Mỹ áp thuế EU, căng thẳng thương mại bùng phát
Mỹ có kế hoạch áp thuế khoảng 7,5 tỉ USD đối với các mặt hàng xuất khẩu châu Âu kể từ ngày 18/10. Động thái này có thể châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại xuyên Đại Tây Dương.
Việc chính quyền Trump áp thuế EU có thể làm bùng phát căng thẳng trong thương mại (Ảnh: CNBC)
Trước đó, WTO đã ra phán quyết Mỹ có thể áp thuế đối với hàng hóa của EU vì khối này đã không tuân thủ phán quyết liên quan đến trợ cấp của chính phủ cho Airbus. Đây là bước ngoặt mới nhất trong một cuộc tranh cãi kéo dài suốt 15 năm qua về sự hỗ trợ của chính phủ châu Âu và Mỹ cho hai nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới.
Cuộc xung đột nổ ra vào năm 2004, khi các nhà chức trách châu Âu cho rằng hãng Boeing (BA) đã nhận được 19 tỉ USD tiền trợ cấp trái phép từ chính phủ Mỹ. Trong khi Hoa Kỳ cũng đã đệ trình kiến nghị về các khoản trợ cấp tương tự của EU cho Airbus.
Phán quyết được đưa ra ngày 2/10 sẽ ảnh hưởng tới khoảng 2% giá trị tổng kim ngạch xuất khẩu của EU sang Mỹ, điều này đồng thời có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại với chính quyền của Tổng thống Trump.
Video đang HOT
Theo quan chức thương mại cấp cao của EU, gần đây, các nước thuộc khối này đã đưa ra đề xuất với Mỹ về “một chế độ mới cho việc trợ cấp sản xuất máy bay”, nhưng cho đến nay vẫn không nhận được phản hồi.
Bà Cecilia Malmstrm, Ủy viên Thương mại EU, cho biết: “Chúng tôi sẵn sàng tìm một giải pháp công bằng nhưng nếu Mỹ quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt, EU cũng sẽ không còn lựa chọn nào khác” và điều này có nguy cơ khiến cả hai bên đều thiệt hại.
Chính quyền Trump ban đầu đã đề xuất mức thuế lên tới 100% đối với 25 tỷ USD hàng hóa châu Âu, bao gồm cả máy bay mới từ Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh – tất cả các quốc gia mà Airbus có mặt.
Trong những tháng tới, WTO sẽ xác định những mức thuế đáp trả mà Liên minh châu Âu có thể áp đặt đối với hàng hóa của Mỹ vì các khoản trợ cấp cho Boeing. Nếu cả hai bên thật sự trả đũa lẫn nhau bằng việc áp thuế thì thương mại toàn cầu và ngành hàng không sẽ chịu thiệt hại không nhỏ.
Trước đó, Mỹ cũng đã áp đặt thuế quan đối với mặt hàng thép và nhôm của châu Âu trong khi EU trả đũa bằng mức thuế đối với 3 tỷ đô la hàng hóa của Mỹ hồi tháng 6.
Về phía Airbus, đại diện hãng này cho biết, việc áp thuế sẽ là rào cản chống lại thương mại tự do và ảnh hưởng tiêu cực đến các hãng hàng không, khách du lịch và người lao động tại Mỹ. CEO Guillaume Faury của Airbus chia sẻ: “Airbus hy vọng rằng Mỹ và EU sẽ đồng ý tìm giải pháp đàm phán trước khi gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành hàng không cũng như quan hệ thương mại và nền kinh tế toàn cầu”.
Theo viettimes/CNN
EU đe dọa áp thuế đối với 35 tỷ euro hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ
Ngày 23/7, Ủy viên Thương mại Liên minh châu Âu (EU) Cecilia Malmstrom tuyên bố EU sẽ áp thuế bổ sung đối với lượng hàng hóa trị giá 35 tỷ euro nhập khẩu từ Mỹ nếu Washington tăng thuế đối với xe hơi nhập khẩu từ châu Âu.
Lời cảnh báo từ Ủy viên Thương mại Châu Âu Cecilia Malmstrom được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng xuyên Đại Tây Dương tăng cao
Lời cảnh báo của Ủy viên Thương mại EU, bà Cecilia Malmstrom được đưa ra khi bà cho biết kế hoạch của châu Âu và Hoa Kỳ để đạt được thỏa thuận thương mại hạn chế đang ở tình trạng bế tắc. Đàm phán một thỏa thuận thương mại hạn chế là trọng tâm của thỏa thuận đình chiến mà Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đạt được sau một loạt các biện pháp thuế trả đũa qua lại được áp đặt do Mỹ quyết định áp thuế đối với thép và nhôm của châu Âu hồi năm ngoái.
Bà Malmstrom khẳng định "không chấp nhận bất kỳ hoạt động thương mại nào bị quản lý, áp đặt hạn ngạch hoặc kiềm chế xuất khẩu tự nguyện" và "nếu bị đánh thuế, chúng ta sẽ có một danh sách đáp trả" - Malmstrom nói trong một cuộc họp của ủy ban tại Nghị viện châu Âu. Bà cũng cho hay đã chuẩn bị xong các biện pháp áp thuế trả đũa trị giá 35 tỷ euro.
Tuyên bố rõ ràng của Malmstrom đối với các Đai biêu nghi viên châu Âu mới được bầu tại Brussels là một lời nhắc nhở rằng căng thẳng xuyên Đại Tây Dương vẫn ở mức khá cao bất chấp cuộc chiến thương mại của Washington với Trung Quốc đang làm thay đổi sự chú ý. "Chúng tôi sẽ không chấp nhận bất kỳ thương mại được quản lý, hạn ngạch hoặc hạn chế xuất khẩu tự nguyện và, nếu có thuế quan, chúng tôi sẽ có một danh sách tái cân bằng,"
Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn đang xem xét áp dụng thuế trừng phạt đối với nhập khẩu ô tô vì lý do an ninh quốc gia - một lời biện minh mà Malmstrom nói là vô căn cứ. "Chúng tôi hoan nghênh quyết định của Hoa Kỳ về việc không áp dụng thuế đối với ô tô và phụ tùng xe hơi", cô nói. "Nhưng quan điểm cho rằng xe hơi châu Âu có thể là mối đe dọa an ninh quốc gia đối với Mỹ rõ ràng là rất vô lý", bà nói thêm.
Đàm phán một thỏa thuận thương mại hạn chế là trái tim của thỏa thuận đình chiến, nhưng Malmstrom nói rằng Hoa Kỳ không sẵn lòng tiến lên với các cuộc đàm phán. "Hoa Kỳ chưa sẵn sàng để bắt đầu đàm phán nếu nông nghiệp không được nằm trong danh sách, đó là một lằn ranh đỏ đối với chúng tôi", cô nói. "Vì vậy, hiện tại không có gì xảy ra ở đây," bà nói.
Trâm Anh (theo AFP)
Theo congly
Mỹ đe giáng đòn thuế 'khủng' trừng phạt EU Chính phủ Mỹ đang thổi bùng cuộc chiến thương mại với Liên minh châu Âu (EU) bằng đề xuất áp thuế nhập khẩu mới lên lượng hàng hóa EU trị giá tới 4 tỉ USD. Cuối ngày 1/7, Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đã công bố 89 mặt hàng xuất xứ EU dự kiến có thể phải chịu mức thuế cao hơn...