Mỹ bỏ ngang đàm phán chia sẻ chi phí quốc phòng với Hàn Quốc
Các nhà đàm phán của Mỹ đã bỏ ngang các cuộc đàm phán với Hàn Quốc về tăng phần đóng góp của Seoul trong việc duy trì binh lính Mỹ đồn trú trên bán đảo Triều Tiên.
Trưởng nhóm đàm phán của Mỹ James DeHart
Reuters cho biết, cuộc gặp giữa các quan chức Mỹ và Hàn Quốc tại Seoul, Hàn Quốc đã kết thúc sớm, chỉ khoảng 80 phút sau khi 2 bên bắt đầu ngồi vào bàn đàm phán. Phát biểu tại cuộc họp báo hiếm hoi sau cuộc họp, nhà đàm phán của Mỹ James DeHart cho biết Mỹ đã bỏ ngang việc đàm phán để cho phía Hàn Quốc “thời gian xem xét lại”. “Thật không may, các đề xuất mà nhóm đàm phán Hàn Quốc đưa ra không đáp ứng yêu cầu của chúng tôi về chia sẻ gánh nặng công bằng và bình đẳng”, ông DeHart nói.
Video đang HOT
Nhà đàm phán của Hàn Quốc Jeong Eun-bo cũng xác nhận có sự khác biệt đáng kể giữa đề xuất tổng thể của phía Mỹ và các nguyên tắc mà Hàn Quốc theo đuổi. “Đàm phán không thể tiến hành theo kế hoạch vì phía Mỹ đã bỏ ngang cuộc họp”, ông Jeong cho hay. Theo ông Jeong, Mỹ đòi Hàn Quốc tăng mạnh phần đóng góp của họ, trong khi Hàn Quốc muốn tìm một “giải pháp chia sẻ gánh nặng quốc phòng mà 2 bên đều có thể chấp nhận”.
Trước đó, các nghị sỹ Hàn Quốc tiết lộ rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn Hàn Quốc tới đây phải chi ra 5 tỷ USD mỗi năm cho chi phí liên quan đến sự hiện diện của binh sỹ Mỹ ở nước này. Con số này cao hơn 5 lần so với số tiền 890,54 triệu USD mà Hàn Quốc đồng ý trả trong năm nay. 2 bên không công khai xác nhận con số trên nhưng ông Trump trước đó từng tuyên bố sự hiện diện quân sự của Mỹ trong và xung quanh Hàn Quốc là “lớp bảo vệ trị giá 5 tỷ USD”.
Việc đàm phán giữa Mỹ và Hàn Quốc đổ vỡ giữa chừng là dấu hiệu bất hòa công khai hiếm hoi trong mối quan hệ liên minh vốn được đánh là bền chặt giữa 2 nước suốt 70 năm qua. Thỏa thuận chia sẻ chi phí Mỹ-Hàn Quốc đã được áp dụng trong nhiều thập kỷ và cho đến khi ông Trump lên nắm quyền vẫn được đàm phán lại sau mỗi 5 năm. Trước đó, Mỹ và Hàn Quốc từng chỉ trích đối phương không sẵn sàng nhượng bộ trong việc chia sẻ chi phí nhằm duy trì lực lượng 28.500 binh sỹ của Mỹ tại Hàn Quốc. Tổng thống Mỹ cũng nhiều lần lên tiếng đòi Hàn Quốc phải chi trả nhiều hơn chi phí duy trì lính Mỹ, thậm chí còn để ngỏ khả năng rút hoàn toàn binh sỹ khỏi Hàn Quốc.
Khi Thỏa thuận các biện pháp đặc biệt giữa Mỹ và Hàn Quốc được đưa ra để đàm phán hồi năm ngoái, ông Trump đã yêu cầu tăng phần đóng góp của Hàn Quốc thêm 50%. Cuối cùng, 2 bên đã đồng ý rằng Hàn Quốc sẽ trả thêm 8% so với chi phí của năm trước nhưng thỏa thuận này sẽ được đàm phán lại hàng năm. Không chỉ với Hàn Quốc, ông Trump từ lâu than phiền về việc mà ông cho là khoản đóng góp không thỏa đáng của các đồng minh trong việc chia sẻ gánh nặng quốc phòng. Trong năm tới, Mỹ cũng dự kiến sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán riêng rẽ để đạt thỏa thuận chia sẻ chi phí quốc phòng mới với Nhật Bản, Đức và NATO.
Bảo An
Theo baophapluat.vn
OSCE thông báo thời điểm Ukraine tiếp tục rút quân khỏi Donbass
Việc rút binh sỹ tại một ngôi làng ở vùng Donbass, miền Đông Ukraine sẽ bắt đầu vào lúc 10 giờ ngày 9/11 giờ GMT (tức 17 giờ cùng ngày giờ Hà Nội).
Quân nhân Ukraine tuần tra tại làng Katerynivka, vùng Lugansk, miền Đông Ukraine ngày 2/11/2019. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Reuters đưa tin trong một tuyên bố, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cho biết việc rút binh sỹ tại một ngôi làng ở vùng Donbass, miền Đông Ukraine sẽ bắt đầu vào lúc 10 giờ ngày 9/11 giờ GMT (tức 17 giờ cùng ngày giờ Hà Nội).
Ukraine và lực lượng ly khai đã nhất trí về quá trình rút quân theo từng giai đoạn như là một biện pháp xây dựng lòng tin, có thể mở đường cho hội nghị thượng đỉnh 4 bên giữa Ukraine, Nga, Pháp và Đức về cuộc xung đột ở Donbass.
Chính quyền Kiev cho biết lần rút quân thứ 3 này, ở ngôi làng Petrivske sẽ diễn ra ngày 9/11, mang ý nghĩa Ukraine đã đáp ứng mọi điều kiện cần thiết từ phía họ để hội nghị thượng đỉnh này có thể diễn ra.
Trước đó, Ngoại trưởng Ukraine Vadym Prystaiko ngày 1/11 nhấn mạnh thời gian tổ chức cuộc gặp thương đỉnh bốn bên bàn về cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine với các nước Nga, Pháp và Đức tùy thuộc vào Moskva./.
Theo (Vietnam )
Mỹ sẽ triển khai gần 2.000 binh sỹ tới Saudi Arabia Lầu Năm Góc ngày 11/10 thông báo sẽ triển khai 3 hệ thống phòng thủ tên lửa mới, hai đội máy bay chiến đấu và khoảng 2.000 binh sỹ tới Saudi Arabia. Động thái này được cho là nhằm củng cố sự hiện diện của Mỹ tại khu vực nhằm đối phó với các mối đe dọa từ Iran.Phát ngôn viên Bộ Quốc...