Mỹ bất ngờ đình chỉ viện trợ cho Ukraine
Mỹ đã đóng băng gần như toàn bộ các khoản viện trợ cho Ukraine trong 90 ngày, theo Politico.
Binh sĩ Ukraine chuyển hàng viện trợ của Mỹ tại sân bay Kiev (Ảnh: AFP).
Tạp chí Politico ngày 24/1 đưa tin, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã đóng băng gần như toàn bộ các khoản viện trợ cho Ukraine trong 90 ngày. Động thái này diễn ra sau khi Tổng thống Donald Trump ra lệnh xem xét lại mọi khoản viện trợ nước ngoài của Mỹ.
Politico dẫn một tài liệu nội bộ cho biết Ngoại trưởng Rubio đã chỉ thị tất cả các cơ quan ngoại giao và lãnh sự ban hành “lệnh ngừng hoạt động” đối với gần như tất cả “các khoản viện trợ nước ngoài hiện có”.
Theo Politico, lệnh này đã “gây sốc” cho các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ và dường như áp dụng cho cả việc viện trợ quân sự cho Ukraine.
Politico dẫn lời 3 quan chức đương nhiệm và 2 cựu quan chức quen thuộc với vấn đề này cho biết, chỉ thị của Ngoại trưởng Rubio đồng nghĩa với việc “sẽ không có thêm hành động nào được thực hiện để phân bổ tiề.n viện trợ cho các chương trình đã được chính phủ Mỹ chấp thuận”.
BBC, hãng tin đã tiếp cận bản ghi nhớ của Bộ Ngoại giao Mỹ, cũng cho biết bản ghi nhớ này dường như “ảnh hưởng đến mọi thứ, từ viện trợ phát triển đến viện trợ quân sự”.
Bản ghi nhớ được cho là đã cấp ngoại lệ đối với viện trợ quân sự cho Israel và Ai Cập, song không đề cập đến các quốc gia khác.
Tổng thống Trump trước đó đã ra lệnh đình chỉ trong 90 ngày tất cả “viện trợ phát triển nước ngoài để đán.h giá hiệu quả chương trình và tính nhất quán với chính sách đối ngoại của Mỹ”.
“Việc phân bổ viện trợ nước ngoài hiện tại không phù hợp với lợi ích của Mỹ và trong nhiều trường hợp đi ngược lại các giá trị của Mỹ và gây bất ổn cho hòa bình thế giới bằng cách thúc đẩy các ý tưởng ở nước ngoài đi ngược lại trực tiếp với các mối quan hệ hài hòa và ổn định nội bộ và giữa các quốc gia”, sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump nêu lý do tạm đình chỉ các chương trình hỗ trợ nước ngoài.
Hiện chưa rõ quyết định này sẽ ảnh hưởng đến bao nhiêu viện trợ của Mỹ vì nguồn tài trợ cho một số chương trình đã được quốc hội phân bổ.
Trong phiên điều trần tại Thượng viện, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết: “Mỗi đồng USD chúng ta chi tiêu, mỗi chương trình chúng ta tài trợ và mỗi chính sách chúng ta theo đuổi đều phải được chứng minh bằng câu trả lời cho 3 câu hỏi đơn giản: Chúng có làm cho nước Mỹ an toàn hơn, mạnh mẽ hơn và thịnh vượng hơn không”.
Ông Trump từ lâu đã phản đối viện trợ nước ngoài mặc dù thực tế là khoản hỗ trợ đó thường chiếm khoảng 1% ngân sách liên bang, ngoại trừ trong những trường hợp bất thường như hàng tỷ USD vũ khí được cung cấp cho Ukraine.
Một số quốc gia nhận viện trợ lớn nhất của Mỹ gồm Israel (3,3 tỷ USD mỗi năm), Ai Cập (1,5 tỷ USD mỗi năm) và Jordan (1,7 tỷ USD mỗi năm). Tuy nhiên, những viện trợ này khó cắt giảm do nằm trong gói viện trợ dài hạn có từ nhiều thập niên trước và trong một số trường hợp được điều chỉnh bởi các nghĩa vụ theo hiệp ước.
Mỹ đóng băng loạt viện trợ nước ngoài, đổi tên vịnh Mexico
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 24.1 ban hành lệnh 'ngừng hoạt động' đối với mọi khoản viện trợ nước ngoài hiện có và tạm dừng viện trợ mới.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết quy định trên sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Theo Reuters, động thái này có thể cắt giảm hàng tỉ USD viện trợ của Mỹ trên toàn thế giới. Mỹ là nhà tài trợ viện trợ lớn nhất toàn cầu. Trong năm tài chính 2023, Mỹ đã giải ngân 72 tỉ USD viện trợ nước ngoài.
Động thái trên diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh tạm dừng để chờ đán.h giá về hiệu quả và tính nhất quán trong chính sách đối ngoại của ông. Trước đó, Tổng thống Trump đã ra sắc lệnh hành pháp đình chỉ các chương trình viện trợ nước ngoài trong 90 ngày vào ngày 20.1.
Ông Trump đòi giảm lãi suất, giá dầu trên toàn cầu, sẵn sàng trừng phạt cả đồng minh
"Việc phân bổ viện trợ nước ngoài hiện tại không phù hợp với lợi ích của Mỹ và trong nhiều trường hợp đi ngược lại các giá trị của Mỹ và gây bất ổn cho hòa bình thế giới bằng cách thúc đẩy các ý tưởng ở nước ngoài đi ngược lại trực tiếp với các mối quan hệ hài hòa và ổn định nội bộ và giữa các quốc gia", sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump nêu lý do tạm đình chỉ các chương trình hỗ trợ phát triển nước ngoài.
Theo Reuters dẫn bức điện tín được Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio chấp thuận, sắc lệnh trên sẽ được miễn trừ cho Israel và Ai Cập. Không có quốc gia nào khác được đề cập trong bức điện tín, bao gồm cả Ukraine.
Quân nhân Mỹ vận chuyển các kiện hàng viện trợ nhân đạo cho người dân Gaza ngày 5.3.2024. ẢNH: REUTERS
Politico cho hay các quan chức Mỹ cực kỳ lo ngại việc bỏ qua viện trợ cho Ukraine - những người coi việc hỗ trợ Kyiv là điều cần thiết để đối phó Moscow.
Reuters dẫn nguồn tin giấu tên đán.h giá: "Việc đóng băng các khoản viện trợ quốc tế trên sẽ khiến các đối tác quốc tế của Mỹ tìm kiếm các đối tác tài trợ khác - có thể là các đối thủ cạnh tranh và kẻ đối địch - để lấp đầy khoảng trống và thay thế ảnh hưởng của Mỹ nếu tình trạng đình chỉ viện trợ kéo dài".
Một quan chức cấp cao thuộc Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) nhận định: "Các tổ chức sẽ phải dừng mọi hoạt động, bao gồm mọi dịch vụ y tế cứu người, HIV/AIDS, dinh dưỡng, sức khỏe bà mẹ và tr.ẻ e.m, mọi công việc nông nghiệp, mọi sự hỗ trợ của các tổ chức".
Trong một diễn biến khác, Bộ Nội vụ Mỹ ngày 24.1 cho biết rằng họ đã chính thức đổi tên vịnh Mexico thành vịnh Mỹ. "Theo chỉ đạo của tổng thống, vịnh Mexico từ nay sẽ chính thức được gọi là vịnh Mỹ và đỉnh núi cao nhất Bắc Mỹ sẽ một lần nữa mang tên núi McKinley", theo Reuters dẫn thông báo của Bộ Nội vụ Mỹ.
Tổng thống Trump đã ra lệnh đổi tên các địa danh trên như một phần trong loạt hành động hành pháp sau khi nhậm chức vào ngày 20.1.
Bộ Nội vụ Mỹ cho biết: "Những thay đổi này tái khẳng định cam kết của quốc gia trong việc bảo tồn di sản hùng vĩ của Mỹ và đảm bảo rằng các thế hệ người Mỹ tương lai sẽ tôn vinh di sản của những anh hùng và tài sản lịch sử của đất nước".
Xuất khẩu vũ khí của Mỹ đạt kỷ lục vào năm 2024
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 24.1 cho biết doanh số bán thiết bị quân sự của Washington cho các chính phủ nước ngoài vào năm 2024 đã tăng 29%, lên mức kỷ lục 318,7 tỉ USD trong bối cảnh nhiều quốc gia tìm cách bổ sung kho dự trữ vũ khí để viện trợ cho Ukraine và chuẩn bị cho các cuộc xung đột tiềm tàng.
Theo Reuters dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ, việc mua bán và chuyển giao vũ khí được coi là "công cụ chính sách đối ngoại quan trọng của nước này, có khả năng tác động lâu dài đến an ninh khu vực và toàn cầu". Cổ phiếu của các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ như Lockheed Martin, General Dynamics, Northrop Grumman được kỳ vọng sẽ tăng mạnh mẽ hơn trong năm nay trong bối cảnh bất ổn toàn cầu gia tăng.
Ukraine phóng loạt 10 tên lửa tầm xa do phương Tây viện trợ vào Nga Nga tuyên bố đán.h chặn thành công 9/10 tên lửa tầm xa do phương Tây viện trợ cho Ukraine nhằm vào một nhà máy hóa chất của Moscow. Tên lửa ATACMS đã được Mỹ viện trợ cho Ukraine (Ảnh minh họa: US Defense News). Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/12 cáo buộc rằng Ukraine đã phóng 6 tên lửa ATACMS tầm xa do...