Mỹ, Australia mua tiếp F/A-18E/F Super Hornet và EA-18G Growler
Boeing sẽ cung cấp 45 máy bay tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet và máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler cho quân đội Mỹ và Australia.
Bộ chỉ huy Các hệ thống hàng không của Hải quân Mỹ đã thông báo về việc ký với công ty Boeing hợp đồng mua 45 máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet và máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler trị giá 1,94 tỷ USD trong 2 năm tới.
Mỹ, Australia mua tiếp F/A-18E/F Super Hornet và EA-18G Growler
Trong khuôn khổ lô 38 đi kèm hợp đồng chính, Hải quân Mỹ sẽ được chuyển giao 11 chiếc F/A-18E và 22 chiếc EA-18G. Ngoài ra, còn có 12 chiếc EA-18G sẽ được sản xuất cho Quân đội Australia. Toàn bộ các công việc của hợp đồng sẽ phải hoàn thành vào tháng 12/2016. Số máy bay cung cấp cho Hải quân Mỹ ước trị giá 1,41 tỷ USD; cho Không quân Australia – 533,4 triệu USD.
Hợp đồng này sẽ cho phép Hải quân Mỹ nhận được các máy bay còn lại trước cuối tài khóa 2016, còn Không quân Australia sẽ nhận được 12 chiếc EA-18G đặt mua vào tháng 7/2013.
F/A-18E/F Block 2 Super Hornet là máy bay chiến đấu đa năng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ, trong đó có giành ưu thế trên không, hộ tống, trinh sát, chi viện đường không, tấn công mặt đất chế áp phòng không đối phương bất kể ngày đêm bằng vũ khí có điều khiển chính xác cao, .
Video đang HOT
F/A-18 Hornet, F/A-18E/F Super Hornet và EA-18G Growler hiện được sử dụng trong 43 phi đội của Hải quân và 11 phi đội của Thủy quân lục chiến Mỹ. 14 phi đội khác làm nhiệm vụ đào tạo phi công, thử nghiệm và bay trình diễn.
Dự đoán, F/A-18E/F sẽ được sử dụng cùng với các máy bay thế hệ 5 F-35 trên các tàu sân bay Mỹ đến năm 2030.
Các máy bay F/A-18 cũng được bán cho các khách hàng nước ngoài, trong đó có Không quân Canada, Tây Ban Nha, Phần Lan, Kuwait, Malaysia, Thụy Sĩ và Australia.
Boeing hy vọng nhận được thêm các hợp đồng để kéo dài hoạt động của dây chuyền lắp ráp ở St Louis cho giai đoạn sau năm 2016.
Theo Vietnam Defence
Nếu Mỹ bỏ cấm vận vũ khí, Việt Nam nên làm gì?
Có khả năng Mỹ sắp bỏ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để Việt Nam tăng cường khả năng quốc phòng bằng vũ khí hiện đại của Hoa Kỳ.
BBC dẫn nguồn tin từ hãng thông tấn Mỹ AP cho biết: Ted Osius, ngươi săp trơ thanh đai sư mơi cua My ơ Viêt Nam, phat biêu hôm thư Ba ngay 17/6 răng co thê đa đên luc Washington xem xet dơ bo lênh câm ban vu khi sat thương cho Viêt Nam.
Theo hãng tin này bât cư đông thai dơ bo lênh câm vu khi nao đôi vơi Viêt Nam co thê se lam cho Trung Quôc, vôn đang co tranh châp chu quyên vơi Viêt Nam trên Biên Đông, tưc giân.
Hôi năm 2007, My đa mơ đương cho viêc buôn ban vu khi phong vê không sat thương cho Viêt Nam tuy tưng trương hơp nhưng vân câm ban hay chuyên giao vu khi sat thương cho Viêt Nam.
Hiện nay, quân đội Việt Nam, đã có khả năng tác chiến trong không gian ba chiều: trên không, trên mặt biển, và dưới mặt biển. Trong ảnh là tàu ngầm Kilo HQ-182 Hà Nội của Việt Nam, tại quân cảng Cam Ranh. (Ảnh: nld.com.vn)
Nếu điều đó (việc dỡ bỏ lênh câm ban vu khi sat thương) được phía Mỹ thực hiện thì Việt Nam nên tận dụng nó như thế nào? Chắc chắn nhiều người Việt sẽ hô lên ngay: Thì ta mua vũ khí của Hoa Kỳ chứ còn gì nữa!
Ai cũng biết là vũ khí Mỹ rất hiện đại, là số một thế giới. Một quân đội kiên cường, có kinh nghiệm chiến đấu như Quân đội Việt Nam mà lại được trang bị vũ khí hiện đại của Mỹ thì quá ngon rồi!
Vấn đề là ta mua loại vũ khí gì? Lúc nào mua, và mua bằng cách nào?
Nhu cầu quốc phòng của Việt Nam
Bất cứ quốc gia nào cũng phải lo củng cố quốc phòng. Đối với Việt Nam thì điều đó lại càng cấp thiết, nhất là trong tình hình Trung Quốc ngày càng lộ rõ dã tâm của họ trên Biển Đông.
Để đáp ứng với nhu cầu phòng vệ trong tình hình mới, Việt Nam đã đầu tư mạnh để phát triển năng lực quốc phòng, trong đó đặc biệt quan tâm đến hải quân và không quân. Quân đội Việt Nam, giờ đây, đã có khả năng tác chiến trong không gian ba chiều: trên không, trên mặt biển, và dưới mặt biển.
Ted Osius, ngươi săp trơ thanh đai sư mơi cua My ơ Viêt Nam (Ảnh: danviet.vn)
Tuy vậy, lục quân của Việt Nam chưa được đầu tư nhiều. Điều này có lẽ một phần do khả năng tài chính của đất nước có hạn, nhưng cũng có thể là do cách nhìn nhận có phần chủ quan của các nhà hoạch định quân sự chăng?
Một câu nói kinh điển của các nhà quân sự là: "Muốn có hòa bình, phải chuẩn bị cho chiến tranh". Vậy trong sự chuẩn bị của Việt Nam còn có chỗ nào chưa tốt không?
Trả lời những câu hỏi này cần một sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo, tăng khả năng tác chiến cho quân đội bằng các loại vũ khí phù hợp. Ở đây, lệnh cấm bán vũ khí sát thương của Mỹ nếu được dỡ bỏ, là một trong những điều kiện thuận lợi với ta.
Theo Giáo Dục
Video những vũ khí Việt Nam sẽ sở hữu khi Mỹ bỏ lệnh cấm Hiện tại không có lý do gì để Quốc hội Hoa Kỳ tiếp tục cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Ông Trần Văn Hằng - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cho biết: Ngày 27/5 đoàn nghị sỹ Hoa Kỳ do Chủ tịch Tiểu ban Châu Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại của...