Mỹ buộc các nhà sản xuất smartphone phải cung cấp tính năng chống trộm
Bang Minnesota sẽ tiếp bước California yêu cầu các nhà sản xuất phải cung cấp tính năng “biến smartphone thành cục gạch” nếu như chiếc smartphone của người dùng bị đánh cắp.
Sau khi bộ luật mới được Thống đốc Mark Dayton thông qua vào ngày thứ 4 vừa qua, tất cả các thiết bị di động được bán tại bang Minnesota sau ngày 1/7/2015 sẽ phải có tính năng “khóa khai tử” để làm nản lòng những tên trộm. “Khóa khai tử” nói trên sẽ giúp người dùng có thể khóa hoàn toàn thiết bị của họ, khiến những chiếc smartphone bị đánh cắp không thể hoạt động được nữa.
“Trộm smartphone là một mối lo ngại lớn tại Minnesota “, thượng nghị sĩ Katie Sieben, người sẽ đưa bộ luật nói trên ra điều trần trước Thượng Viện Minnesota cho biết. “Bộ luật này, vốn lần đầu xuất hiện tại Minnesota, sẽ giúp giảm khả năng người dân bị đánh cắp smartphone”.
Video đang HOT
Đồng thời, bộ luật nói trên cũng sẽ cấm các công ty không được mua lại thiết bị đã qua sử dụng bằng tiền mặt. Thay vào đó, các nhà bán lẻ sẽ phải thu mua thiết bị và chi trả bằng séc, chuyển khoản hoặc thẻ khuyến mại. Các công ty sẽ phải giữ lại thông tin về thương vụ nói trên.
Như vậy, Minnesota sẽ trở thành bang thứ hai sau California đưa ra bộ luật yêu cầu các nhà sản xuất phải cung cấp tính năng “biến smartphone bị đánh cắp thành một ‘cục gạch’ đúng nghĩa”. Hiện tại, bộ luật này đang bị các nhà mạng tại Mỹ phản đối do lo ngại hacker có thể vô hiệu hóa thiết bị của người dùng. Ngược lại, cả Apple và Google – 2 công ty phát triển hệ điều hành di động lớn nhất hiện nay, đều đã ra mắt các giải pháp chống trộm cho sản phẩm của mình: Find My iPhone với Activation Lock (iOS) và Android Device Manager (Android).
Theo CNET
Samsung khẳng định đầu tư lâu dài tại thị trường Việt Nam
Tập đoàn Samsung đã cam kết đầu tư lâu dài tại thị trường Việt Nam thông qua việc xây dựng hai nhà máy sản xuất smartphone, máy tính bảng tại Bắc Ninh và Thái Nguyên.
Samsung hiện là công ty công nghệ hàng đầu thế giới về smartphone. Để có được những thành công này, Samsung đã tập trung đầu tư cho các khâu nghiên cứu và phát triển (riêng năm 2013 đã chi 13,6 tỉ USD cho lĩnh vực này).
Hiện Samsung có 34 trung tâm nghiên cứu và phát triển trên toàn thế giới, 25% trong tổng số 286.000 lao động làm việc tại các bộ phận này. Hơn 90% linh kiện trong các sản phẩm do chính Samsung sản xuất nên họ có thể chủ động trong các khâu của chuỗi cung ứng, đồng thời giữ được tốc độ cạnh tranh khi mang những sáng tạo công nghệ tới người tiêu dùng.
Trong thời gian qua, Samsung đã xây dựng 2 nhà máy tại Việt Nam, đem lại việc làm cho 54.000 lao động. Tập đoàn này cũng xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển dành cho các sản phẩm di động tại Hà Nội, trong tương lai đây sẽ là trung tâm lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Tại thị trường Việt Nam, mảng điện thoại thông minh có sự cạnh tranh quyết liệt giữa nhiều nhà cung cấp tại nhiều phân khúc sản phẩm khác nhau, nhưng Samsung vẫn dẫn đầu thị trường (gồm cả máy tính bảng) với 30,2% thị phần về giá trị. Tập đoàn này xác định Việt Nam là thị trường năng động với dân số trẻ, luôn đón nhận những trào lưu công nghệ mới, do vậy luôn đưa ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của các nhóm người tiêu dùng khác nhau với những dịch vụ đi kèm phù hợp.
Ngoài dòng sản phẩm điện thoại thông minh là sản phẩm chủ lực, Samsung còn có các dòng sản phẩm chuyên biệt hơn, với màn hình lớn hơn phục vụ nhu cầu đọc, học, giải trí như bút S-pen để ghi chép, chú thích; các sản phẩm máy tính bảng và notes cũng đang được người tiêu dùng đón nhận. Một ví dụ cụ thể, bên cạnh các dòng S3, S4, S5 với giá thành lên đến 700 - 800 USD thu hút một lượng lớn khách hàng, hãng cũng có những sản phẩm phù hợp cho các đối tượng khách hàng khác; ví dụ sản phẩm máy tính bảng Samsung tab 3 lite hướng đến phân khúc học sinh, sinh viên, người tiêu dùng phổ thông là mẫu máy tính bảng bán chạy nhất trong tháng 3-2014.
Samsung có sản phẩm chiến lược gì cho thị trường Việt Nam? Với câu hỏi này, đại diện tập đoàn cho biết, chiến lược chính là đổi mới, sáng tạo dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng. Samsung vẫn hướng vào các nhóm ngành hàng chủ yếu: Smartphone, máy tính bảng, note và bút S-pen, Ở từng ngành hàng này, tập đoàn sẽ đưa ra các dòng sản phẩm khác nhau. Ngoài ra không thể không kể đến việc tập đoàn này đầu tư nghiên cứu kĩ những tiện ích để người tiêu dùng có thể sử dụng với smartphone của mình. Hay nói một cách khác, thay vì nhấn mạnh chúng tôi có bộ vi xử lí mạnh, thời lượng pin lâu thì Samsung giải thích để khách hàng có thể sử dụng ứng dụng giải quyết công việc.
Việt Nam là một trong số ít quốc gia mà Samsung đầu tư tới 2 nhà máy bởi có sự ổn định về chính trị, nguồn lao động dồi dào và có nhiều tiềm năng. Các nhà máy này đều sản xuất smartphone, máy tính bảng, linh kiện điện thoại và chủ yếu dùng cho xuất khẩu (hiện xuất khẩu hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới). Trong số này, nhà máy tại Bắc Ninh đã hoạt động ổn định và Samsung cam kết nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, cải tiến quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm. Nhà máy tại Thái Nguyên mới hoạt động do vậy nhiệm vụ trước mắt là ổn định sản xuất và mở rộng sản xuất tại đây. Trong tương lai gần, Samsung sẽ tiếp tục phát triển quy mô nhà máy tại Thái Nguyên bằng việc tăng số lượng dây chuyền sản xuất, hoàn thiện cơ sở vật chất. Ngoài ra, tập đoàn này đang xem xét để đầu tư các lĩnh vực khác nhau: Sân bay, hạ tầng viễn thông, xây dựng...
Với những cam kết đầu tư lâu dài, cộng với sự ủng hộ của các cơ quan quản lí các cấp, tập đoàn Samsung đã và đang nỗ lực để tiếp tục duy trì là công ty công nghệ số 1 thế giới tại thị trường Việt Nam.
Theo Hà Nội Mới
Hậu trường sản xuất smartphone lõi tứ RACER Trước khi tới tay người dùng, điện thoại RACER lõi tứ của thương hiệu điện thoại Việt HKPhone phải trải qua nhiều công đoạn chế tác, kiểm nghiệm độ bền khắt khe. HKPhone RACER được giới thiệu ra thị trường vào đầu tháng 12/2013 với trang bị cấu hình lõi tứ cùng chip đồ họa mali-400MP cho hiệu năng mạnh mẽ cùng mức...