Mỹ: Biển Đông nên giải quyết theo cách Đặng Tiểu Bình
Cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger cho rằng, Mỹ và Trung Quốc nên cẩn trọng theo cách của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông.
Trong cuộc gặp gỡ với báo giới ở Singapore ngày 28/3, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger dưới thời Tổng thống Richard Nixon nói rằng, cả Bắc Kinh và Washington nên “gạt bỏ các cuộc tranh luận” xoay quanh cuộc tranh chấp ở Biển Đông. “Cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã giải quyết một vài vấn đề của ông ấy dựa trên phương châm rằng không nhất thiết mọi điều đều phải xử lý ở thế hệ hiện tại. Có lẽ chúng ta hãy để việc đó cho thế hệ sau, nhưng đừng làm cho nó trở nên xấu đi”, ông Kessinger nói.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger.
Video đang HOT
Cựu Ngoại trưởng Mỹ, năm nay 91 tuổi, được nhìn nhận là “kiến trúc sư” trong chuyến thăm lịch sử tới Trung Quốc năm 1972 của Tổng thống Nixon, mở ra trang mới trong mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Trao đổi về việc này, Giáo sư Carlyle Thayer đến từ Học viện Quốc phòng Australia diễn giải, đề xuất của ông Đặng mang nội dung rằng, các thế hệ sau có thể đưa ra các quyết định tốt hơn bởi vì lúc đó tình hình ở Biển Đông cũng đã “dịu bớt”.
“Cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã đúng. Không phải mọi vấn đề đều có thể được giải quyết ở thế hệ hiện tại. Vì thế, các bên liên quan (trong cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông) không nên để tình hình tồi tệ thêm”.
Theo_Kiến Thức
Henry Kissinger: Làm bạn của Lý Quang Diệu là may mắn lớn trong đời
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissenger đã có bài viết tưởng nhớ cựu Thủ tướng Singapore mới từ trần, đăng trên tờ Washington Post.
Ông Kissenger, Ngoại trưởng Mỹ giai đoạn từ 1973 đến 1977, là bạn thân của ông Lý - điều mà Kissinger coi là "một trong các may mắn lớn nhất của đời mình".
Đôi bạn Lý Quang Diệu (trái) và cựu Ngoại trưởng Henry Kissenger (ảnh: StraiTimes)
Ông Kissinger (cũng 91 tuổi giống ông Lý) nhớ lại quyết định táo bạo bất ngờ của Lý Quang Diệu khi nhà lãnh đạo này lựa chọn tách Singapore ra khỏi Malaysia để trở thành một quốc gia độc lập, dù cho diện tích nhỏ, dân số ít và tài nguyên không có mấy.
Kissinger viết rằng Lý Quang Diệu đã đặt niềm tin sâu sắc vào các phẩm chất của dân tộc mình, tin tưởng một đảo quốc bé nhỏ bằng một thành phố như Singapore có thể từ chỗ là một căn cứ hải quân thực dân trở thành một quốc gia thịnh vượng với vị thế quốc tế cao nhờ vào việc phát huy tài sản chính của mình là trí tuệ, tính cần cù và sự tận tụy của người dân.
"Một nhà lãnh đạo lớn đưa xã hội của mình tới tới nơi mới mà họ không thể tưởng tượng ra được", Henry Kissinger viết về vai trò của ông Lý trong việc xây dựng Singapore.
"Chỉ trong một thế hệ, Singapore đã trở thành một trung tâm tài chính quốc tế, thủ phủ trí tuệ hàng đầu của Đông Nam Á, một nơi tập trung các bệnh viện lớn của khu vực, và nơi người ta ưa thích tổ chức các hội nghị về các vấn đề quốc tế."/.
Theo NTD
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger: Với biển Đông, nên theo cách Đặng Tiểu Bình Mỹ và Trung Quốc nên làm theo phương pháp của cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, không nên 'nóng vội' khi giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông, ông Henry Kissinger, cựu Ngoại trưởng Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Richard Nixon, cho biết. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger - Ảnh: Reuters "Ông Đặng Tiểu Bình...