Mỹ bắt đầu quá trình chuyển 4.000 thủy quân lục chiến đến đảo Guam
Việc chuyển các thành viên lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ đến đảo Guam vừa được triển khai, với kế hoạch chuyển hơn 4.000 nhân sự theo từng giai đoạn.
Hãng Kyodo ngày 14.12 dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay việc chuyển các thành viên lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ từ các căn cứ ở Okinawa (Nhật) đến đảo Guam (Mỹ) vừa bắt đầu, theo thỏa thuận đạt được từ cách đây hơn một thập niên.
Khoảng 100 nhân sự hậu cần sẽ được chuyển đến Guam cho đến năm 2025, trong kế hoạch chuyển hơn 4.000 thành viên nhằm giảm gánh nặng lên các cộng đồng dân cư tỉnh đảo phía nam Nhật.
Mỹ bắt đầu quá trình chuyển 4.000 thủy quân lục chiến đến đảo Guam
Ngoài ra, Mỹ còn có kế hoạch chuyển 5.000 lính thủy quân lục chiến từ Okinawa đến các nơi khác như Hawaii, số thành viên tại Okinawa sẽ giảm xuống còn khoảng 10.000.
“Một cột mốc quan trọng đã đạt được kể từ khi việc di dời Thủy quân Lục chiến Mỹ từ Okinawa đến Guam được quy định trong Lộ trình thực hiện tái cơ cấu quan hệ Mỹ – Nhật Bản vào tháng 5.2006″, theo Bộ Quốc phòng Nhật.
Lính thủ quân lục chiến Mỹ lên máy bay tại Căn cứ Không quân Kadena tại Okinawa. ẢNH: AFP
Trong khi đó, quân đội Mỹ cho biết Washington và Tokyo sẽ “tiếp tục hợp tác để tăng cường khả năng răn đe và ứng phó của liên minh Mỹ – Nhật, đồng thời giảm thiểu tác động đến cộng đồng địa phương, bao gồm cả những cộng đồng ở Okinawa”.
Chưa rõ thời điểm di dời đợt nhân sự thứ 2. Bộ Quốc phòng Nhật cho biết chi phí chuyển lực lượng đến Guam ước tính khoảng 8,6 tỉ USD, trong đó chính phủ Nhật chi 2,8 tỉ USD.
Tỉnh Okinawa của Nhật có 70% các cơ sở chuyên dùng bởi quân đội Mỹ, dù chỉ chiếm 0,6% tổng diện tích cả nước.
Mỹ nhập thủy hải sản Fukushima cho binh sĩ ăn
Washington đã đồng ý giúp bù đắp những tổn thất mà Nhật Bản phải hứng chịu sau lệnh cấm nhập khẩu hải sản nước này từ Trung Quốc.
Binh sĩ Mỹ ăn tối tại Căn cứ Không quân-Thủy quân lục chiến ở Okinawa, Nhật Bản. Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 30/10, Đại sứ Mỹ tại Tokyo Rahm Emmanuel cho biết chính phủ Mỹ đã đồng ý mua hải sản Nhật Bản cho quân đội nước mình nhằm giúp giảm thiểu thiệt hại kinh tế từ quyết định xả nước thải phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ra Thái Bình Dương.
Lực lượng vũ trang Mỹ sẽ ký hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp thủy sản Nhật Bản để giúp nước này tránh được tổn thất trước lệnh cấm nhập khẩu của Trung Quốc. Đại sứ Emmanuel cho biết thêm cá, sò điệp và các thực phẩm khác của Nhật Bản sẽ được phục vụ trên các tàu của Hải quân Mỹ, cũng như được dự trữ tại các nhà kho và phòng ăn tại 17 căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực.
Đại sứ Emmanuel thừa nhận việc cung cấp hải sản Nhật Bản cho lính Mỹ sẽ không bù đắp hoàn toàn việc Nhật Bản mất đi thị trường Trung Quốc rộng lớn, nhưng đây sẽ là tuyên bố đanh thép trước "sức ép kinh tế" từ phía Bắc Kinh.
Trung Quốc, từng là nước nhập khẩu cá lớn nhất của Nhật Bản, đã cấm tất cả hải sản nhập khẩu từ Nhật Bản vào tháng 8, với lý do lo ngại về khả năng ô nhiễm phóng xạ. Bắc Kinh chỉ trích quyết định của chính phủ Nhật Bản bắt đầu xả nước thải Fukushima ra Thái Bình Dương, gọi hành động này là "ích kỷ và vô trách nhiệm". Đầu tháng 10, Nga cũng đưa ra một quyết định tương tự.
Về phần mình, chính phủ Nhật Bản nhiều lần bảo vệ kế hoạch xả nước thải là an toàn. Theo hãng tin Kyodo, kể từ tháng 8, Tập đoàn Điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima, đã xả thải khoảng 15.600 tấn nước được xử lý bằng hệ thống lọc để loại bỏ các đồng vị phóng xạ, ngoại trừ triti. Lượng triti còn lại sau đó được pha loãng đến tỷ lệ 1/40, mức nồng độ cho phép theo tiêu chuẩn an toàn của Nhật Bản. Các chuyên gia cho biết lượng tritium trong môi trường sẽ cực nhỏ do hòa lẫn với nước biển. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã ủng hộ kế hoạch này.
Trung Quốc trừng phạt công ty Mỹ, cảnh báo lằn ranh đỏ về Đài Loan Trung Quốc đã cảnh báo về lằn ranh đỏ sau khi lãnh đạo Đài Loan điện đàm với Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson. Người phát ngôn văn phòng lãnh đạo Đài Loan Quách Nhã Tuệ ngày 5.12 cho biết nhà lãnh đạo Lại Thanh Đức đã điện đàm với Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson. Bà Quách không công bố...