối". Trong thời gian dài hình thành và phát triển, người lãnh đạo công ty mẹ, thành viên hội đồng quản trị phần lớn là thành viên trong gia đình.
Năm 1957, Liliane Bettencourt (mẹ của Franoise) trở thành người thừa kế tập đoàn làm đẹp nổi tiếng sau khi cha bà - ông Eugène Schueller qua đời.
Franoise mâu thuẫn với mẹ là Liliane Bettencourt sau khi cha bà - chính trị gia Andre Bettencourt - qua đời năm 2007. Ảnh: Getty.
Theo SCMP, Liliane Bettencourt cùng với chính trị gia André Bettencourt trở thành đôi vợ chồng quyền lực, có địa vị cao ở Pháp, có cả tiền tài và danh vọng.
Sau khi bà Liliane Bettencourt qua đời năm 2017, Franoise thừa kế thương hiệu làm đẹp tỷ USD của gia đình. Từ thời điểm đó, Franoise liên tục vào danh sách những người phụ nữ thành công, trước khi trở thành nữ tỷ phú giàu nhất thế giới năm 2021.
Tuy được thừa hưởng khối tài sản tỷ USD từ mẹ, thực tế mối quan hệ giữa nữ tỷ phú giàu nhất thế giới và bà Liliane Bettencourt có nhiều bất hòa.
Năm 2008, bà Liliane Bettencourt tuyên bố muốn từ mặt con gái.
"Tôi không còn gặp mặt con gái nữa. Tôi không muốn làm điều đó chút nào. Với tôi, Franoise trở thành người hoàn toàn xa lạ", con gái nhà sáng lập thương hiệu LOreal nói với Vanity Fair.
Theo SCMP, mối quan hệ giữa hai người gặp rắc rối sau khi Franoise đâm đơn khởi kiện nhiếp ảnh gia Franois-Marie Banier - bạn thân của mẹ bà - năm 2007, ít lâu sau cha bà qua đời. Thời điểm đó, Franoise cáo buộc nhiếp ảnh gia nổi tiếng lợi dụng tình cảm của mẹ để chiếm lấy tài sản gia đình.
Năm 2011, bà Liliane Bettencourt tiếp tục nói con gái là "hơi loạn trí". Chủ tịch LOreal không hài lòng chuyện Franoise Bettencourt Meyers cho rằng bên cạnh bà có những kẻ thao túng chỉ để chiếm dụng tài sản.
Thị phi của những người đứng đầu LOreal vốn được truyền thông quốc tế gọi là Vụ án gia đình Bettencourt. Trong 8 năm từ 2007-2015, Franoise nhiều lần ra tòa để chống lại nhiếp ảnh gia nổi tiếng. Cuối cùng, Banier bị kết án lợi dụng chứng mất trí nhớ của bà Liliane Bettencourt hòng được chia chác tài sản.
Franoise Bettencourt Meyers sau đó được minh oan, cuối cùng thừa kế khối tài sản tỷ USD do ông ngoại để lại dưới hình thức cha truyền con nối.
Sống kín tiếng, chuyên làm từ thiện
Theo Vanity Fair , tuy là người phụ nữ giàu nhất thế giới và người thừa kế tập đoàn mỹ phẩm tỷ USD, bà Franoise Bettencourt Meyers sống kín tiếng và hầu như không trả lời phỏng vấn, xuất hiện dày đặc trên báo chí như một số tỷ phú khác.
Theo hồ sơ của Vanity Fair , cha mẹ của Franoise Bettencourt Meyers là nhân vật có địa vị trong xã hội, thường xuyên tổ chức và tham gia các bữa tiệc linh đình cùng những nhân vật có tiếng.
Tuy nhiên, bà hoàn toàn ngược lại, không thích tiếp xúc đám đông. Từ khi còn ở tuổi vị thành niên, sở thích lớn nhất của Franoise là chơi piano hoặc đọc sách.
Mặc dù sở hữu 33% cổ phần của thương hiệu nổi tiếng toàn cầu LOreal, Franoise theo đuổi đam mê riêng, không hoàn toàn gắn bó với ngành công nghiệp mỹ phẩm.
Theo SCMP, thời gian rảnh, bà viết sách và trở thành tác giả xuất bản nổi tiếng. Cháu gái ông Eugène Schueller ra mắt nhiều tựa sách, bao gồm sách về thần thoại Hy Lạp đến những tác phẩm về tôn giáo.
Tỷ phú Franoise Bettencourt Meyers có tham vọng kéo dài vinh quang gia tộc. (Jean-Victor Meyers, Nicolas Meyers, Bettencourt Meyers và Jean-Pierre Meyers, từ trái sang). Ảnh: Getty, AFP.
Tuy nhiên, về cơ bản bà vẫn nằm trong hội đồng quản trị của LOreal và là chủ tịch của công ty mẹ. Theo Bloomberg , bà nằm trong ủy ban chiến lược, ủng hộ xu hướng phát triển bền vững của ngành công nghiệp mỹ phẩm, làm đẹp.
Trước đó, bà cùng mẹ thành lập quỹ Bettencourt Schueller, ra sức ủng hộ những công trình nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, bảo tồn các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng và quyên góp cho tổ chức từ thiện.
Năm 2019, khi trận hỏa hoạn làm nhà thờ Đức Bà Paris bị thiệt hại nặng nề, tập đoàn LOreal và gia đình Bettencourt Meyers đi đầu trong việc quyên góp. Theo SCMP, bà hỗ trợ tổng cộng 226 triệu USD để góp phần khôi phục di sản văn hóa tồn tại qua nhiều thập kỷ.
Theo Business Insider, bà Bettencourt Meyers có nhiều bất động sản đắt đỏ sau khi thừa hưởng gia tài từ mẹ. Một trong số đó là biệt thự nằm ở Neuilly-sur-Seine, vùng ngoại ô giàu có ở phía tây Paris.
Theo Independent, Neuilly-sur-Seine được biết đến là "vùng ngoại ô quyền lực, nơi không chỉ tượng trưng cho sự sự giàu có mà còn có tầm ảnh hưởng".
Hiện tại, bà sống trong dinh thự nhìn ra bờ biển Brittany cùng chồng là Jean-Pierre Meyers - CEO thương hiệu rượu Tethys SAS. Bloomberg đưa tin ông có một ghế trong hội đồng quản trị của Nestle và LOreal.
Cặp doanh nhân nổi tiếng có hai con trai là Jean-Victor và Nicolas đều đã trưởng thành. Jean-Victor bắt đầu bước chân vào hội đồng quản trị của LOreal cùng với Bettencourt Meyers vào năm 2012.
Theo Bloomberg, cháu gái ông Eugène Schueller muốn kéo dài vinh quang gia tộc và không để thành quả của ông ngoại bị mai một, mất đi vào tay người khác - vết xe đổ của nhiều thương hiệu thời trang, làm đẹp mắc phải.
COVID-19 đã làm thay đổi ngành công nghiệp làm đẹp toàn cầu như thế nào ? Đang được định giá 532 tỷ USD, giống như mọi ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp làm đẹp toàn cầu cũng có xu hướng thay đổi và tăng trưởng liên tục. Đại dịch COVID-19 đang gây thiệt hại lớn cho mỹ phẩm và làm đẹp. Đây là lý do tại sao bạn cần hiểu những xu hướng sẽ có tác động to...