Mỹ: Bồi thường hơn 14 triệu USD cho gia đình nạn nhân bị cảnh sát bắn nhầm
Chính quyền hạt Los Angeles của Mỹ đã đồng ý bồi thường 14,35 triệu USD cho gia đình một người đàn ông bị cảnh sát bắn nhầm trong vụ truy lùng một đối tượng tội phạm bị truy nã.
Frank Mendoza (ảnh phải), 54 tuổi, đã bị một cảnh sát bắn chết vào ngày 1/8/2014 do nhầm lẫn ông này với đối tượng Cedric Ramirez (trái). Ảnh: latimes.com
Đây là mức đền bù cao nhất tại địa phương này. Thỏa thuận đền bù đã đạt được hồi đầu năm nay nhưng nay số tiền mới được công bố công khai.
Frank Mendoza, 54 tuổi, đã bị một cảnh sát bắn chết vào ngày 1/8/2014 do nhầm lẫn ông này với đối tượng Cedric Ramirez.
Video đang HOT
Ramirez, 24 tuổi, đang bị truy nã về tội giết người. Tên này đã nhảy vào nhà ông Mendoza khi bị cảnh sát truy lùng ở khu vực Pico Rivera thuộc thành phố Los Angeles. Một số thành viên trong gia đình ông Mendoza đã chạy ra khỏi ngôi nhà nhưng khi ông này chạy ra đến cửa thì bị một cảnh sát bắn chết do nhầm ông với Ramirez. Theo báo cáo về vụ việc, ông Mendoza bị bắn hai phát đạn vào đầu và chân. Luật sư Garo Mardirossian của gia đình nạn nhân cho biết đây là cơn ác mộng đối với bất kỳ người dân nào khi đáng ra họ phải được cơ quan thực thi pháp luật bảo vệ thì thay vào đó lại bị lực lượng này tước đi mạng sống.
Gia đình ông Mendoza đã phát đơn kiện lên tòa án hạt Los Angeles, cũng như Sở cảnh sát địa phương về vụ bắn nhầm này, cáo buộc cảnh sát đã làm việc tắc trách. Trong một tuyên bố đưa ra ngày 28/8, Sở cảnh sát Los Angeles đã gửi lời xin lỗi tới gia đình nạn nhân và cam kết sẽ không để sự việc tương tự tái diễn.
Theo TTXVN/Báo Tin tức
Monsanto đối diện hàng ngàn đơn kiện thuốc diệt cỏ
Số đơn kiện nhằm vào Monsanto tăng vọt sau phán quyết của tòa án Mỹ yêu cầu bồi thường cho một nạn nhân ung thư tiếp xúc với chất diệt cỏ của hãng.
Biểu tình chống Monsanto tại Bỉ AFP
Cách đây 2 tuần, tòa án thành phố San Francisco (California, Mỹ) ra phán quyết mang tính lịch sử khi yêu cầu Tập đoàn Monsanto phải bồi thường cho ông Dewayne Johnson 289 triệu USD (gần 6.706 tỉ đồng) trong vụ kiện liên quan đến thuốc diệt cỏ Roundup. Người thợ làm vườn cho biết đã phải tiếp xúc nhiều với thuốc diệt cỏ Roundup chứa hoạt chất glyphosate và yêu cầu Monsanto phải chịu trách nhiệm cho căn bệnh ung thư giai đoạn cuối của ông. Sau nhiều tuần tranh tụng, bồi thẩm đoàn kết luận thuốc diệt cỏ Roundup và phiên bản chuyên dụng hơn là RangerPro của Monsanto "góp phần đáng kể" trong căn bệnh của nguyên đơn.
Phán quyết đã nhóm lên hy vọng cho nhiều người trên khắp thế giới đang phải gánh chịu hậu quả về sức khỏe bị cho là do sản phẩm của Monsanto gây ra. Reuters dẫn lời Chủ tịch Werner Baumann của Tập đoàn Bayer (Đức), hãng đã mua lại Monsanto trong thương vụ trị giá 63 tỉ USD hồi tháng 6, cho biết đang phải đối mặt với gần 8.000 đơn kiện liên quan đến nguy cơ gây ung thư của hoạt chất glyphosate có trong các loại thuốc diệt cỏ. Theo Reuters, giá cổ phiếu của Bayer đã giảm hơn 10% từ sau phán quyết ngày 10.8 và giới quan sát nhận định tập đoàn này sẽ phải chi ra hàng tỉ USD để bồi thường cho các nạn nhân trong những năm tới. Tuy nhiên, Monsanto tuyên bố sẽ kháng cáo còn ông Baumann nói phán quyết của tòa "mâu thuẫn" với những kết luận "dựa trên cơ sở khoa học" của các cơ quan quản lý. Giới lãnh đạo Monsanto cũng như Bayer nhắc lại kết luận năm 1991 của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) cho rằng glyphosate không có khả năng gây ung thư, dù vào năm 1985 cơ quan này tuyên bố điều ngược lại. Theo tạp chí Newsweek, một số nhà hoạt động nghi ngờ có những thế lực đã thông đồng với giới chức chính quyền để gây ảnh hưởng đến kết luận của EPA.
Tháng 3.2015, Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kết luận hoạt chất chính trong Roundup là glyphosate có khả năng gây ung thư cao. Đến tháng 7.2017, Văn phòng Giám định nguy cơ sức khỏe môi trường ở bang California đưa glyphosate vào danh sách chất có khả năng gây ung thư và yêu cầu các công ty kinh doanh mặt hàng chứa chất này phải thêm dòng cảnh báo trên bao bì sản phẩm. Tại châu Âu, chính phủ Pháp đang nỗ lực ban hành lệnh cấm glyphosate trong vòng 3 năm tới trong khi Đức cũng muốn giảm bớt sử dụng chất này, theo BBC.
Tại VN, như Thanh Niên đã đưa tin, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) đang theo dõi chặt chẽ diễn biến vụ kiện liên quan đến thuốc diệt cỏ Roundup, trong đó có hoạt chất glyphosate gây ung thư cho con người hay không, để có thêm căn cứ trình Bộ NN-PTNT loại bỏ hoạt chất này khỏi danh sách được phép sử dụng tại VN. Theo Cục, từ tháng 4.2016 đến nay, Bộ NN-PTNT đã quyết định dừng cho đăng ký mới các loại thuốc diệt cỏ có hoạt chất glyphosate. Tuy nhiên, glyphosate hiện có ở 106 sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật chủ yếu sử dụng cho cây trồng trên cạn và lượng glyphosate sử dụng ở VN mỗi năm khoảng 30.000 tấn, chiếm 30% lượng thuốc bảo vệ thực vật nói chung và chiếm 60% trong nhóm thuốc trừ cỏ.
"Monsanto có trách nhiệm khắc phục hậu quả chất độc da cam tại VN"
Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 23.8, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Trà tuyên bố "ủng hộ phán quyết ngày 10.8 của tòa án San Francisco" về việc buộc Công ty Mosanto phải bồi thường 289 triệu USD cho một người Mỹ liên quan đến tác hại về sức khỏe của sản phẩm thuốc diệt cỏ do công ty này sản xuất, theo thông báo trên website Bộ Ngoại giao. "Đây là án lệ bác lại luận điểm trước đây cho rằng chất diệt cỏ mà Monsanto và các công ty hóa chất khác của Mỹ cung cấp cho quân đội Mỹ trong chiến tranh VN không có hại cho con người. VN cho rằng Monsanto cũng phải có trách nhiệm khắc phục những hậu quả chất độc da cam/dioxin đã gây ra tại VN", đại diện Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.
Tập đoàn Monsanto là một trong 8 công ty ký hợp đồng tổng trị giá 57 triệu USD với Lầu Năm Góc nhằm cung cấp thuốc diệt cỏ chứa hóa chất cực độc dioxin cho quân đội Mỹ tiến hành chiến dịch Ranch Hand trong chiến tranh VN. Trong giai đoạn 1961 - 1971, có đến 45 triệu lít chất độc da cam được rải xuống, khiến khoảng 4,8 triệu thường dân VN bị phơi nhiễm dioxin. Số liệu thống kê cho thấy 4 triệu người VN nhiễm độc, 500.000 trẻ em sinh ra bị dị tật và có thể tiếp tục ảnh hưởng đến thế hệ thứ 3 và 4 do dioxin vẫn còn ngấm sâu trong đất. Hồi tháng 4.2017, Tòa án quốc tế tại The Hague (Hà Lan) ra kết luận cho rằng Monsanto phá hoại môi trường nhưng phán quyết này không mang tính ràng buộc pháp lý.
Theo TNO
Quan chức Indonesia mang gần 1 tấn tiền xu đến tòa bồi thường vợ cũ Một quan chức cấp thấp Indonesia đã mang tới 890 kg tiền xu với tổng trị giá hơn 10.500 USD tới một tòa án ở tỉnh Trung Java để bồi thường cho người vợ cũ. Ông Dwi Susilarto và 2 người bạn khiêng các bao tải tiền xu tới phòng xử án bồi thường cho vợ cũ. (Ảnh: Jakarta Post) Theo Jakarta Post,...