Mỹ buộc tội nhà nghiên cứu gốc Hoa bán bí mật thương mại cho Trung Quốc
Nhà nghiên cứu gốc Hoa làm việc tại một viện nghiên cứu ở Mỹ đã nhận tội đánh cắp bí mật thương mại và bán cho Trung Quốc.
Bệnh viện Nhi Quốc gia tại Mỹ. (Ảnh: Fox)
Li Chen, 47 tuổi, từng sống ở thành phố Dublin, Mỹ ngày 30/7 đã nhận tội âm mưu đánh cắp bí mật thương mại và lừa đảo trong thời gian làm việc với vai trò nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Quốc gia. Phiên xét xử qua hình thức trực tuyến đã diễn ra tại một tòa phúc thẩm liên bang ở Ohio.
“Chen đã phản bội đơn vị làm việc của cô ấy trong suốt 10 năm khi đánh cắp bí mật thương mại từ viện nghiên cứu của Mỹ và chuyển chúng về Trung Quốc sau khi nhận được các khoản chi trả từ chính quyền Trung Quốc”, công tố viên David M. DeVillers cho biết.
Video đang HOT
Chen và chồng Yu Zhou – người bị xem là đồng phạm đã làm việc trong 10 năm tại các phòng nghiên cứu y học riêng biệt ở Viện nghiên cứu thuộc Bệnh viện Nhi Quốc gia Mỹ. Zhou làm việc tại đó từ năm 2007 đến năm 2017, trong khi Chen làm việc từ năm 2008 đến năm 2018.
Cặp đôi đã bị bắt vào tháng 7/2019 tại California, với cáo buộc đánh cắp ít nhất 5 bí mật thương mại có liên quan tới chất tiết tế bào gốc, công cụ quan trọng trong nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý, trong quá trình làm việc tại viện nghiên cứu thuộc Bệnh viện Nhi Quốc gia. Vụ việc của Zhou vẫn đang được xem xét.
Theo cáo trạng của tòa, Chen thừa nhận đã âm mưu đánh cắp và kiếm tiền từ một trong những bí mật thương mại bằng cách lập công ty tại Trung Quốc, bán bộ công cụ giúp cô lập chất tiết tế bào gốc và thu lợi từ chính phủ Trung Quốc.
Chris Hoffman, đặc vụ của Cục Điều tra Liên bang Mỹ ( FBI), cho biết Chen là một nhà nghiên cứu được tín nhiệm tại viện nghiên cứu thuộc Bệnh viện Nhi Quốc gia và đã tham gia thực hiện các nghiên cứu hàng đầu do chính phủ Mỹ tài trợ.
Cảm biến sinh học giúp phát hiện SARS-CoV-2 "siêu nhanh"
Phương pháp chẩn đoán mới được công bố trên Tạp chí ACS Nano nếu được sử dụng rộng rãi có thể ngăn chặn cực tốt sự lây lan của SARS-CoV-2, loại coronavirus mới gây ra COVID-19.
Một thử nghiệm mới nhanh chóng phát hiện SARS-CoV-2 (hình cầu) thông qua liên kết với kháng thể (hình chữ Y) trên một transistor hiệu ứng trường.
Hiện nay, hầu hết các xét nghiệm chẩn đoán Covid-19 đều dựa vào một kỹ thuật gọi là phản ứng sao chép chuỗi polymerase ngược thời gian thực (RT-PCR), khuếch đại RNA SARS-CoV-2 từ mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân để có thể phát hiện ra một lượng nhỏ virus. Phương pháp này mất ít nhất 3 giờ, bao gồm một bước để chuẩn bị RNA virus để phân tích.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đến từ Viện Nghiên cứu Công nghệ Hóa học và Đại học Khoa học & Công nghệ Hàn Quốc do tiến sĩ Edmond Changkyun Park và tiến sĩ Seung Il Kim dẫn đầu muốn phát triển một xét nghiệm chẩn đoán nhanh hơn có thể phân tích mẫu bệnh nhân trực tiếp từ một ống đệm chứa gạc mẫu bệnh phẩm mà không cần bất kỳ bước chuẩn bị mẫu nào.
Nhóm nghiên cứu thực hiện thử nghiệm của họ trên một transistor (một loại linh kiện bán dẫn chủ động, thường được sử dụng như một phần tử khuếch đại hoặc một khóa điện tử) hiệu ứng trường - một tấm graphene có độ dẫn điện cao.
Các nhà nghiên cứu đã gắn các kháng thể chống lại protein hình gai của SARS-CoV-2 vào graphene. Khi họ thêm protein hình gai hoặc virus SARS-CoV-2 nuôi cấy vào cảm biến, liên kết với kháng thể gây ra sự thay đổi trong dòng điện.
Tiếp theo, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm với gạc dịch mũi họng thu thập từ bệnh nhân mắc Covid-19.
Không cần có bất kỳ sự chuẩn bị mẫu nào, cảm biến có thể phân biệt giữa các mẫu từ bệnh nhân bị bệnh và khỏe mạnh. Các nhà nghiên cứu cho biết thử nghiệm mới này có độ nhạy thấp hơn khoảng 2-4 lần so với RT-PCR, nhưng các vật liệu khác nhau có thể được khám phá để cải thiện tỷ lệ.
Trang Phạm
Những hình ảnh hiếm hoi trong phòng thí nghiệm virus Vũ Hán Một loạt bức hình hiếm dưới đây cho thấy các nhà khoa học Trung Quốc mặc đồng phục như bộ đồ vũ trụ để tiến hành nghiên cứu trong phòng thí nghiệm virus. Theo Daily Mail, Viện nghiên cứu virus Vũ Hán của Trung Quốc là nơi lưu giữ hơn 1.500 chủng của các virus chết người. Viện này chuyên nghiên cứu "những...