Mỹ bắt giữ kĩ sư gián điệp quân sự của Iran
Một kĩ sư làm việc cho cơ quan quốc phòng Mỹ vừa bị buộc tội chuyển những tài liệu quân sự mật cho Iran.
Những tài liệu này bao gồm thông tin liên quan đến chương trình Air Force’s F-35 Joint Strike Fighter (JSF) cũng như nhiều thông tin về động cơ máy bay quân sự.
Máy bay quân sự F-35 Lightning II joint strike fighter (JSF) của Mỹ
Kĩ sư này tên Mozaffar Khazaee, là công dân Mỹ nhưng cũng đồng thời cũng có quyền công dân của Iran. Ông này đã bị bắt ở sân bay quốc tế Newwark Liberty vào tuần trước, trước khi chuẩn bị lên chuyến bay đến Frankfurt, Đức. Điểm đến cuối cùng sẽ là Tehran, Iran.
Video đang HOT
Những nhân viên điều tra đã chặn đứng được một lô hàng hoá được đánh dấu là “vật dụng trong nhà” mà Khazaee đã chuyển đến Iran. Bên trong lô hàng này chứa hàng nghìn trang tài liệu về chương trình JSF, bao gồm cả thông số kĩ thuật, biểu đồ, thiết kế và cách vận hành các động cơ máy bay. Tuy nhiên, những tập hồ sơ này không hề ghi tên của người nhận mà chỉ viết tắt “công ty A”, “công ty B” và “công ty C”.
Khazaee làm việc lần cuối cho cơ quan quốc phòng Mỹ vào tháng 8. Nếu bị kết án, ông này có thể bị ngồi tù 10 năm cùng nộp phạt số tiền lên đến 250.000 USD
Theo ANTD
Nga tiếp tục "bán máu" cho không quân Trung Quốc
Một thông tin nội bộ ngành sản xuất động cơ Nga tiết lộ, nước này sẽ cung cấp phiên bản cải tiến mới nhất của thế hệ động cơ AL-31 là AL-31M cho Trung Quốc và rất có thể nó sẽ được lắp đặt trên loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 của Trung Quốc là J-20.
Tạp chí quốc phòng Canada Kanwa Defence Review viện dẫn nguồn thông tin nội bộ của Nhà máy chế tạo động cơ Saturn của Nga cho biết, Nga sẽ bán cho Trung Quốc động cơ AL-31M là phiên bản nâng cấp rất mạnh của loại động cơ AL-31F. Đồng thời, trong năm 2013, Moscow cũng bán và bảo dưỡng cho Bắc Kinh 100 động cơ tương đối tiên tiến là AL-31FN.
Việc Trung Quốc liên tục nhập khẩu động cơ AL-31F cho thấy 2 vấn đề. Một là nước này vẫn chưa có tiến bộ gì trong sản xuất động cơ máy bay quốc nội WS-10 Thái Hàng. Công nghiệp sản xuất động cơ là một ngành siêu khó, cần có nền tảng công nghệ cao và quá trình tích lũy kinh nghiệm lâu dài. Để có được như ngày hôm nay, nhà sản xuất động cơ Nga đã trải qua quá trình tích lũy kinh nghiệm gần một thế kỷ.
Vấn đề thứ hai là Trung Quốc vẫn đang tiếp tục sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ J-10 nhưng chủ yếu tập trung vào J-10B. Số lượng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 3 của Trung Quốc vẫn chưa đủ (dự kiến chế tạo ít nhất 1000 chiếc J-10) nên họ đang dốc toàn lực vào chế tạo máy bay J-10 dẫn đến phải ồ ạt nhập khẩu động cơ máy bay của Nga, đồng thời ngành chế tạo vật liệu tổng hợp trong nước cũng không theo kịp tốc độ sản xuất máy bay.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 J-20 và J-31 của Trung Quốc đang thử nghiệm với động cơ AL-31FN và RD-93 của Nga
Kanwa cho biết, trước đây Trung Quốc đã nhập khẩu một số lượng lớn thiết bị đại tu động cơ AL-31F từ Ukraina, nhưng do AL-31F và AL-31FN khác nhau nhiều về công nghệ nên phần lớn động cơ máy bay Trung Quốc vẫn phải mang sang Nga sửa chữa và đại tu. Trong khi đó, một số lượng lớn các máy bay chiến đấu J-11B đã sử dụng động cơ quốc nội WS-10A Thái Hàng của Công ty sản xuất động cơ Lê Minh.
Công ty động cơ Saturn đặc biệt lưu ý là sang năm 2014 họ sẽ cung cấp cho Trung Quốc loại động cơ mới là AL-31F-S42 hay còn gọi là AL-31M. Loại động cơ này có lực đẩy 13.500kg, hơn hẳn 1.000kg so với động cơ AL-31FN hiện đang sử dụng rộng rãi trong các loại máy bay Trung Quốc. Lực đẩy chưa đốt sau của nó cũng cao hơn gấp bội so với thế hệ trước (8.250kg/7.770kg).
Do kích thước cánh quạt tăng lên từ 905 lên 924mm nên trọng lượng của động cơ AL-31M cũng lớn hơn so với AL-31F (1.520/1.490kg), tuổi thọ của động cơ cũng tương đương với AL-31F với 4.000 giờ bay, nhưng lượng nhiên liệu tiêu hao ít hơn so với loại động cơ cũ. Hiện nay, AL-31M chủ yếu được lắp ráp trên phiên bản mới nhất của dòng Su-27 là tiêm kích đa năng Su-27SM và máy bay ném bom Su-34 của không quân Nga.
Rất có thể động cơ mới AL-31M sẽ được sử dụng trên nguyên mẫu thử nghiệm của J-20
Kanwa nhận định, rất có thể loại động cơ mới nhập này cũng sẽ được trang bị trên máy bay tiêm kích hạm J-15 và mổ xẻ nghiên cứu để nâng cao tính năng của động cơ WS-10A Thái Hàng. Xem xét tình trạng nguyên mẫu thử nghiệm của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 J-20 vẫn đang sử dụng động cơ AL-31FN, Kanwa cho rằng, Trung Quốc sẽ thay nó bằng AL-31M để nâng cao hiệu suất thử nghiệm của các nguyên mẫu này.
Công ty Saturn cho biết, tuy Trung Quốc không có nguyện vọng nhập khẩu động cơ phản lực vector (động cơ phản lực đa hướng) nhưng AL-31M về bản chất vẫn là loại động cơ có thể sử dụng phối hợp với các miệng vòi phun vector. Sau khi nhập khẩu, AL-31M sẽ giúp máy bay tiêm kích hạm J-15 có khả năng cơ động mạnh nhất trong số máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Hiện nay, từ J-10 cho đến J-11 và cả loại máy bay Su-30MKK nhập khẩu từ Nga vẫn đang sử dụng động cơ AL-31F/FN có tính năng kém hơn.
Theo ANTD
Hiểu sao cho phải ? Trong những ngày này, dư luận chính trường nhiều nước thành viên EU sôi động về việc cựu tỉ phú Nga Mikhail Khodorkovsky được Tổng thống Vladimir Putin ân xá sau hơn 10 năm ngồi tù. Thiên hạ cũng biết thêm nhiều về những dàn xếp ngoại giao ở hậu trường, đặc biệt giữa chính phủ Đức, thông qua cựu Ngoại trưởng Đức...