Mỹ bất lực với Facebook, Google
FTC phạt Facebook, Google số tiền ‘kỷ lục’ nhưng chỉ ‘muối bỏ bể’ so với doanh thu của 2 ông lớn này. Điều đó còn cho thấy sự chùn bước của Mỹ trước các sai phạm lớn.
Washington được cho là đang quyết tâm phá vỡ sự độc quyền của các công ty công nghệ thuộc nhóm “Big Tech” bao gồm Amazon, Apple, Facebook và Google.
YouTube vừa bị phạt 170 triệu USD vì vi phạm các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư cho trẻ em.
Theo CNBC, Bộ Tư pháp Mỹ đang hướng tới việc đánh giá toàn diện những công ty công nghệ nhằm hỗ trợ cho cuộc điều tra chống độc quyền nhắm vào Google và Facebook.
Đã có nhiều án phạt được đưa ra, nhưng chỉ nhẹ nhàng như gãi ngứa các ông lớn công nghệ. Điều đó phần nào cho thấy, chính phủ Mỹ hiện vẫn chưa sẵn sàng thẳng tay chấn chỉnh ngành công nghệ.
Phạt tội tày trời như gãi ngứa
Hôm 4/9, Ủy ban thương mại Mỹ (FTC) chính thức đưa ra án phạt kỷ lục 170 triệu USD cho Google – chủ sở hữu YouTube – với cáo buộc vi phạm các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư cho trẻ em.
Dù phải nhận án phạt kỷ lục nhưng việc kinh doanh của Google dường như không bị ảnh hưởng nhiều. Thậm chí, ngay sau khi có tin YouTube sẽ cần chi 170 triệu USD để dàn xếp các cáo buộc, cổ phiếu của Alphabet (tập đoàn mẹ của Google) còn tăng trên sàn chứng khoán.
Sở dĩ xảy ra nghịch lý như vậy bởi vì án phạt đường như chẳng thấm vào đâu so với doanh thu hàng ngày của Alphabet. Theo CNBC, dựa trên báo cáo quý II/2019, doanh thu trung bình hàng ngày của Alphabet đạt 400 triệu USD.
Chuyện FTC phạt Google cũng giống với trường hợp của Facebook. Hồi tháng 7, FTC quyết định thông qua mức phạtkỷ lục 5 tỷ USD với Facebook vì vi phạm quyền riêng tư của người dùng.
Mức phạt 5 tỷ USD của Facebook là kỷ lục đối với một công ty công nghệ, nhưng không thấm vào đâu so với lợi nhuận của công ty này.
Tuy vậy, án phạt 5 tỷ USD với Facebook như gãi ngứa. Số tiền phạt này không thấm gì so với 16,9 tỷ Facebook kiếm được quý II/2019.
Thêm vào đó, theo WSJ, sau khi thông tin Facebook bị phạt 5 tỷ USD được công bố, cổ phiếu của công ty này tăng 1,8% giá trị trong phiên giao dịch ngày 12/7 và đem về 6 tỷ USD vốn hóa cho Facebook vào cuối ngày.
Bất chấp các hình phạt và những lời phàn nàn từ một số chính trị gia về việc “xé nhỏ” công ty, cổ phiếu của Facebook đã tăng hơn 40% trong năm 2019.
Video đang HOT
Trong khi đó, quyết định hôm 4/9 đã là thỏa thuận thứ 3 mà FTC đạt được với Google từ năm 2011, khi cơ quan này buộc tội công cụ tìm kiếm hàng đầu thế giới “lập lờ” trong công tác bảo mật.
Trước án phạt 5 tỷ USD dành cho Facebook, kỷ lục cũ về mức phạt thuộc về Google với 22 triệu USD nộp cho FTC năm 2012 vì xâm phạm quyền riêng tư của người dùng Safari.
Kể từ đó cho đến nay, Google dường như không hề bị ảnh hưởng sau án phạt. Cổ phiếu của Google đã tăng đến hơn 260% kể từ án phạt lịch sử năm 2012. Hiện tại, giá trị vốn hóa của Google đạt hơn 800 tỷ USD với doanh thu cùng lợi nhuận đều tăng gấp đôi so với năm 2012.
Không ai biết nên trừng trị như thế nào
CNBC nhận định, chính phủ Mỹ hoàn toàn có thể mạnh tay hơn để thay đổi ngành công nghệ bằng cách buộc các “ông lớn” thay đổi nền tảng hoạt động kinh doanh.
Đơn cử như Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, ứng viên nhắm đến ghế Tổng thống Mỹ từng đưa ra đề xuất chia nhỏ nhóm “Big Tech” và tách biệt các đơn vị kinh doanh.
Nếu chiến dịch tranh cử của Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren thành công, các tập đoàn công nghệ lớn sẽ phải dè chừng.
Cho đến nay, tranh cãi về “Big Tech” vẫn là một trong số những chủ đề chưa được thống nhất trong chính phủ Mỹ. Ngay cả trong chính nội bộ của FTC hiện nay vẫn còn tồn tại sự phân chia đảng phái rõ ràng.
Cả 2 thỏa thuận dàn xếp với Facebook và Google gần đây đều được các ủy viên của FTC thông qua với tỷ lệ 3 phiếu thuận và 2 phiếu chống. Hai ủy viên đảng Dân chủ chính là những người bỏ phiếu chống vì cho rằng án phạt của FTC không đủ sức răn đe các hành vi nguy hại.
Thậm chí, trong cuộc họp báo ngày 4/9, Andrew Smith – giám đốc Cục Bảo vệ người tiêu dùng của FTC cho biết ông “rất buồn” khi chứng kiến sự phân chia đảng phái trong nội bộ.
“Tôi mong rằng các doanh nghiệp không nghi ngờ quyết tâm của chúng tôi. Đây là một án phạt mang tính lịch sử và gây bất ngờ lớn trong bảo mật dữ liệu người dùng”, Smith nói.
Scandal vẫn chưa dứt với Facebook. Ngày 5/9, Tech Crunch tiết lộ thông tin từ một máy chủ chứa dữ liệu của hơn 419 triệu người dùng Facebook trên toàn thế giới vừa bị rò rỉ trên mạng.
Bất kỳ ai cũng có thể truy cập dữ liệu của hơn 133 triệu người dùng Mỹ, 18 triệu người dùng Anh và nhiều quốc gia khác. 50 triệu người dùng Việt Nam cũng bị ảnh hưởng.
Đây là bê bối bảo mật lớn nhất, mới nhất của Facebook sau scandal Cambridge Analytica (hơn 80 triệu hồ sơ người dùng bị lợi dụng trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016).
Theo zing
Khi Facebook mở quán café, Apple tạo quảng trường và Google lập thành phố thông minh
Cà phê miễn phí, xe đạp cho mượn và các sự kiện công cộng: Đây là một số tiện ích mà các thương hiệu công nghệ và ngân hàng cung cấp tại những không gian bán lẻ thế hệ mới.
Sau khi đối mặt với nhiều vụ bê bối về quyền riêng tư, Facebook đã công bố kế hoạch mở một loạt năm "Facebook Café" trên khắp Vương quốc Anh vào đầu tháng 9.
Ở đó, bạn sẽ có thể kiểm tra quyền riêng tư của mình cùng với cà phê miễn phí, theo Evening Standard. Kế hoạch này được gọi là một "trò PR", có thể là vậy. Nhưng trong bối cảnh mà các công ty công nghệ đang xây dựng sự hiện diện trong các thành phố, có lẽ Facebook gia nhập bữa tiệc có phần hơi muộn.
Nhiều thành phố lớn vẫn đang hình dung xem cần phải làm gì trong một thế giới thời "hậu Amazon": Những cửa hàng bán lẻ quen thuộc từng phủ đầy các con đường đã bị đóng cửa ồ ạt trong thập niên qua và điều này có vẻ không dừng lại.
Năm ngoái, 5.824 cửa hàng ở Mỹ đã phải đóng cửa và trong năm nay 7.062 cửa hàng đã đóng cửa; các nhà phân tích tin rằng cho đến cuối năm 2019 sẽ có hơn 12.000 cửa hàng phải đóng cửa.
Các doanh nghiệp thành công chuyển vào những chỗ trống này thường tập trung vào trải nghiệm, cung cấp dịch vụ cần thiết do con người phục vụ hơn là các loại hàng hóa mà người tiêu dùng dễ dàng đặt hàng qua mạng trực tuyến.
Chẳng hạn, các trung tâm trị liệu thể chất là một trong những dịch vụ "nóng nhất" trong xu hướng bán lẻ mới hiện giờ. Không chịu thua kém, ngành công nghệ cũng đang xây dựng một dấu ấn ngoại tuyến, tìm cách tái định vị các thương hiệu công nghệ như những sự hiện diện thân thiện, dễ tiếp cận ở các thành phố và khu vực lân cận.
Năm 2017, Apple bắt đầu điều chỉnh các cửa hàng của họ và miêu tả chúng như là những "town square" (quảng trường thành phố). Đây là một sự chuyển đổi tinh tế về mặt ngôn ngữ nhằm tái định vị các cửa hàng Apple như "những nơi tụ tập" và dĩ nhiên mang lại cơ hội để công chúng được sống cùng thương hiệu - sống cùng Apple.
Trong khi đó, công ty mẹ Alphabet của Google đang tiến xa hơn và "chiếm chỗ" trong các thành phố. Chẳng hạn, Alphabet có kế hoạch phát triển Quayside thành "một khu vực thành phố thông minh" ở Toronto - nơi sẽ có mọi thứ từ nhà cửa, không gian văn phòng cho đến khu vực công cộng - tất cả đều được sản xuất bởi tập đoàn công nghệ khổng lồ này.
Trở lại với ý tưởng Facebook Café. Facebook, với tư cách là một nền tảng kỹ thuật số, là một thương hiệu được xây dựng dựa trên bạn bè của bạn.
Bạn có thể không đánh giá cao các chính sách quyền riêng tư lỏng lẻo của Mark Zuckerberg, nhưng bạn yêu tất cả những bức ảnh cún con và em bé trên Facebook. Và bạn có khuynh hướng so sánh cuộc sống của mình với những người khác, vì vậy bạn tiếp tục quay lại đây.
Thế mạnh lớn nhất của Facebook là họ đã thực sự xây dựng quảng trường thành phố (kỹ thuật số), tuy nhiên, cũng đã làm méo mó quảng trường đó thông qua các thuật toán của họ.
Facebook có thể vẫn là một điểm đến phổ biến, nhưng nó không phải là một địa điểm. Ngoài các hoạt động bảo mật kém, việc giao dịch với dịch vụ khách hàng mơ hồ của Facebook cũng giống như hét vào một khoảng không. Chính vì thế, một quán cà phê ngoại tuyến có thể là một động thái PR thông minh của Facebook, làm dịu đi cảm xúc của công chúng, nhưng nó cũng là biểu hiện đầu tiên của Facebook cho một vị trí thực trên bản đồ với đội ngũ nhân viên mà bạn thực sự có thể nói chuyện với họ.
Facebook sẽ xuất hiện như một trải nghiệm thực với những con người bằng xương bằng thịt thay vì chỉ hiện diện trên môi trường kỹ thuật số.
Giống như Apple, Amazon và Google/Alphabet, Facebook muốn đưa thương hiệu của mình vào thế giới thực bằng một quán cà phê địa phương thân thiện, nơi bạn có thể dừng lại để uống cà phê nếu bạn đồng ý kiểm tra chính sách riêng tư trên tài khoản của bạn.
Khi các thương hiệu này trở thành địa điểm, chứ không chỉ là nền tảng kỹ thuật số, chúng sẽ có tác động sâu sắc đến các thành phố, biến các Phố chính (Main Street) trở nên tương đương với màn hình chính trên điện thoại thông minh của bạn.
Chúng ta vẫn phải chờ đợi để thấy chính xác bằng cách nào họ có thể làm điều đó và thay đổi cuộc sống của các cộng đồng. Nhưng các thành phố của chúng ta sẽ không bao giờ còn giống y như cũ.
Theo người đưa tin
Từ nay, làm ở Google sẽ không như xưa Những quy tắc nội bộ mới của Google buộc nhân viên phải chịu trách nhiệm về những gì đã nói tại trụ sở làm việc và sẽ có những quản trị viên để quản lý bảng trò chuyện công ty. Theo Bloomberg, công ty mẹ của Google, Alphabet .Inc đã ban hành một số quy tắc nội bộ mới nhằm ngăn chặn các...