Mỹ bình luận gì về thông tin Trung Quốc định đánh chiếm Senkaku?
Hồi tuần trước, một quan chức cao cấp Mỹ đã đưa ra một nhận định gây “bão” là dường như quân đội Trung Quốc đang nỗ lực huấn luyện để chuẩn bị cho một kịch bản đánh chiếm Senkaku.
Lầu Năm Góc vừa đưa ra phản ứng thận trọng với tuyên bố của Phó tham mưu trưởng, phụ trách tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương James Fanelli, khi ông này đã từng tuyên bố rằng, Trung Quốc dường như đang chuẩn bị chiến tranh với Nhật Bản về quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Ngày 21-2, trong cuộc họp báo ở Washington, đại diện Bộ Quốc phòng Mỹ là Chuẩn Đô đốc John Kirby tuyên bố rằng, phát ngôn nói trên phản ánh quan điểm cá nhân của ông James Fanelli chứ không phải quan điểm của quân đội Mỹ.
Trả lời câu hỏi, liệu Lầu Năm Góc có đồng thuận với quan điểm của ông Fanelli hay không, Chuẩn Đô đốc cho biết, quân đội Mỹ từ chối bình luận về những dự định và động cơ của quân đội nước khác. Ông nhấn mạnh rằng, chỉ Trung Quốc mới có thể bình luận về kế hoạch của họ trong quan hệ với các quốc gia láng giềng.
Theo ông ông James Fanelli, Trung Quốc đang chuẩn bị cho một kịch bản đánh chiếm Senkaku
Hồi tuần trước, đại tá James Fannell nhận định trong một hội nghị tổ chức ở San Diego (California – Mỹ) là Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã được giao nhiệm vụ mới để có thể triển khai một cuộc chiến chớp nhoáng nhằm tiêu diệt quân đội Nhật Bản ở biển Hoa Đông, với mục đích chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hoặc thậm chí là cả quần đảo Ryukyu.
Ông cho biết, những thông tin mà Mỹ nhận được cho thấy, Trung Quốc đã tổ chức nhiều cuộc tập trận đổ bộ chiếm đảo quy mô lớn, song song với nó là hàng loạt các hoạt động quân sự trong một năm qua, chẳng hạn như đơn phương thành lập vùng nhận dạng phòng không tại biển Hoa Đông, bao trùm cả Senkaku/Điếu Ngư, cùng với các cuộc tập trận ở biển Đông, biển Hoa Đông và Thái Bình Dương.
Phó tham mưu trưởng, phụ trách tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương James Fanelli
Ngoài ra, ông còn nhấn mạnh đến tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc khi Bắc Kinh muốn khẳng định chủ quyền của cái gọi là đường lưỡi bò bất chấp phản đối từ các nước láng giềng, mặc dù Bắc Kinh không đưa ra được bất kỳ lý giải nào theo luật pháp quốc tế. Điều này đã được thể hiện ở những hành động ngày càng lấn tới của cả lực lượng hải quân Trung Quốc.
Video đang HOT
Ngoài ra, quan chức phụ trách tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương còn nhận định rằng, không những chỉ PLA mà thời gian gần đây các tàu công vụ của Trung Quốc cũng là tác nhân gây rối trên biển. Ông cho rằng, hiện nay Trung Quốc đã thống nhất các tàu công vụ dưới trướng cảnh sát biển, dùng chúng làm hạm đội tiền tuyến, quấy rối hoạt động của các nước lân cận.
Theo ANTD
Vì sao Trung Quốc "thay máu" hàng ngũ tướng lĩnh cao cấp?
Báo "Quân giải phóng" Trung Quốc cho biết, quân đội Trung Quốc vừa có hàng loạt sự điều chuyển các tướng lĩnh cao cấp và chức vụ chủ chốt thuộc các quân khu và các quân binh chủng với tuổi đời bình quân rất trẻ.
Bản danh sách được báo "Quân giải phóng" đăng tải đã thể hiện, đây là đợt điều chuyển rất lớn, có liên quan đến 33 tướng lĩnh quân đội. Trong đó, 3 quân khu lớn là Bắc Kinh, Lan Châu và Thành Đô có nhiều biến động nhất với lần lượt 6, 6 và 7 vị trí chủ chốt. Trong số 33 tướng lĩnh, có 5 vị là trung tướng, còn lại đều là thiếu tướng.
Điểm nổi bật dễ nhận thấy trong đợt điều chuyển chức vụ này là tuổi đời bình quân của các tướng lĩnh còn rất trẻ. Theo tính toán, tuổi đời bình quân của 33 người là 57, có 4 tướng trên 60 tuổi, 2 vị già nhất là 62 tuổi, còn người trẻ nhất là 53 tuổi, còn đại bộ phận là từ 55-57 tuổi. Điều này thể hiện rõ nét xu hướng trẻ hóa hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của các quân khu và quân binh chủng.
Quân đội Trung Quốc đang "thay dòng máu trẻ" hàng ngũ tướng lĩnh cao cấp? (Ảnh minh họa)
Trong lực lượng hải quân, phó tư lệnh quân khu Tế Nam, tư lệnh hạm đội Bắc Hải là ông Điền Trung, sinh năm 1956, nhậm chức phó Tư lệnh quân chủng hải quân; phó Tư lệnh hạm đội Bắc Hải Đinh Nghị, sinh năm 1959 nhậm chức phó Tư lệnh hải quân; Phó tư lệnh hạm đội Đông Hải Khâu Diên Bằng, sinh năm 1956, nhậm chức phó tư lệnh quân khu Tế Nam kiêm Tư lệnh hạm đội Bắc Hải.
Binh chủng Pháo binh 2 (Tên lửa chiến lược) cũng có sự điều động lớn. Chủ nhiệm chính trị của binh chủng này là ông Vu Đại Thanh, sinh năm 1957 nhậm chức phó Chính ủy binh chủng. Chức vụ cũ của ông Vu được bàn giao lại cho ông Đường Quốc Khánh (cũng sinh năm 1957), nguyên là Chính ủy căn cứ pháo binh 2 số 52.
Trung tướng Điền Trung vừa được thăng chức lên Phó tư lệnh quân chủng hải quân
Còn tại Học viện Quốc phòng, Chủ nhiệm chính trị Ngô Kiệt Minh, 56 tuổi được thăng chức Phó chính ủy học viện.
Quân khu Bắc Kinh bổ nhiệm liền 2 vị Phó tư lệnh quân khu là tướng Trịnh Truyền Phúc, 62 tuổi - Ủy viên thường vụ Thành ủy Bắc Kinh, nguyên Tư lệnh đặc khu Bắc Kinh và ông Hàn Vệ Quốc (sinh năm 1956) - nguyên Tư lệnh Tập đoàn quân 12.
Đồng thời, tướng Hải Lực Tư (58 tuổi), phó Tư lệnh quân khu tự trị Nội Mông được điều chuyển về làm Cục trưởng Cục hậu cần quân khu Bắc Kinh, còn ông Trương Hải Thanh (sinh năm 1959), tham mưu trưởng Tập đoàn quân 38 nhậm chức Cục trưởng Cục trang bị quân khu Bắc Kinh.
Trung tướng Trịnh Truyền Phúc nhậm chức Phó tư lệnh quân khu Bắc Kinh
Tư lệnh Tập đoàn quân 39 - tướng Phan Lương Thời, 57 tuổi nhậm chức phó Tư lệnh đặc khu Bắc Kinh, còn tướng Lãnh Kiệt Tùng, sinh năm 1961, phó Tư lệnh Tập đoàn quân 65 nhận chức Tư lệnh quân khu tỉnh Sơn Tây.
Ở Quân khu Thẩm Dương, Tham mưu trưởng quân khu Hầu Kế Chấn được thăng chức phó Tư lệnh, Chủ nhiệm chính trị Cao Kiến Quốc (60 tuổi) được thăng chức phó Chính ủy quân khu.
Ngoài ra, Tư lệnh tập đoàn quân 20 Từ Kinh Niên, sinh năm 1957 lên lên chức Tham mưu trưởng quân khu, còn ông Dương Thành Hi (59 tuổi) - Ủy viên thường vụ tỉnh ủy Vân Nam, Chính ủy quân khu tỉnh Vân Nam được điều chuyển về nhậm chức Chủ nhiệm chính trị quân khu Thẩm Dương.
Trung tướng Cao Kiến Quốc nhậm chức phó Chính ủy quân khu Thẩm Dương
Tại Quân khu Nam Kinh, Tư lệnh quân khu tỉnh An Huy là ông Hứa Vĩ, sinh năm 1955 được thăng chức Cục trưởng Cục trang bị, còn Cục trưởng Cục hậu cần quân khu Vu Thiên Minh xuống thế chỗ ông Hứa Vĩ; phó Tham mưu trưởng quân khu Vương Hải Thọ nhậm chức Tư lệnh quân khu tỉnh Chiết Giang; phó Chính ủy quân khu tỉnh Chiết Giang Mã Gia Lợi (57 tuổi) được điều sang nhậm chức Chính ủy quân khu tỉnh Giang Tây.
Một trong 2 quân khu giáp biên giới Việt Nam là Quân khu Thành Đô cũng có sự điều chuyển nhân sự lớn. Tướng Thạch Hương Nguyên - phó Tư lệnh quân khu Thẩm Dương (62 tuổi) sang làm phó Tư lệnh quân khu Thành Đô; Chủ nhiệm chính trị quân khu Sài Thiệu Lương, sinh năm 1960 được thăng chức lên làm phó Chính ủy.
Trung tướng Thạch Hương Nguyên - phó Tư lệnh quân khu Thẩm Dương chuyển sang làm phó Tư lệnh quân khu Thành Đô
Chính ủy Tập đoàn quân 41 Trần Bình Hoa, sinh năm 1955, nhảy vọt lên làm phó Chính ủy quân khu; còn Chính ủy Tập đoàn quân 40 Lưu Niệm Quang lên làm Chủ nhiệm chính trị quân khu.
Tư lệnh quân khu tỉnh Quý Châu, tướng Lí Á Châu (59 tuổi) sang làm Tư lệnh quân khu tỉnh Tứ Xuyên; Chủ nhiệm chính trị Tập đoàn quân 13 Lưu Gia Quốc, sinh năm 1958 nhậm chức Chính ủy quân khu tỉnh Tứ Xuyên; phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng quân khu tỉnh Tứ Xuyên Vương Thịnh Hòe sang nhậm chức Tư lệnh quân khu tỉnh Quý Châu.
Chủ nhiệm chính trị quân khu Thành Đô, Trung tướng Sài Thiệu Lương, được thăng chức lên làm phó Chính ủy quân khu Thành Đô
Ở Quân khu Lan Châu, Tư lệnh Tập đoàn quân 38 Hứa Lâm Bình, sinh năm 1957 được phong chức phó Tư lệnh quân khu Lan Châu; Tư lệnh đặc khu Nam Cương Trương Kiến Thọ (57 tuổi) được thăng chức phó Tư lệnh quân khu Lan Châu. Tư lệnh quân khu tỉnh Thanh Hải - tướng Sa Quân, sinh năm 1958 - nhậm chức Cục trưởng Cục hậu cần quân khu; phó Tham mưu trưởng quân khu Lí Kiến Ấn (57 tuổi) lên làm Cục trưởng Cục trang bị.
Ngoài ra, phó Tư lệnh đặc khu Tân Cương Lí Tùng Sơn nhậm chức Tư lệnh quân khu tỉnh Thanh Hải; Chủ nhiệm chính trị đặc khu Nam Cương Mậu Văn Giang lên làm Chính ủy đặc khu Nam Cương.
Đợt "thay máu" trong quân đội Trung Quốc đã gây sự chú ý khá lớn của các nhà quan sát trong khu vực.
Theo Nguyễn Ngọc
An ninh thủ đô
Nga khởi đóng tàu ngầm Kilo 636 thứ 4 Vào ngày mai (20-2), nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg sẽ tổ chức lễ lát đáy chiếc tàu ngầm động cơ điện-diesel thứ 4 lớp Varshavyanka, thuộc dự án 636. Người phát ngôn của hải quân Nga cho biết, tàu ngầm Kilo (theo định danh của NATO) "Krasnodar" là chiếc thứ 4 trong loạt 6 tàu ngầm của dự án, theo...