Mỹ: Áp lực cải cách ở Tòa tối cao
Sau nhiều tháng bị công luận chỉ trích vì các thẩm phán cánh hữu nhận quà tặng mà không tiết lộ công khai, Tòa án tối cao Mỹ vừa công bố “các quy tắc và nguyên tắc hướng dẫn cách ứng xử của các thành viên Tòa án”.
Đây là một động thái “chẳng đặng đừng” bởi lâu nay Tòa án tối cao Mỹ bị dư luận xem là còn nhiều vấn đề.
Bộ quy tắc dài 14 trang đã được tất cả 9 thẩm phán ký và đưa ra các nguyên tắc cơ bản mà theo đó họ phải hành xử. Bản quy tắc được công bố sau nhiều tháng Tòa án hứng chịu chỉ trích ngày càng gay gắt của công luận về việc các thẩm phán không áp dụng cho mình những quy tắc đạo đức cơ bản mà tất cả các thẩm phán khác ở Mỹ đều bị ràng buộc.
9 quan tòa của Tòa án tối cao Mỹ
Tuy nhiên, ngay cả khi Bộ quy tắc được công bố, các thẩm phán vẫn giữ quan điểm, nhấn mạnh trong một tuyên bố ngắn gọn rằng sự phẫn nộ của công luận trong những tháng gần đây chỉ là một “sự hiểu lầm”. Tuyên bố nói rằng việc thiếu quy tắc trong những năm gần đây đã dẫn đến “sự hiểu lầm rằng các thẩm phán của tòa án này, không giống như tất cả các luật gia khác ở nước Mỹ, tự coi mình là người không bị hạn chế bởi bất kỳ quy tắc đạo đức nào”.
Video đang HOT
Trang đầu tiên tuyên bố rằng “một công lý phải tránh những điều không đúng đắn và không đúng mực trong mọi hoạt động”. Trong phần có tiêu đề “Ảnh hưởng từ bên ngoài”, Bộ quy tắc nói rằng 9 thành viên của tòa án không được “cố tình truyền đạt hoặc cho phép người khác truyền đạt ấn tượng rằng họ ở vị trí đặc biệt để ảnh hưởng đến công lý”.
Mặc dù Bộ quy tắc mới được thiết kế để dập tắt mối lo ngại ngày càng tăng về các tiêu chuẩn đạo đức của Tòa án tối cao, nhưng phản ứng tức thời của các chuyên gia cho rằng các hướng dẫn này không mang lại hiệu quả nào. Một số chuyên gia về đạo đức tư pháp chỉ ra rằng Tòa án tối cao như một cơ chế thực thi, khiến các thẩm phán phải tự mình thực hiện nhiệm vụ của cảnh sát.
Gabe Roth, giám đốc điều hành của tổ chức “Fix the Court” (Chấn chỉnh tòa án) cho biết các hướng dẫn phần lớn là “công việc sao chép và dán” từ các bộ quy tắc của các tòa án cấp dưới. Trong trường hợp không có bất kỳ hệ thống thực thi nào, “làm sao công chúng có thể tin tưởng rằng họ sẽ làm bất cứ điều gì ngoài việc bao che cho nhau, đạo đức nằm ở đâu?”.
Bà Caroline Ciccone, Chủ tịch nhóm giám sát phi đảng phái Accountable.US nói rằng nếu không có cơ chế thực thi rõ ràng, “quy tắc ứng xử này chỉ là một chiêu trò PR để xoa dịu công chúng Mỹ vì họ yêu cầu Tòa án tối cao phải làm tốt hơn”.
Những bê bối về đạo đức bao trùm Tòa án tối cao đã xuất hiện vào tháng 4 khi tổ chức báo chí phi lợi nhuận ProPublica công bố một loạt báo cáo gây chấn động vạch trần những chuyến du lịch và kỳ nghỉ quốc tế xa hoa mà thẩm phán Clarence Thomas được hưởng từ sự hào phóng của nhà tài trợ lớn của đảng Cộng hòa Harlan Crow. Các báo cáo sau đó tiết lộ rằng Crow đã trả học phí cho cháu nội của ông Thomas. Một thẩm phán bảo thủ khác là ông Samuel Alito cũng bị dính vào các bê bối về đạo đức sau khi ProPublica tiết lộ ông này đã bay trên một chiếc máy bay riêng thuộc sở hữu của tỷ phú Paul Singer trong một chuyến đi nghỉ.
Trong các quy tắc ứng xử vừa công bố, có một phần quy định khi nào các thẩm phán nên rút lui khỏi các vụ án. Cụ thể là các thẩm phán phải tự loại mình khỏi vụ án khi vợ hoặc chồng mình có “lợi ích có thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi kết quả của quá trình tố tụng”. Vào tháng 1/2022, Tòa án tối cao đã bác bỏ yêu cầu của ông Donald Trump với số phiếu 8 chống, 1 thuận về việc ngăn chặn giao hồ sơ Nhà Trắng cho cơ quan điều tra của Hạ viện về cuộc nổi dậy ngày 6/1/2021 tại Điện Capitol. Phiếu thuận duy nhất là của ông Thomas. Bà Ginni Thomas, vợ của ông này, cũng là người đã tích cực tham gia vào các tác động tới kết quả bầu cử tổng thống năm 2020.
Một điều khoản khác trong bộ quy tắc ứng xử nói rằng “một thẩm phán không được phát biểu tại một sự kiện được tài trợ bởi hoặc liên quan đến một đảng chính trị hoặc một chiến dịch tranh cử chức vụ chính trị”, nói thêm rằng một thẩm phán không nên “cố ý làm diễn giả, khách mời danh dự hoặc xuất hiện trong chương trình” của một “sự kiện gây quỹ”.
Vào tháng 9, tổ chức báo chí ProPublica tiết lộ rằng Thomas đã là người thu hút ít nhất 2 sự kiện nhằm tài trợ cho mạng lưới cánh hữu của các ông trùm năng lượng, anh em nhà Koch. Báo cáo “bom tấn” mới nhất của ProPublica cho thấy ông Thomas có liên quan với hội nghị thượng đỉnh các nhà tài trợ Koch tại Bohemian Grove, một khu nghỉ dưỡng dành riêng cho nam giới ở bang California. Báo cáo cho biết ông Thomas đã không công khai những món quà hào phóng từ các nhà tài trợ thường xuyên có vấn đề phải ra tòa. Các tờ báo bao gồm New York Times và Politico cũng đã đưa tin về mối liên hệ giữa ông Thomas và vợ ông với các nhà hoạt động và nhà tài trợ có ảnh hưởng.
Báo cáo mới của ProPublica cho biết ông Thomas đã tham dự các sự kiện của Koch ít nhất 2 lần, đặt ông ta “vào vị trí đặc biệt khi đóng vai trò là người thu hút gây quỹ cho một mạng lưới đã đưa các vụ án ra tòa án tối cao, bao gồm cả một trong những vụ án được theo dõi chặt chẽ nhất trong nhiệm kỳ sắp tới”. Đó là vụ án Loper Bright Enterprises kiện Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo. Vụ án liên quan đến quyền của các cơ quan liên bang trong việc quản lý các doanh nghiệp trong các lĩnh vực bao gồm quyền lao động, bảo vệ môi trường và người tiêu dùng.
Tòa án tối cao Mỹ thụ lý vụ kiện liên quan đến thiết bị 'độ' súng
Ngày 3/11, Tòa án Tối cao Mỹ đã đồng ý xem xét tính hợp pháp của lệnh cấm liên bang đối với các thiết bị "độ" súng (bump stock - báng súng liên thanh) giúp chuyển đổi những khẩu súng bán tự động có thể bắn liên thanh hàng trăm phát đạn trong vòng một phút như súng máy.
Thiết bị "độ" súng (bump stock - báng súng liên thanh) được lắp trên súng trường AR-15 tại Chantilly, Virgina, Mỹ, ngày 6/10/2017. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Thiết bị "độ" súng thực chất là một loại lẫy đạn giúp súng bán tự động bắn nhanh như súng máy, với hàng trăm phát đạn trong vòng một phút. Lệnh cấm thiết bị này đã được áp đặt dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sau vụ xả súng kinh hoàng tại một lễ hội âm nhạc ở Las Vegas hồi tháng 10/2017. Các thiết bị này đã được trang bị trên ít nhất 10 khẩu súng trường mà tay cờ bạc 64 tuổi Stephen Paddock sử dụng để bắn liên tiếp vào đám đông nghe hòa nhạc ngoài trời, cướp đi sinh mạng của 60 người và khiến hơn 400 người bị thương. Đây được coi là vụ thảm sát kinh hoàng nhất lịch sử nước Mỹ hiện đại.
Vào tháng 12/2018, Cục Quản lý rượu, bia, thuốc lá, vũ khí và chất nổ Mỹ (ATF) đã cấm sản xuất, bán và sở hữu thiết bị "độ" súng bằng cách phân loại chúng là súng máy, vốn đã bị cấm từ năm 1986. Tuy nhiên, một chủ cửa hàng súng ở Texas đã đệ đơn kiện cho rằng ATF đã vượt quá thẩm quyền của mình và các tòa án cấp thấp sau đó đã đưa ra các phán quyết trái ngược nhau. Do đó, Tòa án Tối cao đã đồng ý xét xử vụ việc sau khi Bộ Tư pháp Mỹ kháng cáo phán quyết của tòa án cấp thấp vốn khiến lệnh cấm trên vô hiệu. Ông Nick Suplina, Phó Chủ tịch cấp cao của Hiệp hội vì an toàn súng đạn (Everytown for Gun Safety) đã kêu gọi Tòa án Tối cao đảo ngược quyết định của tòa án cấp thấp và loại bỏ thiết bị "độ" súng ra khỏi thị trường. Theo ông, các loại súng được được trang bị báng súng liên thanh có thể gây ra sự tàn phá lớn. Ông lập luận rằng đây là những thiết bị có khả năng giúp súng bán tự động bắn như súng máy với tính sát thương cao, "vì vậy việc chúng phải được quản lý như súng máy là điều hiển nhiên".
Quyết định của Tòa án Tối cao về việc thụ lý vụ kiện trên được đưa ra chỉ vài ngày sau vụ xả súng khiến 18 người thiệt mạng tại thành phố Lewiston, bang Maine. Dự kiến, tòa sẽ xét xử vụ kiện về thiết bị "độ" súng vào đầu năm tới.
Thượng viện Mỹ phê chuẩn 3 vị trí lãnh đạo cấp cao trong quân đội Ngày 2/11, Thượng viện Mỹ phê chuẩn đề cử 3 vị trí nhân sự cấp cao trong quân đội, bất chấp sự ngăn cản của Thượng nghị sĩ Tommy Tuberville thuộc đảng Cộng hòa, đại diện cho bang Alabama. Đô đốc Lisa Franchetti phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Hạ viện Hoa Kỳ ở Washington, DC, ngày...