Mỹ bỏ xa Nga, Trung Quốc trong cuộc đua máy bay tấn công không người lái
Ngày 19-09, trang mạng Strategypage của Mỹ đã có bài viết cho biết, hiện cả Nga, EU và Trung Quốc đều đang nỗ lực phát triển máy bay tấn công không người lái, nhưng cả 2 nước này đều đang đi sau Mỹ một khoảng thời gian hàng chục năm.
Bài báo cho biết, hiện Nga, Trung Quốc và châu Âu đều đang phát triển các máy bay tấn công không người lái riêng của mình. Nga với Skat, Trung Quốc với “Lợi Kiếm” và châu Âu với Neuron đang nhăm nhe soán ngôi của X-47B của Mỹ. Hiện máy bay chiến đấu không người lái chia làm 2 xu hướng là máy bay ném bom chiến đấu và máy bay trinh sát – tấn công.
Strategypage cho biết, Nga đang chế tạo phiên bản cải tiến từ UCAV Skat. Đây là loại máy bay tấn công không người lái trọng lượng 10 tấn, tải trọng vũ khí 2 tấn, có ngoại hình rất giống với máy bay trinh sát – tấn công không người lái X-47B của Mỹ. Cả 2 loại UCAV này đều là sản phẩm của hãng Mykoian.
Máy bay tấn công không người lái X-47B trên tàu sân bay Mỹ
Tháng 5-2013, xuất hiện 1 số hình ảnh loại máy bay tấn công không người lái mang tên “Lợi Kiếm” của Trung Quốc, đang chạy thử nghiệm trên mặt đất tại 1 sân bay bí mật, đây là bước đệm bắt buộc của tất cả mọi loại máy bay trước khi bay thử. Suốt 2 năm qua mọi người đều chỉ thấy “Lợi Kiếm” qua các mô hình, hiện nay người ta mới bắt đầu thấy nó có nguyên mẫu thực. Cũng giống như Skat và Neuron, “Lợi Kiếm” cũng có ngoại hình giống như X-47B của Mỹ.
Bài báo cho biết, nhiều người cho rằng, máy bay tấn công không người lái sẽ là mô hình tác chiến của chiến tranh tương lai, tuy nhiên nhiều quan chức không quân (đa phần đã từng là phi công) đều không mong muốn viễn cảnh này xảy ra. Bởi vì, các đối thủ trước sau cũng đều nghiên cứu, chế tạo ra các loại UCAV, lúc đó hình thái tác chiến giống hệt như nhau, rồi kẻ kết thúc chiến trường vẫn phải là con người.
UCAV Skat của Nga với 2 loại vũ khí chính là bom KAB-500Kr và Kh-31 (đằng trước)
Video đang HOT
Strategypage nhận định, rất có khả năng Trung Quốc đã thu thập được các tài liệu về X-47B thông qua con đường Internet trong suốt hơn 10 năm nghiên cứu, phát triển “Lợi Kiếm”, bởi vậy, tình trạng phát triển của nó mới “nhỏ giọt” lâu đến thế. Bất luận là như thế nào thì “Lợi Kiếm” cũng lạc hậu hơn rất nhiều so với X-47B về cả thời gian lẫn công nghệ. Điều này cũng giống như tình hình phát triển các UCAV của Nga và châu Âu.
Máy bay tấn công không người lái X-47B của hải quân Mỹ là loại UCAV hiện đại nhất, tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay, vì vậy các tham số và chỉ tiêu kỹ thuật của nó là điều các nước khác đang nhắm đến. Tuy Mỹ đã phát triển phần mềm điều khiển cất, hạ cánh cho nó từ hàng chục năm trước, nhưng hoạt động này còn là một nan đề với các tiêm kích hạm có người lái chứ đừng nói là không người lái.
Nguyên mẫu thử nghiệm được cho là UCAV “Lợi Kiếm” của Trung Quốc
Muốn cất hạ cánh trên tàu sân bay, UCAV phải có phần cứng hệ thống và phần mềm điều khiển rất mạnh, vì vậy tháng 7 năm nay, X-47B mới hoàn tất hạng mục thử nghiệm cất, hạ cánh trên tàu sân bay. Hải quân Mỹ cũng dự tính một số khiếm khuyết và trục trặc trong giai đoạn kế tiếp, nhưng hy vọng trong vòng vài năm tới, X-47B sẽ thực sự trở thành một máy bay tấn công không người lái.
Bài báo cho biết, UCAV có thể đảm nhận nhiệm vụ là máy bay tấn công không người lái hoặc sau này, khi việc sản xuất hàng loạt đã trở nên dễ dàng hơn, với lượng bom đạn lớn mang theo, nó có thể biến thành một “tên lửa hành trình” có uy lực tấn công kinh người, hoặc các phi công lão luyện có thể sử dụng điều khiển xa để đương đầu với các máy bay chiến đấu có người lái.
UCAV Neuron của EU trong xưởng sản xuất của hãng Dassault Aviation
Với những ưu điểm tuyệt vời như vậy nên thật dễ hiểu vì sao các cường quốc hiện nay đều đua nhau phát triển các loại máy bay tấn công không người lái có tính năng tàng hình và tải trọng bom đạn ngày càng lớn. Tuy nhiên, trên con đường này, Mỹ lại một lần nữa đi trước Nga, Trung Quốc và châu Âu hàng chục năm, bằng khoảng cách của một thế hệ.
Theo ANTD
Trung Quốc "sống trong sợ hãi" vì chiến lược "thòng lọng UAV" của Mỹ
Một bài viết trên website của tờ "Nhân dân" - Trung Quốc ngày 25-7 cho biết, hiện nay, các loại máy bay không người lái của Mỹ từ bốn phương tám hướng đang tập trung hình thành vòng vây xung quanh Trung Quốc, tạo thành một cái "thòng lọng vô hình".
Bài viết cho biết, thuận theo đường lối chuyển dịch trọng tâm chiến lược về châu Á - Thái Bình Dương, các loại máy bay không người lái (UAV) này được Mỹ điều chuyển về khu vực này sau khi các điểm nóng khác trên thế giới đang dần "nguội đi" và bố trí dày đặc, hình thành một vòng vây khép kín xung quanh Trung Quốc.
Phân tích về vấn đề này trong một chương trình truyền hình, chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long cho biết, máy bay không người lái Mỹ đã tiến hành trinh sát tình hình Trung Quốc từ "bốn phương, tám hướng", hình thành một cái "thòng lọng UAV", ở bất cứ phương hướng nào, Trung Quốc cũng bị những cặp "mắt thần" ngày đêm theo dõi.
Máy bay tấn công không người lái MQ-9 "Reaper"
Tờ Bưu điện Washington (Washington Post) cho biết, sau khi kết thúc các cuộc chiến chống khủng bố, Mỹ đã điều chuyển một số lượng lớn các loại UAV về chiến trường châu Á - Thái Bình Dương. Có nhiều dấu hiệu cho thấy, sau khi tình hình ở biển Đông và biển Hoa Đông ngày càng thêm căng thẳng, Trung Quốc chính là trọng tâm của sự chuyển dịch này.
Hiện nay, Mỹ đang triển khai máy bay trinh sát chiến lược tầm cao, tầm xa RQ-4 Global Hawk ở đảo Guam và Australia, chúng thường xuyên được điều phái đến khu vực phụ cận Trung Quốc. Dường như không ngày nào không có 1 vài chiếc UAV lượn lờ trinh sát ngang dọc ở khu vực phụ cận bán đảo Triều Tiên.
Ông Đỗ Văn Long cho rằng, công tác trinh sát thông tin tình báo của Mỹ đối với Trung Quốc ngày càng trở nên đa dạng. Hoạt động trinh sát bằng máy bay trinh sát không người lái mang 3 đặc điểm cơ bản như sau: Thứ nhất là từ độ cao 4000m, UAV có thể quan sát rõ các vật thể có kích thước chỉ 0,3m, có khả năng trinh sát mọi địa điểm trong phạm vi khống chế của nó và tiến hành theo dõi trong thời gian rất dài.
Máy bay trinh sát chiến lược RQ-4 Global Hawk
Ngoài ra, các tín hiệu trinh sát hồng ngoại có thể vạch trần các mục tiêu được ngụy trang kỹ lưỡng, các mục tiêu ẩn giấu dưới lòng đất, dưới nước; các radar tìm kiếm hình ảnh có thể xuyên qua lòng đất và các dãy núi, "bóc trần" các mục tiêu ẩn giấu trong địa hình sơn địa hoặc các mục tiêu được che chắn kỹ lưỡng.
Đối với các mục tiêu cố định, nó có thể trinh sát nhiều lần dưới nhiều góc độ khác nhau, cung cấp các thông tin đa chiều và vô cùng chính xác cho người sử dụng. Còn đối với các mục tiêu di động, nó có thể cung cấp các dữ liệu về kích thước, vận tốc và đưa ra phán đoán về phương hướng di chuyển của mục tiêu.
Ông Đỗ Văn Long chỉ ra, Mỹ thường sử dụng máy bay không người lái để trinh sát, thu thập thông tin tình báo ở các điểm nóng của thế giới, hoặc các khu vực tiềm ẩn nguy cơ xung đột. Mỹ đánh giá Trung Quốc thuộc loại điểm nóng và tiềm tàng nguy cơ xung đột, nên ngày càng gia tăng các hoạt động này. Trinh sát, giám sát chặt chẽ bằng UAV để làm căn cứ đưa ra các phán đoán tình huống đã trở thành một biện pháp quan trọng cấp chiến lược của Mỹ.
Bản đồ minh họa các căn cứ UAV Mỹ của Đài truyền hình Trung Quốc
Ông Đỗ Văn Long cho rằng, hiện Mỹ đang theo dõi Trung Quốc từ nhiều hướng khác nhau. Các UAV triển khai ở các căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam và Nhật Bản thường xuyên tiến hành trinh sát khu vực đông nam; máy bay không người lái từ Australia lên giám sát khu vực biển Đông. Ở hướng Ấn Độ Dương, các UAV từ căn cứ quân sự Mỹ ở tây nam Diego Garcia tiến hành trinh sát khu vực tây nam Trung Quốc.
Điểm đặc biệt là, dù ở tận Afghanistan, Mỹ cũng có thể tiến hành trinh sát theo hướng tây bắc vào Trung Quốc. Ngoài hướng bắc giáp với Nga là Mỹ "vô kế khả thi", còn lại từ bất cứ phương hướng nào, mọi động thái của Trung Quốc đều bị các cặp "mắt thần" soi xét, tất cả các hoạt động quân sự của Trung Quốc dường như đều bị Mỹ nắm bắt ngay từ giai đoạn đầu. Chiến lược "thòng lọng UAV" của Mỹ đang ngày càng trở lên nguy hiểm.
Theo ANTD
"Hiệp sĩ" Lầu năm góc và cuộc chiến với "Bức tường" Defencenews cho biết, hiện nay, kế hoạch cho nghỉ hưu 30 chiếc RQ-4 Global Hawk của không quân Mỹ đã gặp phải sự phản đối quyết liệt của Quốc hội Mỹ. Defencenews tiết lộ, trong khi phê duyệt dự toán ngân sách 2014 của Bộ Quốc phòng Mỹ, Tiểu ban không quân và lục quân thuộc Ủy ban quốc phòng của Hạ viện...