Mỹ bị nghi hỗ trợ lực lượng chống Nga ở Crimea
Moskva yêu cầu Washington xác minh sau khi một quan chức Mỹ nói quân đội Mỹ cấp vũ khí cho các tay súng ở Crimea tấn công binh sĩ Nga.
“Các quan chức Mỹ giấu tên nói về sự hỗ trợ của nước họ đối với các hoạt động khủng bố ở một nước thứ ba. Trong trường hợp này, họ nói cụ thể về Nga”, đại sứ quán Nga tại Mỹ hôm 17/9 cho biết trong một bài đăng trên Facebook.
Tuyên bố của đại sứ quán Nga đề cập bài báo được NBC News đăng hôm 14/9, trong đó tập trung vào cáo buộc Moskva treo thưởng cho phiến quân Taliban sát hại lính Mỹ ở Afghanistan. Trong bài báo, một quan chức Mỹ giấu tên nói rằng tình báo Mỹ đã giả định rằng “chương trình treo thưởng” của Nga tồn tại, bởi họ tin rằng đó là “phản ứng tương xứng với việc Mỹ trang bị vũ khí cho các đơn vị Ukraine chiến đấu với lực lượng Nga ở Crimea”.
“Nếu thông tin này là thật, chúng tôi yêu cầu phía Mỹ làm rõ liệu có hay không việc Washington trực tiếp hoặc gián tiếp tạo điều kiện cho SBU (cơ quan an ninh Ukrane) tổ chức các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào người dân Crimea”, đại sứ quán Nga viết, đồng thời bày tỏ “mối lo ngại nghiêm trọng” về thông tin trong bài báo.
Video đang HOT
Những người mặc quân phục nhưng không đeo phù hiệu gần căn cứ quân sự Ukraine ở làng Perevalnoye, ngoại ô Simferopol, Crimea năm 2014. Ảnh: Reuters.
Mỹ cung cấp hàng chục triệu USD vũ khí và các thiết bị quân sự cho quân đội Ukraine trong năm 2020, nhưng chính quyền Tổng thống Donald Trump chưa bao giờ thảo luận về việc hỗ trợ các hoạt động quân sự chống lại lực lượng Nga ở Crimea.
Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014 sau khi cựu tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich bị lật đổ. Mỹ và các nước phương Tây đã áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt đối với Nga sau động thái này.
Ngoại trưởng Lavrov tuyên bố 'sốc' về lệnh trừng phạt của EU với Nga
RIA dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, gần đây Nga đã quen với các lệnh trừng phạt từ phương Tây và thấy rõ rằng quan điểm của Liên minh châu Âu (EU) "không đáng tin cậy".
Cụ thể, hôm 13/9, Ngoại trưởng Lavrov phát biểu trong một chương trình trên kênh truyền hình Russia 1 cho rằng: "Chúng tôi đã có rất nhiều kế hoạch, những kế hoạch sâu rộng. Chúng tôi có những tài liệu liên quan về chủ trương phát triển quan hệ với Liên minh châu Âu trong lĩnh vực năng lượng, trong lĩnh vực công nghệ cao và hợp tác kinh tế nói chung".
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lên tiếng về các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu với Nga. (Ảnh: RIA)
Theo ông Lavrov, đáng tiếc là Liên minh châu Âu đã đi theo con đường hy sinh lợi ích chiến lược, lợi ích địa kinh tế của mình để đáp ứng mong muốn nhất thời không bị tụt hậu so với Mỹ trong cái gọi là trừng phạt Nga.
Ngoại trưởng Lavrov cho biết thêm: "Chúng tôi đã quen với điều này, giờ đây chúng tôi hiểu rằng, khi đề cập đến việc trở lại quan hệ đối tác chính thức với Liên minh châu Âu, chúng tôi phải đảm bảo cho mình mọi khả năng, để nếu Liên minh châu Âu vẫn tiếp tục những quan điểm tiêu cực có tính phá hoại, thì chúng tôi không bị phụ thuộc vào những ý muốn bất chợt của họ, mà có thể đảm bảo sự phát triển của đất nước một cách độc lập và bắt tay với những người sẵn sàng hợp tác trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau".
Ngoài ra, ông Lavrov lưu ý không thể bỏ qua các biện pháp trừng phạt mới mà phương Tây có thể áp đặt đối với Nga. "Điều này thứ nhất là không phù hợp trên quan điểm quy tắc ngoại giao. Thứ hai, chúng tôi chỉ muốn hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các cấu trúc và các nước phương Tây khác, cũng như nhiều tổ chức được gọi là những tổ chức phi chính phủ đang có các kế hoạch đối với đất nước của chúng tôi", ông Lavrov nhấn mạnh.
Trước đó, Hội đồng EU cho biết, Liên minh châu Âu gia hạn các biện pháp trừng phạt cá nhân đối với Nga do tình hình ở Ukraine thêm 6 tháng, cho đến giữa tháng 3/2021. "Các biện pháp trừng phạt này bao gồm các hạn chế đi lại, đóng băng tài sản ở EU sẽ tiếp tục áp dụng đối với 175 cá nhân và 44 tổ chức", thông cáo cho biết.
Được biết, hiện tại Nga đang chịu vài gói trừng phạt của EU bao gồm: các biện pháp hạn chế về kinh tế, cá nhân và hạn chế đối với Crimea. Thứ hai là một loạt các biện pháp trừng phạt nhắm vào Crimea, trong đó doanh nghiệp châu Âu bị cấm duy trì bất kỳ mối quan hệ nào.
Áo trục xuất nhà ngoại giao Nga Chính phủ Áo thông báo trục xuất một nhà ngoại giao Nga với cáo buộc vi phạm quy tắc ngoại giao, dường như liên quan đến hoạt động gián điệp. "Hành động của người này không phù hợp với Công ước Vienna", Bộ Ngoại giao Áo hôm nay cho biết trong thông cáo trục xuất nhà ngoại giao Nga, nhưng không tiết lộ...