Mỹ, ASEAN tái cảnh cáo Triều Tiên về tên lửa
Mỹ và ASEAN hôm qua tái cảnh cáo Triều Tiên, sau khi nước này mở rộng thời hạn phóng tên lửa tới ngày 29/12.
Binh sĩ Triều Tiên đứng gác trước tên lửa Unha-3 hồi tháng 4. Ảnh: AP
“Chúng tôi tiếp tục quan ngại rằng đây chỉ là một sự trì hoãn, và Triều Tiên vẫn có kế hoạch phóng tên lửa, vệ tinh hay một thứ gì khác có thể vi phạm cam kết với quốc tế”, Xinhua dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland hôm qua cho hay.
Phát biểu này được đưa ra sau khi Bình Nhưỡng thông báo do “khiếm khuyết kỹ thuật” ở module động cơ tên lửa, thời hạn phóng sẽ được kéo dài thêm một tuần, nghĩa là tới ngày 29/12.
Video đang HOT
Yonhap dẫn lời bà Nuland cho hay Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng vừa chia sẻ quan điểm với những người đồng cấp của Nga, Trung Quốc về vụ phóng tên lửa Triều Tiên.
Cũng trong ngày hôm qua, Thủ tướng Campuchia, kiêm Chủ tịch luân phiên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ông Hun Sen kêu gọi Triều Tiên dừng cuộc phóng tên lửa và cho rằng nó sẽ chỉ đem đến “nỗi lo sợ và căng thẳng” trong khu vực. “Nhân danh chủ tịch ASEAN, tôi kêu gọi Triều Tiên hoãn phóng vĩnh viễn”, AFP dẫn lời ông Hun Sen nói trong bài phát biểu trên đài phát thanh.
Triều Tiên cho rằng vụ phóng tên lửa nhằm đưa vệ tinh lên quỹ đạo, trong khi Mỹ và các nước đồng minh như Nhật Bản và Hàn Quốc lại coi đây thực chất là cuộc thử tên lửa đạn đạo tầm xa.
Theo VNE
Hàn Quốc hoãn phóng tên lửa đến năm 2013
Hàn Quốc vừa quyết định hoãn phóng vệ tinh lên quỹ đạo sang năm tới, sau một lỗi kỹ thuật khiến vụ phóng bị hủy tuần trước.
Tên lửa KSLV-1 của Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap
"Chúng tôi vừa quyết định không phóng tên lửa trong tháng này", AFP dẫn lời một quan chức bộ Khoa học Hàn Quốc hôm nay cho biết.
Các kỹ sư Hàn Quốc đang thực hiện một cuộc kiểm tra tổng thể đối với tầng thứ hai của tên lửa, dự kiến sẽ mất hơn một tháng. Tuy nhiên quan chức này từ chối dự đoán khi nào tên lửa sẽ được phóng đi.
Tên lửa KSLV-1 nặng 140 tấn hôm 29/11 đã bị đưa ra khỏi bệ phóng ở Trung tâm Vũ trụ Naro, ở bờ biển phía nam Hàn Quốc, sau khi các kỹ sư phát hiện trục trặc trong hệ thống đẩy ở tầng thứ hai chỉ vài phút trước khi phóng.
Đây là nỗ lực lần thứ ba của Seoul nhằm đưa vệ tinh lên quỹ đạo, để gia nhập câu lạc bộ các quốc gia châu Á có khả năng đưa vệ tinh vào vũ trụ, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Sau hai lần phóng tên lửa KSLV-1 thất bại năm 2009 và 2010, sứ mệnh lần này được xem là có ý nghĩa quyết định đối với tương lai của chương trình vũ trụ Hàn Quốc.
Seoul cũng đã hoãn phóng tên lửa hai lần kể từ tháng 10. Dự kiến phóng vào ngày 26/10, nó bị trì hoãn hơn một tháng sau khi các kỹ sư phát hiện một vỏ bọc cao su bị rách ở phần nối giữa bệ phóng và tầng thứ nhất của tên lửa. KSLV-1 có tầng thứ nhất do Nga sản xuất và tầng thứ hai do Hàn Quốc chế tạo.
Trong khi đó, Triều Tiên hôm 1/12 tuyên bố nước này sẽ phóng tên lửa tầm xa nhằm đưa một vệ tinh quan trắc vào quỹ đạo trong khoảng thời gian từ ngày 10 đến 22/12. Mỹ cùng các nước đồng minh quân sự chính như Hàn Quốc, Nhật Bản khẳng định vụ phóng tên lửa này thực chất là một cuộc thử tên lửa đạn đạo, tức là vi phạm lệnh cấm thử tên lửa của Liên Hợp Quốc.
Theo VNE
Triều Tiên có thể phóng tên lửa tầm xa trong 3 tuần tới Nhiều khả năng Triều Tiên sẽ thực hiện công tác phóng tên lửa tầm xa trong vòng 3 tuần tới - công ty hình ảnh vệ tinh DigitalGlobe cho biết hôm 28.12. Tuyên bố trên được DigitalGlobe đưa ra dựa trên các hình ảnh vệ tinh mới nhất mà công ty này chụp được tại bãi phóng tên lửa của Triều Tiên. Các...