Mỹ bị chỉ trích trì hoãn cải cách IMF
Việc Quốc hội Mỹ cố tình trì hoãn chương trình cải tổ tổng thể của Quỹ Tiền tệ quốc tế ( IMF) trong suốt 5 năm đã gây ra những phản ứng mạnh trong nhiều nước thành viên thuộc nhóm các nước đang phát triển (G24).
Trụ sở của IMF tại Washington.
Phát biểu ngày 16/4 trong các cuộc họp bên lề Hội nghị mùa xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) tại thủ đô Washington, đại diện của các nước G24 đã lên tiếng hối thúc Mỹ nhanh chóng phê chuẩn đề xuất cải tổ nói trên. Theo G24, việc các nhà lập pháp Mỹ tiếp tục trì hoãn chương trình cấp hạn ngạch và cải tổ do IMF đưa ra từ năm 2010 là yếu tố giảm hiệu quả hoạt động cũng như hạ thấp uy tín của tổ chức cho vay lớn nhất toàn cầu này. Sự thiếu hợp tác của các ông nghị đồi Capitol đối với văn kiện được cho là mang lại nhiều quyền lợi cho các nền kinh tế mới nổi này đã khiến các quốc gia G24 rất thất vọng.
Không chỉ các nước thành viên IMF sốt ruột, ngay cả Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde cũng mất kiên nhẫn trước việc Mỹ trì hoãn quá lâu chương trình cải tổ do Nhà Trắng bảo trợ. Bà Lagarde đã kêu gọi Washington nhanh chóng phê chuẩn đề xuất này để thể chế tài chính này có thể tiếp tục thực thi các nhiệm vụ của mình.
Trước đó, IMF đã buộc phải xây dựng “Kế hoạch B” cho chương trình cải tổ của mình. Theo kế hoạch do Brazil đề xuất, IMF sẽ tách rời 2 nội dung của chương trình cải tổ để cho phép thể chế tài chính này tiến hành cải tổ mà không cần chờ đợi quyết định từ Quốc hội Mỹ.
Video đang HOT
IMF trước hết sẽ tiến hành công tác tái cơ cấu quyền lực như kế hoạch đặt ra hồi năm 2010 bằng việc trao cho các quốc gia đang phát triển nhiều ghế hơn trong Hội đồng quản trị. Đây là nội dung đã được Nhà Trắng chấp thuận song là nguyên nhân khiến chương trình cải tổ hiện vẫn “mắc kẹt” tại Quốc hội Mỹ.
Sau đó, việc gia tăng ngân quỹ sẽ được tiến hành độc lập với nguồn thu từ các thành viên đồng ý tăng hạn ngạch đóng góp cho IMF. Điều này sẽ đe dọa nghiêm trọng đến vị thế vượt trội của Mỹ tại tổ chức tài chính đa phương này do hạn ngạch đóng góp quyết định quyền bỏ phiếu của một quốc gia tại IMF.
Nếu Quốc hội Mỹ vẫn từ chối thông qua chương trình cải tổ, quyền lực bỏ phiếu của Washington tại cơ quan này có thể giảm từ 17,7% xuống còn 9,8%. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến quyền phủ quyết của nền kinh tế lớn nhất thế giới đối với các sáng kiến quan trọng, bởi vì các nội dung quan trọng cần nhận được 85% đồng thuận để được thông qua tại IMF.
Trong 5 năm qua, bất chấp sự hối thúc và sức ép của Tổng thống Barack Obama, Quốc hội Mỹ hết lần này đến lần khác không thông qua kế hoạch đóng góp 63 tỷ USD cho IMF để triển khai chương trình cải tổ tổng thể của tổ chức này với mục tiêu củng cố ảnh hưởng của Mỹ tại IMF.
Một số nghị sĩ quan ngại rằng vị thế của Mỹ tại IMF có thể bị sói mòn nếu như đề xuất này được thông qua. Trong khi đó, tất cả các thành viên còn lại của IMF đã đồng ý với chương trình này.
Theo Báo Tin tức
Mỹ đứng ra đảm bảo cho Ukraine vay 1 tỷ USD
Ngoại trưởng Mỹ đã tuyên bố Mỹ sẽ đứng ra bảo đảm giúp Ukraine được vay 1 tỷ USD và có thể tăng thêm 1 tỷ nữa nếu Kiev tiếp tục các cuộc cải cách kinh tế.
Ngoại trưởng John Kerry (phải) và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tại thủ đô Kiev ngày 5/1. (Ảnh: RT)
Hãng Itar-Tass đưa tin, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 5/2 tuyên bố nước này sẽ đứng ra đảm bảo cho Ukraine vay 1 tỷ USD sau khi Kiev đã ủng hộ các cuộc cải cách kinh tế. Đồng thời, nếu quá trình cải cách tiếp tục được thực hiện, Mỹ sẽ cân nhắc đảm bảo thêm một khoản vay 1 tỷ USD khác cho quốc gia đông Âu này.
Ngoài ra, trong chuyến thăm Kiev hôm 5/2, ông Kerry cũng khẳng định Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine khoản viện trợ nhân đạo 16 triệu USD để giúp đỡ cho người dân đang chịu ảnh hưởng của chiến sự ở miền đông nước này.
Ngoại trưởng Mỹ nhận định dù Ukraine đã có một bước tiến lớn trong quá trình cải cách, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn phía trước. Ngoại trưởng Kerry bổ sung rằng Mỹ, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đang hợp tác chặt chẽ để bảo đảm một tương lai cho nền kinh tế Ukraine.
Phát biểu về xung đột đang diễn ra tại Ukraine, ông Kerry cho biết Mỹ sẵn sàng đóng vai trò là người đảm bảo hòa hình cho miền đông nước này. Hiện Mỹ đang cân nhắc viện trợ vũ khí cho chính phủ Ukraine để chống lại phe ly khai.
Trong một diễn biến có liên quan, chỉ huy cấp cao của liên minh quân sự NATO tại châu Âu, tướng Philip Breedlove, ngày 7/2 phát biểu tại Hội nghị an ninh Munich: "Tôi không nghĩ chúng ta nên loại trừ phương án quân sự".
Tuy vậy, phương án viện trợ vũ khí sát thương cho chính phủ Ukraine của Mỹ bị nhiều nước châu Âu phản đối. Cũng tại hội nghị Munich, Thủ tướng Angela Merkel khẳng định "vấn đề Ukraine không thể được giải quyết bằng quân sự".
Trước đó, Thủ tướng Merkel cùng Tổng thống Pháp Francois Hollande đã đề xuất một giải pháp hòa bình cho xung đột tại Ukraine. Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz cho biết giải pháp này không chỉ được Pháp-Đức đưa ra ở cấp độ quốc gia mà còn nhận được sự ủng hộ của Liên minh châu Âu. Ông Schulz khẳng định: "Đề xuất hòa bình được đưa ra dưới danh nghĩa của châu Âu".
Thoa Phạm
Theo Dantri/Itar-Tass
Châu Âu ra "tối hậu thư" cho Hy Lạp Ngân hàng trung ương châu Âu đêm 4/2 quyết định tạm ngưng các kênh tín dụng ưu đãi cho các Ngân hàng Hy Lạp là đòn cảnh cáo chính phủ mới của nước này. Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras (phải) đã "dịu giọng" đàm phán với các nước châu Âu Về mặt kỹ thuật, quyết định này đồng nghĩa với việc các...