Mỹ báo động chuyện quân nhân tự tử nhiều gấp 4 lần chết trên chiến trường
Một báo cáo mới chỉ ra rằng trong 20 năm qua, số quân nhân và cựu binh Mỹ tự tử nhiều gấp 4 lần số người chết khi tham chiến trên chiến trường. Điều này đặt ra một thách thức lớn cho Washington.
(Ảnh minh họa: Thủy quân lục chiến Mỹ).
NBC News đưa tin, bản báo cáo từ dự án “Cái giá của chiến tranh” do Đại học Brown (Mỹ) thực hiện cho thấy, từ ngày 11/9/2001, có 30.177 quân nhân tại ngũ và cựu chiến binh Mỹ đã tự tử, cao hơn gấp 4 lần số binh sĩ thiệt mạng trong các chiến dịch quân sự (7.057 người).
Trong nhóm những người tự tử, có những người không phục vụ trong quân đội trong vai trò chiến đấu trực tiếp, cho thấy nguyên nhân dẫn đến việc họ tìm đến cái chết có thể nằm ngoài những lý do thường được liệt kê, như chấn thương sọ não và các vết thương nghiêm trọng khác liên quan tới chiến đấu.
Phần lớn các vụ tự tử trong quân đội Mỹ là nhóm cựu chiến binh, chiếm 22.261 trường hợp trong 20 năm.
“Xu hướng này rất đáng báo động. Tỷ lệ tự tử ngày càng gia tăng của các cựu chiến binh và binh lính tại ngũ đang cao hơn tỷ lệ trung bình ở dân thường. Điều này đánh dấu một sự thay đổi đáng kể”, báo cáo kết luận.
Mỹ đã có cơ chế về phụ cấp và điều chỉnh luật nhằm làm giảm vấn nạn tự tử ở cựu chiến binh trong nhiều năm qua, nhưng cho tới nay, giới quan sát cho rằng nó chưa có tác động đủ lớn. Ví dụ, số cựu chiến binh tự tử năm 2018 cao hơn năm 2017 khoảng 36 trường hợp, dù số lượng tổng cựu chiến binh giảm 1,5%.
Tác giả báo cáo, Thomas “Ben” Suitt III, cảnh báo rằng con số hơn 30.000 mà họ thống kê có thể vẫn đang thấp hơn thực tế. Ông tin rằng có nhiều lý do dẫn tới tình trạng này, như sự gia tăng của các thiết bị nổ tự chế gây ra nhiều chấn thương não hơn, căng thẳng hậu chấn thương và các yếu tố y tế, cảm xúc khác có dẫn tới ý định tự tử.
Video đang HOT
Phía Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết họ đang “tiếp cận toàn diện” với các nỗ lực nhằm ngăn vấn nạn tự tử.
“Mỗi cái chết vì tự tử đều là bị kịch. Trong những năm qua, số ca tử vong do tự tử đã gia tăng trong dân số nói chung tại Mỹ. Các thành viên quân đội cũng không miễn nhiễm với các xu hướng xảy ra trong xã hội. Hai trong số những nhóm có nguy cơ tự tử cao nhất ở Mỹ là nam giới và những người trẻ hơn, và quân đội bao gồm rất nhiều nam giới trẻ tuổi”, quan chức trên cho hay.
Giấu tội ác trong căn hầm tối
Patrick Murray biết có điều gì đó không bình thường khinnghe thấy tiếng hú liên hồi từ con chó của bà chủ nhà.
Lúc đó là gần 4h sáng ngày 1/4/1935 ở Fort Hamilton quận Brooklyn, Murray mệt mỏi trở về ngôi nhà hai tầng trên Đại lộ Marine, nơi anh ta sống trên lầu cùng vợ và con sau khi hoàn thành ca tối ở trạm tàu điện ngầm.
Đột nhiên, anh ta phát hiện con chó tên Brownie bị trói ở sân sau, nhảy rống lên và sủa liên tục. Murray biết bà Kelly luôn đưa Brownie vào nhà lúc 10 giờ tối, và suy nghĩ đầu tiên của anh lúc này là bà lão tốt bụng có thể đã gục ngã trong nhà.
Murray cởi trói cho con chó và đi theo khi nó dẫn anh ta xuống tầng hầm, cào cấu vào cánh cửa. Murray mở cửa ra thì Brownie phóng qua anh chạy xuống cầu thang. Tim anh đập thình thịch, anh gọi bà Kelly giữa bóng tối bao trùm, nhưng không có phản hồi ngoại trừ tiếng động phát ra từ chú chó Brownie.
Murray tìm chiếc đèn pin và bước từ từ xuống cầu thang, phát hiện bà Nora Kelly, 60 tuổi, đang bị treo trên thanh xà bằng sợi dây điện thoại cỡ lớn.
Chú chó Brownie trung thành với bà chủ. Ảnh: NY Daily News
Bà Kelly là goá bụa từ lâu nuôi năm đứa con với thu nhập eo hẹp từ việc giặt quần áo cho những người lính ở Pháo đài Hamilton gần đó. Sau khi các con chuyển ra ngoài sống, bà cho gia đình Murray thuê căn lầu phía trên với giá 30 USD một tháng.
Từ khi con gái qua đời, bà đã nhận nuôi hai cháu gái sinh đôi cùng với chị gái của chúng suốt hơn 10 năm qua. Vài tháng trước, các cháu bà chuyển đến sống ở căn hộ của cha chúng tại thành phố Willimsburg.
Bà cũng nhận nuôi một cô cháu gái khác bị cha bỏ rơi và mẹ không đủ điều kiện để nuôi dưỡng cô. Đó là Florence McVey.
Murray nói với cảnh sát rằng cô cháu gái 18 tuổi này là học sinh xuất sắc nhưng đã bỏ học và nhận làm gia sư cho một gia đình ở Brooklyn để trang trải chi phí cho gia đình. Florence thường dành mọi ngày chủ nhật để thăm bà.
Cảnh sát ban đầu cũng bối rối trước vụ án bởi hiện trường giống như tự sát. Trong bếp là những thứ còn sót lại của bữa tối chủ nhật dành cho hai người: một bát thịt viên, một ít bánh mì, hai cốc cà phê.
Cảnh sát đoán Florence hẳn đã đến thăm bà như thường lệ và sau đó rời đi. Nhưng điều gì khiến người bà rời khỏi bàn ăn và xuống tầng hầm tối tăm để treo cổ tự tử?
Các điều tra viên được giao nhiệm vụ tìm kiếm và thẩm vấn Florence đã không cần phải đi xa để tìm thấy. Một cảnh sát khám nghiệm trong phòng khách đã phát hiện thi thể cô bé nằm trên sàn trước ghế sofa.
Không có dấu hiệu vật lộn, không có vết bầm tím trên mặt hoặc cổ, không có vết máu mà dấy lên nghi ngờ rằng cô bị đầu độc. Hai giả thuyết được đặt ra: Florence đột ngột qua đời vì cơn đau tim hoặc co giật, bà Kelly khi phát hiện đã quyết định tự tử và đi xuống căn hầm để treo cổ.
Cả hai giả thuyết đều không đúng sau khi các điều tra viên công bố kết quả điều tra chiều hôm đó. Khám nghiệm tử thi cho thấy bà Kelly không phải tự sát. Phổi của bà đã xẹp xuống vì một cú đánh ác nghiệt vào ngực. Kẻ thủ ác tạo hiện trường giống như tự sát. Khám nghiệm tử thi của Florence cho thấy cô chết vì ngạt thở. Cảnh sát cho rằng đây có thể là vụ cướp và hung thủ có thể là người cả hai nạn nhân đều biết.
Làm việc với hàng xóm và các thành viên trong gia đình để thu thập chứng cứ, cảnh sát nhanh chóng tập trung vào Edward Kelly, con trai của bà Kelly.
Thất nghiệp, vô gia cư và sống với mẹ một thời gian dài nhưng anh khẳng định anh không ở gần khu nhà vào đêm xảy ra vụ án. Ý nghĩ một người có thể thực hiện những tội ác tày trời như vậy với mẹ và cháu gái khiến ngay cả những cảnh sát kỳ cựu cũng phải băn khoăn và hoài nghi. Nhưng Edward có bằng chứng ngoại phạm - anh ấy đã dành cả buổi tối để ngủ trong tầng hầm của một tòa nhà trong khu phố - điều này đã được chứng thực bởi một kẻ sống lang thang gần đó. Ngay sau khi Edward bị gạch tên khỏi danh sách tình nghi, vụ án có những tình tiết mới xuất hiện.
Một người bạn cũ của bà Kelly, Eleanor Myers, khai với cảnh sát rằng bà đã đi bộ đến nhà bà Kelly vào khoảng 9h tối chủ nhật, ba tiếng trước khi án mạng xảy ra.
Myers cho biết bà đã gặp Thomas McFarland, con rể của bà Kelly và là cha của ba cô gái chuyển đến sống với bà gần đây. McFarland có vẻ không ổn khi anh ấy nói với bà Myers rằng mẹ vợ không có nhà và đột ngột đóng cửa lại.
Cảnh sát nhanh chóng bắt Thomas McFarland. Anh ta được lấy dấu vân tay, sau đó bị thẩm vấn trong bốn giờ tại đồn cảnh sát Fort Hamilton.
Sau bốn tiếng thẩm vấn, McFarland đã nhận tội về vụ giết người nhưng thề rằng đã uống rượu suốt cả ngày và không thể nhớ gì nhiều. Anh ta nói"hoàn toàn không có lý do, không có động cơ" và đổ lỗi say rượu cho tội ác tày trời của mình.
Các công tố viên cáo buộc anh ta đã cãi nhau với bà Kelly khi bà ngăn anh ta uống rượu khi đến thăm nhà bà. Tức tối, McFarland ra tay sát hại bà, sau đó hoảng loạn và thủ tiêu cả cô cháu gái Florence vì là nhân chứng.
Tại phiên tòa xét xử anh ta, các luật sư của McFarland đã đưa ra lời bào chữa rằng anh ta là một cựu chiến binh trong Thế chiến thứ nhất và bị chấn động tâm thần.
Nhưng ngay cả lời khai đau lòng của đứa con gái 14 tuổi của anh ta, người nói rằng anh ta dễ bị thay đổi tâm trạng và hay mất trí tạm thời cũng không thể giúp McFarland thoát khỏi án tử bằng ghế điện.
McFarland đã bị thi hành án vào tháng 8/1936 sau khi nói với các phóng viên: "Tôi ước có thể sửa chữa những sai lầm đã gây ra".
Hàn Quốc: Cứ ba học sinh sẽ có một em suy nghĩ muốn tự tử Một trong số ba học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ở Hàn Quốc đã suy nghĩ về việc tự tử trong năm qua do gánh nặng học tập, theo một cuộc khảo sát của Yonhap. Trong một cuộc thăm dò ý kiến của 5.669 học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông do Viện Chính...