Mỹ bắt giữ các nhà môi giới bất động sản hạng sang với cáo buộc tấn công tình dục
Ngày 11/12, Văn phòng Công tố Mỹ tại Manhattan cho biết đã bắt giữ 2 anh em Oren Alexander, 38 tuổi và Tal Alexander, 37 tuổi, đồng sáng lập công ty môi giới bất động sản hạng sang Official, cùng em trai là Alon Alexander, 37 tuổi, tại Florida với cáo buộc tấn công tình dục hàng chục phụ nữ.
Những người này đều cư trú tại Miami, dự kiến sẽ hầu tòa tại Miami, sau đó tiếp tục bị đưa đến New York.
Công tố viên Damian Williams cho biết các nghi phạm đã lợi dụng sự giàu có và địa vị của mình để thực hiện hành vi phạm tội. Theo bản cáo trạng dài 8 trang, các bị can tìm kiếm nạn nhân qua mạng xã hội, ứng dụng hẹn hò, gặp gỡ trực tiếp và dịch vụ tổ chức sự kiện, mời họ đến các bữa tiệc, sự kiện và các chuyến du lịch, sau đó dụ dỗ, chuốc thuốc (cocaine, nấm gây ảo giác và GHB) rồi tấn công tình dục. Các vụ phạm tội này kéo dài hơn 1 thập niên, từ năm 2010 đến ít nhất năm 2021.
Các nghi phạm đang phải đối mặt với nhiều tội danh, trong đó có âm mưu tấn công tình dục, tấn công tình dục bằng vũ lực, lừa đảo hoặc cưỡng ép.
Nếu bị kết tội, các đối tượng trên có thể chịu mức án chung thân.
Do đó, các công tố viên đề nghị Tòa án cho tạm giam các bị can cho đến khi xét xử để tránh rủi ro họ có thể bỏ trốn.
Hiện luật sư của Tal từ chối bình luận, trong khi luật sư của 2 nghi phạm còn lại tuyên bố các thân chủ của họ vô tội.
Theo tờ The New York Times, Oren và Tal Alexander đã từ chức tại Official hồi tháng 6, trong khi Alon Alexander là giám đốc điều hành tại một công ty an ninh tư nhân.
Video đang HOT
Official là công ty môi giới mua bán và cho thuê bất động sản cao cấp tại New York, Miami, Hamptons gần New York và Aspen, Colorado. 2 năm trước, Tal và Oren Alexander được vinh danh trong bài viết trên tờ The New York Times về các dự án kinh doanh bất động sản thành công của họ, trong đó có việc bán một căn hộ áp mái rộng 2.230 m2 ở Manhattan với giá 234 triệu USD.
Các đối tượng trên từng bị kiện tại tòa án dân sự về các cáo buộc tấn công tình dục song đều tuyên bố vô tội.
Cuộc khủng hoảng kế nghiệp của giới đại gia Trung Quốc
Nền kinh tế Trung Quốc đang đối diện một cuộc khủng hoảng ngầm khi thế hệ doanh nhân đời đầu bước sang tuổi xế chiều và gặp khó khăn trong việc chuyển giao cơ nghiệp đồ sộ cho thế hệ kế tiếp.
Khi doanh nhân Tông Khánh Hậu, đại gia từng là người giàu nhất Trung Quốc, qua đời vào tháng 2 ở tuổi 79, quý nữ Tông Phức Lỵ (Kelly Zong) của ông kế thừa cơ nghiệp hàng tỉ USD của cha tại tập đoàn Wahaha Hàng Châu và trở thành người phụ nữ giàu nhất Trung Quốc chỉ sau một đêm. Tuy nhiên, những diễn biến hậu trường của cuộc chuyển giao được cho là vô cùng kịch tính.
Chủ tịch Wahaha Hàng Châu Tông Khánh Hậu trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh hồi năm 2013. ẢNH: AFP
Theo tờ South China Morning Post, màn "cung đấu" tại Wahaha Hàng Châu cũng làm nổi bật cuộc khủng hoảng ngầm tại các đế chế kinh doanh của quốc gia tỉ dân, khi thế hệ doanh nhân đời đầu bước sang tuổi xế chiều. Những người này đã tạo dựng nên khối tài sản khổng lồ trong thời kỳ nền kinh tế mở cửa, cải cách và tăng trưởng. Tuy nhiên, khi những "đại gia" này bước vào độ tuổi nghỉ hưu, câu hỏi đặt ra là liệu các con cái của họ, thế hệ kế thừa, có đủ khả năng để tiếp quản và duy trì đế chế kinh doanh gia đình.
'Cha truyền, con nối' có nổi?
Cuộc chuyển giao thế hệ tại các tập đoàn lớn đặt ra vô vàn thách thức cho những người kế thừa như bà Kelly Zong. Mặc dù được đào tạo tại Mỹ và trải qua hơn 2 thập niên làm việc tại Wahaha, leo đến chức Phó chủ tịch vào năm 2021, nữ doanh nhân 42 tuổi được mệnh danh "công chúa Wahaha" cũng gặp không ít khó khăn để lèo lái đế chế kinh doanh qua những mâu thuẫn nội bộ cho đến việc sụt giảm doanh số giữa giai đoạn kinh tế suy thoái. Những doanh nhân thế hệ 2.0 như bà Kelly Zong không chỉ phải đối diện với sự nghi ngờ từ các nhà đầu tư và ban lãnh đạo công ty mà còn phải tìm chiến lược dẫn dắt doanh nghiệp qua giai đoạn nhạy cảm của nền kinh tế Trung Quốc.
Ông Tông Khánh Hậu tuy là người xây dựng Wahaha Hàng Châu vào năm 1987, từ một nhà phân phối nước đóng chai địa phương thành tập đoàn khổng lồ, nhưng từ lâu không còn nắm đa số cổ phần. Khi qua đời, số cổ phần của ông chỉ còn 29,4%, trong khi 46% được cho là của các thực thể thuộc sở hữu của nhà nước và 24,6% của một quỹ sở hữu của nhân viên công ty.
Bà Kelly Zong thừa hưởng toàn bộ tài sản của cha nhưng do không đủ quyền để kiểm soát, mâu thuẫn căng thẳng đã nổ ra giữa bà với các cổ đông lớn khác dẫn đến việc bà Kelly Zong từ chức vào tháng 7 trước khi trở thành Chủ tịch và Tổng giám đốc không lâu sau đó.
"Công chúa Wahaha" không phải là minh chứng duy nhất của việc "cha truyền, con nối" lúc nào cũng suôn sẻ. Nhiều doanh nhân thế hệ thứ 2 cũng phải đối diện khó khăn tương tự trong nỗ lực bước ra khỏi cái bóng của cha mẹ.
Ông Hà Kiếm Phong, con trai của người sáng lập hãng sản xuất đồ gia dụng Midea Hà Hưởng Kiện, bị loại khỏi hội đồng quản trị tập đoàn vào tháng 6 và gặp nhiều thất bại trong những khoản đầu tư riêng. Cuối năm 2023, ông Phong mua 29,4% cổ phần trong công ty nội thất Kuka với giá 8,88 tỉ nhân dân tệ nhưng giá cổ phiếu của công ty sau đó lao dốc, khiến doanh nhân này mất 3,4 tỉ nhân dân tệ. Với việc ông Hà Hưởng Kiện đã ngoài 80 tuổi, tương lai của đế chế Midea trị giá 420 tỉ nhân dân tệ (59 tỉ USD) của ông đang bị đặt dấu hỏi.
Nhân viên tại nhà máy sản xuất máy điều hòa nhiệt độ của Midea tại Quảng Châu. ẢNH: AFP
Tương tự, quý tử Vương Tư Thông của ông trùm bất động sản Vương Kiện Lâm cũng đối diện nhiều trở ngại khi đi theo con đường của người cha. Ông Vương Kiện Lâm từng dẫn dắt đế chế bất động sản, giải trí và thể thao Vạn Đạt (Wanda Group) bành trướng khắp nơi và trở thành doanh nhân giàu nhất Trung Quốc.
Song, con trai sinh năm 1988 của ông lại có chiến lược đầu tư hoàn toàn khác. Thông qua công ty cổ phần tư nhân Prometheus Capital, Vương Tư Thông đầu tư hơn 3 tỉ nhân dân tệ vào các ngành mới nổi như thể thao điện tử (esport) và phát sóng trực tuyến (live streaming). Những khoản đầu tư mạo hiểm giúp anh thu hút được giới trẻ Trung Quốc và đội esport của anh cũng thắng giải đấu Liên minh Huyền thoại thế giới năm 2018. Tuy nhiên, một loạt vụ phá sản khiến Prometheus Capital rơi vào cuộc khủng hoảng nợ vào năm 2020, khiến cho nhiều người đặt dấu hỏi về sự nhạy bén trong kinh doanh của doanh nhân trẻ họ Vương. Dù vẫn là nhà đầu tư tích cực, Vương Tư Thông được cho là đang tìm sự cân bằng giữa mô hình kinh doanh truyền thống của gia đình và khuynh hướng kinh doanh cá nhân.
Tờ South China Morning Post dẫn kết quả khảo sát từ một tổ chức nghiên cứu thuộc Tổng liên đoàn Công Thương Trung Quốc cho thấy từ năm 2017-2022, khoảng 3/4 các công ty gia đình tại Trung Quốc gặp vấn đề kế nghiệp. Trong số đó có nhiều công ty nổi tiếng nhất. Hơn 80% doanh nhân trong danh sách 500 người giàu nhất Trung Quốc năm 2022 từ 50 tuổi trở lên, trong khi người trên 60 tuổi chiếm 30% và trên 70 tuổi là 11%.
Đa số các công ty gia đình tại Trung Quốc đang gặp vấn đề về kế nghiệp trong những năm gần đây. Trong ảnh là khu trung tâm tài chính Phố Đông ở thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. ẢNH: REUTERS
Khác biệt thế hệ
Thách thức đối với thế hệ doanh nhân mới còn đến từ yếu tố môi trường kinh doanh hoàn toàn mới, khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đã chậm lại, các quy định được siết chặt và thay đổi so với trước, cùng những thay đổi trong cấu trúc nền công nghiệp đòi hỏi sự hiện đại hóa nhanh hơn và sâu hơn.
"Trước đây, họ tập trung nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế và các chính sách thường thuận lợi hơn cho phát triển kinh doanh. Giờ đây, các quy định về bảo vệ môi trường và an toàn chặt chẽ hơn nhiều và đó là gánh nặng khổng lồ đối với hầu hết doanh nghiệp vừa và nhỏ", Vic Xu, lãnh đạo một công ty máy móc và phần cứng do cha để lại tại thành phố Trương Gia Cảng, tỉnh Giang Tô cho biết.
"Thời cha tôi, Trung Quốc chuyển tiếp từ xã hội nông nghiệp sang công nghiệp và nhiều người coi những công việc trong nhà máy và đòi hỏi tay nghề kỹ thuật là cơ hội giá trị. Ngày nay, ngay cả khi đã qua thời kỳ chính sách một con với tỷ lệ sinh giảm, số người sẵn sàng đi làm trong nhà máy vẫn ít hơn, dù các ngành truyền thống vẫn cần nguồn nhân lực lớn", vị doanh nhân chia sẻ.
Các doanh nhân trẻ tại Trung Quốc đối diện với nhiều thách thức trong việc kế nghiệp cha mẹ. ẢNH: REUTERS
Easton Li (28 tuổi), được cho đi du học phương Tây từ trung học, gặp khó khăn khi phải thích nghi với môi trường kinh doanh tại Trung Quốc sau khi trông coi mảng tài chính của công ty du lịch lúc người cha bị bệnh thận mãn tính năm 2020. Li về công ty khi ngành du lịch trong nước lao đao vì đại dịch Covid-19 và những khác biệt giữa môi trường kinh doanh trong nước với kiến thức được học ở nước ngoài khiến anh gần như trở thành kẻ ngoại đạo.
Chuyên gia Trần Công, nhà sáng lập Viện nghiên cứu chính sách công độc lập Anbound tại Bắc Kinh, cho biết việc "cha truyền, con nối" là truyền thống tự nhiên nhưng có sự khác biệt nền tảng về cách nhìn giữa thế hệ sau so với thế hệ đi trước, những người thường đi lên từ khó khăn, xây dựng cơ đồ từ hai bàn tay trắng. Trong khi đó, con cái họ lại sống sung túc hơn và một số trường hợp không muốn tiếp quản việc kinh doanh của gia đình, một phần vì e ngại áp lực khổng lồ.
Trong thập niên 2000 và đầu 2010, các doanh nghiệp tư nhân đã bắt được thời cơ thịnh vượng từ sự mở rộng nền kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc, đặc biệt là những ngành sản xuất, bất động sản, internet và hàng tiêu dùng. Theo ông Trần, tài sản của thế hệ trước gắn liền với thời kỳ chuyển đổi với vô số cơ hội. Tuy nhiên, trong môi trường kinh doanh khó lường hơn như ngày nay, thế hệ doanh nhân kế cận sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách trong việc tiếp quản và phát triển các đế chế kinh doanh gia đình và liệu họ có thoát ra khỏi cái bóng của bậc cha chú hay không vẫn còn là dấu hỏi.
Cảnh sát Mỹ tiết lộ cáo buộc tấn công tình dục nhằm vào Bộ trưởng Quốc phòng đề cử Một phụ nữ California đã cáo buộc ông Pete Hegseth, người được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử làm Bộ trưởng Quốc phòng, có hành vi tấn công tình dục tại một khách sạn ở Monterey vào năm 2017. Bức ảnh chụp ông Pete Hegseth năm 2016 tại New York. Ảnh: CNN/TTXVN Ngày 21/11, theo báo cáo mới được cảnh sát...