Mỹ bác khả năng máy bay không người lái của nước này bị Iran bắn hạ
Theo Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ, tất cả các máy bay của quân đội Mỹ trong khu vực đều đã được kiểm đếm và không bất kỳ chiếc máy bay nào bị bắn hạ.
Trước thông tin Iran ngày 8/11 đã bắn hạ 1 chiếc máy bay không người lái nước ngoài tại thành phố Cảng Mahshahr, tỉnh Khuzestan, miền Nam Iran; Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM) – lực lượng giám sát các chiến dịch quân sự của Mỹ tại Trung Đông đã lên tiếng bác bỏ khả năng chiếc máy bay bị Iran bắn hạ là của Mỹ.
Mỹ bác khả năng máy bay không người lái bị Iran bắn hạ. (Ảnh minh họa: Sputnik)
Trên trang Twitter, Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ cho biết, tất cả các máy bay của quân đội nước này trong khu vực đều đã được kiểm đếm và không có chiếc máy bay nào bị bắn hạ.
Trước đó cùng ngày, truyền thông Iran đã phát đi đoạn băng hình về việc 1 chiếc máy bay không người lái nước ngoài bị tên lửa nội địa Iran bắn hạ. Theo Thống đốc tỉnh Khuzestan của Iran, xác chiếc máy bay không người lái đã được thu hồi và đang được điều tra.
Video đang HOT
Hồi tháng 6, Iran đã bắn hạ 1 máy bay không người lái của Mỹ mà Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cáo buộc bay vào vùng trời phía Nam Iran. Mỹ tuyên bố, Iran đã bắn hạ chiếc máy bay này khi nó đang hoạt động trong không phận quốc tế trên vùng eo biển Hormuz./.
Đình Nam/VOV1 (biên dịch)
Theo vov.vn
Mỹ cần F-117A thực hiện nhiệm vụ mà F-22 bất lực
Theo National Interest, việc tiêm kích tàng hình F-117A tiếp tục được phát hiện cất cánh trở lại nằm trong kế hoạch của Mỹ tại Trung Đông.
F-22 Raptor là một trong những chiếc máy bay tiêm kích hiện đại nhất thế giới thuộc Không quân Mỹ nhưng nó còn tồn tại một số hạn chế, đặc biệt nhất đó là F-22 mù trong phạm vi hồng ngoại.
Chiếc F-22 này có thể cất cánh từ căn cứ Al Dhafra ở UAE, bay gần phạm vi hoạt động của những chiếc Su-35 đóng tại căn cứ Hmeymim ở Syria. Để có thể phát hiện và ngăn chặn được chiếc tiêm kích F-22, chiếc Su-35 được trang bị OLS-35 - hệ thống được coi là khắc tinh với tiêm kích thế hệ 5 này của Mỹ.
Vì vậy, không có gì là ngạc nhiên khi số lần tiêm kích F-22 xuất hiện tại Syria có thể chỉ đếm trên đầu ngón tay và có thể đây chính là lý do khiến Mỹ mạo hiểm đưa F-117A tái xuất và hoạt động tại Syria. Ảnh trong bài: Tiêm kích tàng hình F-117A. (Ngọc Hòa)
Chính vì vậy, khi đối đầu với các đối thủ tiềm năng có trang bị hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại tiêu chuẩn (IRST), khả năng của F-22 bị hạn chế rất nhiều.
Cùng với nhận định trên, tài khoản mạng xã hội Instagram của một phi công quân sự Nga xác nhận chiếc Su-35 đã ngăn chặn F-22 Mỹ tại Syria hồi giữa năm 2018. Hình ảnh còn cho thấy chiếc F-22 đang bay trên bầu trời Syria.
Việc cho F-117A tái xuất, Không quân Mỹ đã tính đến kịch bản có thể phải tàng hình qua mặt tiêm kích thế hệ 4 Su-35 của Không quân Nga tại Syria - đây là nhiệm vụ được đánh giá khó có thể hoàn thành với những máy bay F-22 và F-35 hiện nay.
Đây là tình huống bắt buộc của Không quân Mỹ phải lựa chọn dùng thử lại F-117A cho chiến trường Trung Đông, đặc biệt là tại Syria.
Bởi trước đó, nguồn tin quân sự Mỹ cũng đã có thừa nhận rằng, chỉ với việc được trang bị hệ thống OLS-35, tiêm kích Su-35 của Nga đã dễ dàng phát hiện và ngăn chặn F-22 trên bầu trời Syria.
Dù những nhận định này chưa có sự xác nhận từ Không quân Mỹ nhưng việc truyền thông nước này thừa nhận sự yếu kém của cả F-22 và F-35 trước Su-35 Nga không khiến nhiều người bất ngờ.
Theo baodatviet.vn
Thực hư thông tin máy bay không người lái Mỹ bị Iran bắn hạ Lầu Năm Góc ngày 8-11 phủ nhận các báo cáo cho rằng một máy bay không người lái (UAV) của Mỹ đã bị lực lượng phòng không Iran ở tỉnh Khuzestan bắn hạ. Mảnh vỡ máy bay không người lái Mỹ bị Iran bắn hạ hồi tháng 6-2019 "Các báo cáo cho rằng một máy bay không người lái của Mỹ bị bắn...