Mỹ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine nCoV
Một loại vaccine ngừa Covid-19 bắt đầu thử nghiệm tại Mỹ từ ngày 16/3 với 45 tình nguyện viên trẻ.
Những người tham gia thử nghiệm đầu tiên này sẽ nhận được vaccine thử nghiệm vào ngày 16/3, một quan chức chính phủ nói với điều kiện giấu tên vì thử nghiệm chưa được công khai. Vaccine do Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) và Công ty công nghệ sinh học Moderna hợp tác phát triển.
Thử nghiệm diễn ra tại Viện Nghiên cứu Y tế Kaiser Permanente Washington ở Seattle với sự tài trợ từ NIH, quan chức này cho biết.
45 tình nguyện viên trẻ, khỏe mạnh được tiêm vaccine với các liều khác nhau. Họ sẽ không có bất kỳ nguy cơ nhiễm bệnh nào từ các mũi tiêm, vì chúng không chứa virus. Mục tiêu của thử nghiệm lâm sàng lần này là kiểm tra để chắc chắn vaccine không có tác dụng phụ nào đáng lo ngại, tạo tiền đề cho các thử nghiệm lớn hơn.
Thông thường sẽ mất một năm đến 18 tháng để thử nghiệm lâm sàng đầy đủ bất kỳ loại vaccine nào.
Hàng chục nhóm nghiên cứu trên khắp thế giới đang chạy đua để tạo ra vaccine khi các ca nhiễm nCoV tiếp tục tăng mạnh. Một số nhà nghiên cứu còn hướng đến các loại vaccine tạm thời, chẳng hạn như các mũi tiêm có thể bảo vệ sức khỏe của con người một hoặc hai tháng sau mỗi lần tiêm.
Đối với hầu hết mọi người, nCoV chỉ gây các triệu chứng nhẹ hoặc trung bình, chẳng hạn như sốt và ho. Một số người, đặc biệt là người lớn tuổi và người có bệnh lý nền, virus có thể gây bệnh nặng hơn, bao gồm viêm phổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, những người bệnh nhẹ sẽ hồi phục trong khoảng hai tuần, người bệnh nặng hơn có thể mất ba tuần đến sáu tuần để hồi phục.
Tính đến sáng 16/3, Covid-19 xuất hiện tại 157 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 169.000 người nhiễm, gần 6.500 người chết. Các ca nhiễm mới tập trung tại những điểm nóng ở châu Âu như Italy, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Anh. Italy phát hiện thêm 3.590 ca nhiễm, nâng tổng số người dương tính với nCoV lên 24.747, cao thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Tây Ban Nha, Iran và Đức ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày hôm qua trên 1.000.
Lê Cầm (Theo AP)
Theo vnexpress.net
COVID-19 đang lây lan nhưng khoa học khuyên đừng hoảng loạn, vì sao?
Sợ là bản năng tự nhiên của con người, nhờ biết sợ các mối nguy đe đọa sinh tồn của mình nên nhân loại mới còn tồn tại đến ngày nay. Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang lan rộng, chúng ta sợ là điều đương nhiên.
Video đang HOT
Người dân lô A1 chung cư Hòa Bình chờ người thân đến trong thời gian bị cách ly sau khi có một người ở chung cư bị COVID-19 - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Tuy nhiên đừng để nỗi sợ làm ta trở nên hoảng loạn, không còn khả năng suy luận đúng đắn bằng lý trí, dẫn tới tin vào những tin đồn vô căn cứ và những biện pháp phòng ngừa không có cơ sở khoa học đang tràn lan trên mạng.
Các nhà khoa học có uy tín đã đưa ra những thông tin để chúng ta hiểu rõ hơn về mức nguy hiểm của dịch bệnh COVID-19 và lý do tại sao chúng ta đừng nên quá sợ hãi, rằng việc bị nhiễm virus SARS-CoV-2 không có nghĩa là cầm chắc cái chết.
Dưới đây là 10 lý do để chúng ta không hoảng loạn trước sự lây lan của COVID-19, theo TS Ignacio López-Goi - nhà vi sinh học tại Đại học Navarra (Tây Ban Nha):
1. Khoa học đã hiểu rõ về con virus SARS-CoV-2
Năm 1981, xảy ra ca nhiễm virus HIV đầu tiên, phải mất 2 năm trời giới khoa học mới nhận dạng được chủng virus mới này. Còn đối với virus SARS-CoV-2, những ca nhiễm đầu tiên xuất hiện vào ngày 31-12-2019. Chỉ một tuần sau, vào ngày 7-1-2020, y giới đã nhận dạng được chủng virus mới này và xác lập được bản đồ gen của nó.
Nhờ vậy, giới y khoa hiểu rõ hơn về sự đột biến sinh học của nó, một yếu tố rất quan trọng để nghiên cứu thuốc trị và văcxin.
2. Giới y học có cách phát hiện virus nhanh chóng hơn
Chưa đầy nửa tháng kể từ khi xuất hiện các ca nhiễm đầu tiên, ngày 13-1-2020, ngành y tế đã chế tạo được bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh xem một người có bị nhiễm virus hay không. Hiện đã có những thiết bị xét nghiệm mới chế tạo với thời gian cho ra kết quả nhanh hơn (30 phút) thay vì phải mất đến 6 tiếng như trước.
3. Tình hình dịch bệnh đã được cải thiện rõ rệt ở Trung Quốc
Sau thời gian gần 2 tháng hoành hành dữ dội ở Trung Quốc, nhờ những biện pháp quyết liệt và cứng rắn của chính phủ nước này, sự lây lan của dịch bệnh đã được kềm chế. Ở các nước khác, các chỉ báo cho thấy dịch chỉ xuất hiện ở một số vùng, điều này sẽ giúp chính phủ các nước dễ dàng hơn trong việc cô lập các tâm dịch để ngăn chặn lây lan.
4. 81% trường hơp nhiễm là nhẹ, không làm chết người
Trong 81% trường hợp nhiễm, người bị nhiễm không xuất hiện dấu hiệu bệnh hoặc có nhưng khá nhẹ và sau đó tự khỏi nhờ hệ miễn nhiễm của cơ thể đã diệt được virus. Còn lại 14% trường hợp, người nhiễm bị viêm phổi rất nặng phải điều trị hỗ trợ, còn lại 5% bệnh trạng rất nặng và có thể tử vong, nhất là những người ở lứa tuổi từ 60 trở lên hoặc có tiền sử bệnh về hô hấp, tim mạch, tiểu đường...
Một phụ nữ đeo khẩu trang ngừa COVID-19 tại London, Anh - Ảnh: REUTERS
5. Trẻ em ít bị nhiễm, nếu nhiễm cũng khá nhẹ
Những người ở độ tuổi 20 ít bị nhiễm nhất, chỉ có 3% bị nhiễm. Những người dưới 40 tuổi bị nhiễm thì chỉ 0,2% là bị tử vong. Trẻ em ít bị nhiễm nhất và bệnh trạng là khá nhẹ.
6. Số ca hồi phục cao
Hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh đều được chữa khỏi. Tỉ lệ người bị nhiễm đã hồi phục cao gấp 13 lần số người nhiễm bị chết.
7. Virus SARS-CoV-2 có thể bị tiêu diệt dễ dàng
Virus SARS-CoV-2 có thể bị tiêu diệt trong vòng 1 phút bằng xà phòng thông thường, cồn y tế từ 70 độ trở lên, các chất diệt khuẩn và chất khử trùng như nước oxy già (hydrogen peroxide 0,5%) hoặc chất tẩy rửa thông dụng như nước javen (sodium hypochlorite 0,1%).
8. Các nhà khoa học thế giới đã hợp lực lại trên quy mô toàn cầu để chống dịch bệnh
Năm 2003, khi xảy ra đại dịch SARS, trong thời gian hơn 1 năm trời chỉ mới có 60 công trình nghiên cứu về virus SARS được chia sẻ trên mạng chia sẻ thông tin y học thế giới PubMed (PubMed là mạng do cộng đồng y khoa quốc tế thành lập, dùng để chia sẻ các thông tin y học cực kỳ hữu ích cho công cuộc điều trị và phòng chống dịch bệnh toàn cầu).
Còn hiện nay, khoa học và y giới toàn cầu đã hợp lực lại và liên kết chặt chẽ với nhau để chống lại kẻ thù chung của nhân loại. Chỉ sau 1 tháng đã có 164 công trình nghiên cứu về con virus SARS-CoV-2, bao gồm các thông tin về thí nghiệm thuốc trị, bào chế văcxin, kinh nghiệm điều trị, nghiên cứu về gen virus... được công bố trên PubMed và sẽ còn nhiều công trình nghiên cứu nữa. Càng hiểu rõ về "kẻ thù" sẽ càng giúp cho y giới sớm tìm được cách trị con virus quái ác này.
9. Một số mẫu văcxin ngừa virus SARS-CoV-2 đang được thử nghiệm
Nhờ những tiến bộ công nghệ về thiết bị y khoa, máy tính và trí tuệ nhân tạo, việc nghiên cứu một loại văcxin và thuốc điều trị mới không còn phải mất nhiều năm như trước đây. Hiện nay đã có 8 dự án nghiên cứu bào chế văcxin của một số quốc gia có nền y học tiên tiến.
10. Một số thuốc kháng sinh mới đang được thử nghiệm
Hiện đang có khoảng 80 thử nghiệm lâm sàng dùng các loại kháng sinh - trước đây dùng vào điều trị các bệnh nhiễm khuẩn khác. Loại kháng sinh mới nhất là remdesvir, vốn được phát triển để trị bệnh do virus Ebola và SARS, nay dùng trị virus SARS-CoV-2 đã mang lại một số kết quả ban đầu khá khả quan.
Một loại thuốc có từ lâu đời là chloroquin - vốn trước đây chỉ để trị sốt rét, khi phối hợp cùng các thuốc khác cũng cho thấy có khả năng ngăn chặn sự phát triển của virus trong cơ thể.
Các thử nghiệm khác như dùng thuốc oseltamivir (dùng trị virus cúm), dùng protein interferon-1b (đây là protein có chức năng kháng khuẩn trong cơ thể người), kháng huyết thanh trích từ các người nhiễm đã hồi phục và kháng thể đơn dòng để vô hiệu hóa virus.
Các liệu pháp điều trị mới đang được nghiên cứu với sự hỗ trợ của công nghệ trí tuệ nhân tạo AI giúp thu ngắn thời gian tìm kiếm và đạt hiệu quả cao hơn.
Tiến sĩ Ignacio López-Goi hiện đang giảng dạy môn vi sinh và ký sinh trùng tại đại học Navarra (Tây Ban Nha), ông là nhà khoa học có uy tín cao với nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về vi khuẩn, vaccine và dịch bệnh. Năm 2016, ông được trao giải thưởng khoa học uy tín Tesla vì các công trình nghiên cứu của mình.
ĐỒNG PHƯỚC (Nguồn: sciencetimes, ipsnews)
Theo tuoitre.vn
Hoãn phóng tàu vũ trụ ExoMars, virus corona có liên đới Tàu ExoMars dự định bay vào vũ trụ trong năm nay nhưng bị hoãn đến 2022 không chỉ do phải kiểm tra bổ sung mà còn do lo ngại đại dịch Covid-19 có thể làm các nhà du hành không thể bay được. Quyết định này vừa được Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đưa ra. Đây là dự án liên kết...