Mỹ, Anh, Trung, Pháp, Iran sẽ tranh luận tại LHQ trong tháng 9
Dự kiến sẽ có một cuộc tranh luận với quy mô chưa từng có trong ít nhất một thập kỷ qua của những “gã khổng lồ” trong lễ khai mạc kỳ họp thứ 70…
Tờ Guardian ngày 30/7 đưa tin cho biết, dự kiến sẽ có một cuộc tranh luận với quy mô chưa từng có trong ít nhất một thập kỷ qua của những “gã khổng lồ” trong lễ khai mạc kỳ họp thứ 70 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9 tới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh Guardian.
Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Iran Hassan Rouhani, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Pháp Franois Hollande dự kiến đều có bài phát biểu bày tỏ tầm nhìn của họ về cảnh quan địa chính trị ở giai đoạn đầu của một thời kỳ bất ổn tăng cao trong vòng vài giờ khai mạc hội nghị.
Sự kiện này cũng sẽ đán.h dấu lần xuất hiện và gặp gỡ đầu tiên trên sân khấu quốc tế của ông Obama và Rouhani kể từ sau khi đạt thỏa thuận hạt nhân lịch sử tại Vienna hồi đầu tháng này.
Quốc hội Mỹ dự kiến sẽ bỏ phiếu tìm kiếm cơ hội từ chối thông qua thỏa thuận Vienna. Do đó, Tổng thống Obama đang ở vị trí khá khó khăn.
Nếu ông ca ngợi hợp tác với Iran, các đối thủ cánh hữu ở Mỹ sẽ chỉ trích ông đang mềm yếu trước mối đ.e dọ.a Trung Quốc và Nga. Nếu đưa ra những lập trường gay gắt về vấn đề Ukraine để lấy lòng phe đối lập tại Mỹ như năm ngoái hoặc vấn đề Biển Đông, ông sẽ trở thành đề tài chỉ trích trong bài phát biểu của các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc sau đó.
“Tôi chỉ có thể tưởng tượng rằng Bộ Ngoại giao (Mỹ) sẽ phải cố gắng kết hợp rất chặt chẽ với Moscow và Bắc Kinh, và CIA sẽ phải làm việc rất chăm chỉ để có được bản phác thảo bài phát biểu”, Richard Gowan, một chuyên gia về Liên Hợp Quốc tại Hội đồng châu Âu về quan hệ đối ngoại nói.
Văn phòng Tổng thống Putin đã từ chối xác nhận việc nhà lãnh đạo Nga sẽ tham dự phiên khai mạc, nhưng nói rằng mọi sự chuẩn bị đang được tiến hành.
Theo Guardian, nếu tham dự, bài phát biểu của ông Putin sẽ nghiêng về xu hướng phòng thủ trong bối cảnh Moscow đang đối mặt với sự chỉ trích rộng rãi trong tại Liên Hợp Quốc về việc sáp nhập Ukraine, vai trò của mình ở miền Đông Ukraine và sự kiện bắ.n rơi MH17.
Bài phát biểu của ông Putin dự kiến sẽ được theo dõi chặt chẽ nhằm tìm kiếm các dấu hiệu hòa giải hoặc đối đầu hơn nữa với các đối thủ.
Theo chuyên gia Gowan, ông Putin sẽ đóng vai trò là một đồng minh lớn của những người ủng hộ thỏa thuận hạt nhân với Iran hoặc phe chống Mỹ.
Video đang HOT
Thủ tướng Anh David Cameron dự kiến sẽ có mặt tại New York vào ngày khai mạc, tiến hành một số cuộc họp với các nhà lãnh đạo khác trên lề của cuộc tranh luận chung, nhưng ông có thể sẽ sớm trở về nước ủy quyền đọc bài phát biểu tham luận cho Bộ trưởng Ngoại giao Philip Hammond./.
Nguyễn Hường
Theo giaoduc
Ấn Độ lo ngại Trung Quốc có thể lấn biển xây đảo ở Maldives
Sửa đổi Hiến pháp đã đem lại lợi ích cho người Trung Quốc. Chỉ có Trung Quốc có khả năng mua 70% đất đai ở Maldives. Trung Quốc đã đầu tư rất lớn ở đây.
Maldives
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 31 tháng 7 dẫn trang mạng nguyệt san "Lơi ich quôc gia" Mỹ ngày 29 tháng 7 đăng bài viết "Làm tốt chuẩn bị: Trung Quốc có thể xây mới đảo nhân tạo ở khu vực lân cận Ấn Độ" của chủ biên tờ nguyệt san này, ông Zachary Keck.
Theo bài viết, hiện nay, mọi người ngày càng lo ngại Trung Quốc có thể sẽ nhanh chóng khởi động công trình lấn biển xây đảo ở Ấn Độ Dương. Sự lo ngại này đặc biệt rõ rệt ở Ấn Độ.
Bài viết cho rằng, sự lo ngại này có nguồn gốc từ một dự luật sửa đổi Hiến pháp được quốc đảo nhỏ Maldives thông qua vào tuân trươc. Luật này lần đầu tiên cho phép người nước ngoài sở hữu đất đai của Maldives.
Nói một cách cụ thể, luật này cho phép người nước ngoài đầu tư 1 tỷ USD trở lên sở hữu đất đai, điều kiện là đất đai lấn biển ít nhất phải chiếm 70%.
Theo bài viết, tháng 7 năm 2013, Trung Quốc khởi động công trình lấn biển xây đảo (bất hợp pháp) quy mô lớn ở Biển Đông. Quan chức Ấn Độ giấu tên cho biết, họ cảm thấy bất an đối với việc Trung Quốc hiện có kế hoạch làm như vậy ở một số đảo của Maldives. Maldives nằm ở Ấn Độ Dương, nước này được hình thành từ 1.200 đảo, vị trí chiến lược rât quan trọng.
Maldives năm ở bên dưới Ấn Độ và Sri Lanka
Những người phản đối bộ luật nói trên ở trong nước Maldives cũng đã bày tỏ sự lo ngại tương tự. Chẳng hạn một trong 14 nghị sĩ bỏ phiếu phản đối dự luật là Eva Abdullah đã nói trên trang mạng "Học giả ngoại giao" rằng:
"Điều tôi lo ngại là, chúng ta đang mở đường cho Trung Quốc xây dựng căn cứ ở Maldives, làm cho nước ta trở thành quốc gia tiề.n tuyến giữa Ấn Độ và Trung Quốc, từ đó phá vỡ thế cân bằng sức mạnh hiện nay ở Ấn Độ Dương. Chúng ta không thể thờ ơ với sự đối đầu giữa Ấn Độ và Trung Quốc ngày càng gia tăng".
Theo bài viết, nhưng, quan chức Maldives va Trung Quốc muốn làm giảm sự lo ngại này. Trong tuyên bố với hãng tin Reuters, Bô Ngoai giao Trung Quôc cho biêt, Bắc Kinh "luôn luôn tôn trọng và ủng hộ những nỗ lực bảo vệ chủ quyền, độc lập va toàn vẹn lãnh thổ của Maldives".
Tuyên bố còn cho biêt, quan điểm liên quan đến việc Trung Quốc xây dựng căn cứ ở Maldives "hoàn toàn không có căn cứ". Trung Quốc đã tuyên bô vĩnh viễn sẽ không xây dựng căn cứ quân sự ở nước ngoài.
Tổng thống Maldives Abdullah Yameen
Tổng thống Maldives Abdullah Yameen cũng tìm cách xua tan sự lo ngại của mọi người đối với việc Trung Quốc lấn biển xây đảo và sử dụng những hòn đảo này cho mục đích quân sự.
Trong một bài phát biểu công khai, ông Abdullah Yameen nói: "Chính phủ Maldives đã cam kết với Chính phủ Ấn Độ và các nước láng giềng khác, Ấn Độ Dương vẫn sẽ là khu vực phi quân sự".
Gần đây, trả lời phỏng vấn tờ "The Hindu" Ấn Độ, Phó tổng thống Maldives Ahmed Adeeb đã tái khẳng định quan điểm của ông Abdullah Yameen. Ông nói: "Đất nước chúng tôi sẽ không bán chủ quyền... Chúng tôi không muốn để bất cứ nước láng giềng nào trong đó có Ấn Độ... phải lo ngại. Chúng tôi không muốn đứng ở vị trí đ.e dọ.a láng giềng".
Theo bài viết, măc du Chinh phu Ấn Độ dương như đã chính thức tiếp nhận cam kết của Maldives, nhưng vẫn có một số người nghi ngờ.
Nhà phân tích Anand Kumar thuộc Viện nghiên cứu phân tích quốc phòng Ấn Độ cho rằng: "Sửa đổi Hiến pháp đã đem lại lợi ích cho người Trung Quốc. Chỉ có Trung Quốc có khả năng mua 70% đất đai".
Hình ảnh vệ tinh tàu ngầm thông thường Type 039A và tàu chi viện Type 935 của Hải quân Trung Quốc xuất hiện ở cảng Karachi, Pakistan
Theo bài viết, một số người khác bày tỏ lo ngại đối với việc dự luật sửa đổi Hiến pháp nhanh chóng được thông qua. Nguồn tin từ Ấn Độ cho hay, quá trình lập pháp của Maldives thường phải tiếp tục vài tuần cho đến vài tháng.
Một nguồn Ấn Độ nói với tờ "Indian Express" rằng: "Trong 1 giờ, Tiểu ban chuyên môn của Quốc hội đã xem xét, thông qua dự luật này... Việc này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo".
Thậm chí trước khi thông qua dự luật sửa đổi Hiến pháp này, Ấn Độ đã ngày càng cảm thấy lo ngại đối với Maldives, bởi vì Ấn Độ coi nước này là phạm vi ảnh hưởng của mình. Đầu năm nay, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã hủy bỏ kế hoạch thăm Maldives.
Trước đó, một số thành viên nổi tiếng của đảng đối lập gồm cựu Tổng thống Mohamed Nasheed đã bị chính quyền Yameen bỏ tù.
Theo bài viết, tương tự, ngay từ trước khi đưa ra dự luật sửa đổi mới, quan chức Ấn Độ đã cảm thấy lo ngại đối với quan hệ giữa Maldives va Trung Quốc không ngừng tăng cường sau khi Tổng thống Yameen lên cầm quyền.
Nhưng năm gân đây, là một phần của sáng kiến "Con đường tơ lụa trên biển", Trung Quốc luôn tiến hành đầu tư rất lớn đối với Maldives.
Tháng 9 năm 2014, tàu ngầm thông thường Type 039 Trung Quốc đậu ở cảng Colombo, Sri Lanka
Điều đáng chú ý là, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm ngoái đa tiên hanh chuyến thăm chính thức đối với Maldives, trong đó ông cam kết se gia tăng mức độ đầu tư, bao gồm đầu tư sân bay quốc tế Male.
Nhưng năm gân đây, số lượng du khách Trung Quốc đến Maldives cũng tăng trưởng vững chắc, mang lại lợi ích kinh tế khả quan cho nước nhỏ này.
Bài viết cho rằng, rất nhiều người lo ngại Bắc Kinh thực hiện chiến lược "chuỗi ngọc trai" ở Ấn Độ Dương. Là một phần của chiến lược này, Trung Quốc cũng đang tìm cách hiện diện ở các nước ven biển Nam Á khác như Sri Lanka.
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)
Theo giaoduc
Khả năng áp dụng biện pháp khẩn cấp chống Trung Quốc leo thang ở Biển Đông Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) có thể được áp đặt bởi một cơ quan tài phán, trọng tài quốc tế. Tham dự trực tuyến Hội thảo Quốc tế "Xây dựng công trình nhân tạo trên Biển Đông và tác động đối với hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại...