Mỹ, Anh tăng cường cấm vận, Belarus kêu gọi đối thoại
Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến ký thông qua sắc lệnh hành pháp với nội dung tăng cường các biện pháp cấm vận đối với Belarus, sau khi Anh công bố các đòn trừng phạt mới nhằm vào nước này.
Tổng thống Alexander Lukashenko của Belarus. Ảnh AFP
Hãng tin AFP dẫn lời một quan chức Nhà Trắng tiết lộ Tổng thống Biden ngày 9.8 (giờ Washington D.C) sẽ ký vào sắc lệnh hành pháp yêu cầu Bộ Tài chính áp dụng các biện pháp cấm vận đối với một số cơ quan và tổ chức của Belarus.
Danh sách những cái tên bị cấm vận đợt này bao gồm Ủy ban Olympic Quốc gia, các lãnh đạo doanh nghiệp và ngân hàng tư nhân, cũng như công ty Belaruskali OAO, một trong những nhà sản xuất potash (hợp chất kali dùng trong sản xuất phân bón) lớn nhất thế giới. Lợi nhuận từ Belaruskali OAO được cho là một trong những nguồn thu chính của Belarus.
Mỹ cáo buộc Ủy ban Olympic Quốc gia Belarus thực hiện các hành vi rửa tiền, lách các lệnh cấm vận và lách quy định liên quan đến việc cấp thị thực.
Trước đó cùng ngày, Anh công bố các lệnh trừng phạt mới chống Belarus, trong số các mặt hàng bị cấm vận đợt này có những sản phẩm dầu mỏ và potash.
Các biện pháp mới của Anh còn bao gồm lệnh cấm mua chứng khoán có thể chuyển nhượng và các công cụ phục vụ thị trường tiền tệ do nhà nước Belarus và các ngân hàng quốc doanh phát hành.
NATO giới hạn quan chức Belarus đến trụ sở, tiếp tục vừa phòng thủ, vừa đối thoại với Nga
Trước làn sóng cấm vận mới, Tổng thống Lukashenko kêu gọi các quốc gia phương Tây hãy ngồi vào bàn đàm phán với Belarus, thay vì chạy đua leo thang cuộc chiến cấm vận.
Trước đó, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí áp dụng một loạt lệnh cấm vận chống Belarus sau khi chiến đấu cơ nước này hôm 23.5 áp sát và buộc một máy bay dân sự đang bay từ thành phố Athens (Hy Lạp) đến thành phố Vilnius (Lithuania) phải hạ cánh xuống thủ đô Minsk của Belarus.
Khi máy bay đáp, cảnh sát Belarus bắt giữ nhà hoạt động đối lập Roman Protasevich (26 tuổi) và bạn gái Sofia Sapega (23 tuổi, người Nga). Cô Sapega được trả tự do sau đó.
Biden chật vật vá hình tượng Mỹ trong lòng châu Âu
Chuyến công du châu Âu của Biden báo hiệu Mỹ đã sẵn sàng trở lại trên trường quốc tế, nhưng vẫn chưa xóa bỏ được hoài nghi Trump gây ra.
Giới quan sát châu Âu nhận định lời kêu gọi của Joe Biden đối với các giá trị dân chủ chung, cùng cam kết "nước Mỹ đã trở lại", là mục tiêu chính của ông khi đến châu Âu, trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị Tổng thống Mỹ.
Một nhà ngoại giao châu Âu giấu tên đánh giá những sự kiện Biden tham dự trong tuần qua với lãnh đạo G7, NATO và hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin, đều nhằm truyền tải và nhấn mạnh mục tiêu trên. "Tất cả đều được sắp xếp cẩn thận để gửi đi thông điệp rằng nước Mỹ đã trở lại với các nền dân chủ và cam kết lãnh đạo họ", quan chức nói.
Theo bình luận viên Luke McGee và Nicole Gaouette của CNN , lập trường ủng hộ phương Tây, ủng hộ dân chủ này vô cùng quyến rũ đối với các lãnh đạo châu Âu, bao gồm nhiều người muốn tin rằng họ là đồng minh thân cận nhất của cường quốc số một thế giới. Thực tế rằng Biden đang mời gọi châu Âu tái xây dựng trật tự dân chủ cùng Washington là một viễn cảnh hấp dẫn.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trong cuộc họp báo tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Cornwall, Anh, hôm 13/6. Ảnh: AFP .
Thông điệp của Biden dường như đã được truyền tải thành công . Trong cả Hiến chương Đại Tây Dương Mới được Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh Boris Johnson nhất trí, cũng như tuyên bố chung của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), tất cả các bên đều đồng ý rằng khi trật tự quốc tế dựa trên dân chủ phát triển trong bối cảnh thế giới mới, các quy tắc do phương Tây đặt ra "cần được cập nhật".
"Chúng ta phải chứng minh cho thế giới, và chính người dân của chúng ta, thấy rằng nền dân chủ vẫn có thể thắng thế trước những thử thách của thời đại và đáp ứng nhu cầu của người dân", Biden phát biểu tại trụ sở của NATO ở Brussels, Bỉ.
Các nhà ngoại giao châu Âu cho biết nhận thức mới về việc chủ nghĩa dân túy có thể trỗi dậy một lần nữa, tiềm ẩn nguy cơ cản trở hợp tác quốc tế và làm suy yếu nền dân chủ, đã thúc đẩy mong muốn đạt được thỏa thuận và kiến tạo những bước tiến "không thể đảo ngược".
"Chúng tôi đã chứng kiến chuyện xảy ra với cuộc bầu cử Mỹ và biết rằng viễn cảnh đó cũng có thể xuất hiện tại nền dân chủ của chúng tôi. Chúng tôi nhận thức được rằng mọi thứ có thể hoàn toàn thay đổi trong hai năm hay 4 năm. Vì vậy, chúng tôi đang hợp tác để xây dựng một số điều không thể đảo ngược nhanh nhất có thể", một nhà ngoại giao châu Âu giấu tên cho biết.
Tuy nhiên, các bình luận viên của CNN chỉ ra thực tế rằng bất chấp những mong muốn tốt đẹp, sự ổn định chính trị ở cả châu Âu và Mỹ sau 18 tháng tới vẫn chưa chắc chắn. Đây là thời gian Mỹ tổ chức bầu cử quốc hội giữa kỳ, trong khi Pháp, Đức và Bắc Ireland cũng tổ chức các cuộc bầu cử quan trọng. Một lý do nữa cho sự bất an là những khác biệt đáng kể trong ưu tiên về chính trị ở hai bờ Đại Tây Dương.
Sau tất cả những phát ngôn thân thiện và cam kết hợp tác, câu hỏi quan trọng vẫn là cách ứng phó của liên minh trong tình hình chính trị hiện nay. "Bàn ăn đã dọn sẵn, việc nấu nướng cũng bắt đầu, nhưng không ai biết mùi vị món ăn sẽ thế nào", Tyson Barker, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời cựu tổng thống Barack Obama, nhận định.
Theo Barker, chính quyền Biden "đã chấp nhận rằng hai bên sẽ có cách tiếp cận khác nhau với Trung Quốc", nhưng chưa rõ Nhà Trắng sẽ làm gì nếu EU tiếp tục theo đuổi quan hệ kinh tế sâu sắc hơn với Bắc Kinh.
"Dựa trên thái độ của Washington với Bắc Kinh, điều đó có khả năng sẽ ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của giới chức Mỹ khi làm việc với phía châu Âu trong các lĩnh vực công nghệ tương lai chủ chốt như trí tuệ nhân tạo, bởi Mỹ lo ngại hành vi trộm cắp sở hữu trí tuệ của Trung Quốc và vấn đề bảo mật", Barker nhận định.
Về phía châu Âu, nhiệm kỳ tổng thống Mỹ của Donald Trump dường như cảnh tỉnh họ rằng EU nên theo đuổi các mục tiêu địa chính trị của riêng mình để đảm bảo sự độc lập với Washington, bao gồm xây dựng năng lực quốc phòng, hay giao thương với các nước như Trung Quốc và Nga.
Một vấn đề khác khiến châu Âu bận tâm là tranh cãi hậu Brexit về vấn đề Bắc Ireland. Theo Nghị định thư Bắc Ireland, một phần thỏa thuận Brexit giữa Anh với EU, Bắc Ireland vẫn phải tuân thủ quy định của thị trường chung EU và liên minh thuế quan, để tránh phải thiết lập "biên giới cứng" giữa vùng này và Cộng hòa Ireland. Tuy nhiên, chính phủ của Thủ tướng Johnson đang từ chối tuân thủ nghị định thư, do lo ngại Bắc Ireland sẽ thiếu thực phẩm, khi hàng hóa đưa từ Anh đến khu vực này phải đáp ứng tiêu chuẩn của EU.
Biden được cho là đã trao đổi "thẳng thắn" với Johnson rằng vấn đề này phải được giải quyết. EU, vốn tin rằng việc không thực hiện đầy đủ nghị định thư là vi phạm luật pháp quốc tế, đã ngụ ý rằng Tổng thống Mỹ ủng hộ lập trường của họ. Tuy nhiên, theo giới phân tích, nếu Biden công khai nghiêng về một bên, liên minh sẽ bị tổn hại ngay lập tức, khiến tiến trình mà tất cả đều mong muốn trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Trước những khác biệt giữa Mỹ và châu Âu, một nhà ngoại giao giấu tên đánh giá mục tiêu trong chuyến công du của Biden không phải là "giải quyết tất cả vấn đề trong một tuần", mà là đặt nền móng cần thiết để các bên cùng ngồi vào bàn đàm phán, xử lý các vấn đề theo cách tiếp cận hợp tác thay vì đối đầu, tạo điều kiện đạt được tiến bộ.
Steven Blockmans, quyền giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách châu Âu tại Bỉ, bổ sung rằng dù các bên có thái độ chân thành, việc bắt tay vào làm có thể sẽ gặp nhiều khó khăn.
"Hiệu quả chuyến công du của Biden còn phụ thuộc vào khả năng của phương Tây trong việc biến những kết luận tại hội nghị thành sáng kiến cụ thể", Blockmans nhận định, thêm rằng châu Âu cũng cần thời gian để lấy lại niềm tin vào Mỹ sau 4 năm Trump nắm quyền.
"Bất chấp mọi phát ngôn nồng ấm và cảm tình dành cho Mỹ hiện nay, giới lãnh đạo châu Âu hiểu rằng mối quan hệ được vun vén sau Thế chiến II đã không còn và cần thứ gì đó mới mẻ. Nói thẳng ra, điều này đồng nghĩa với việc giữ khoảng cách với Washington trong nhiều vấn đề quan trọng", các bình luận viên của CNN nhận định.
Ông Putin bảo vệ quan hệ Nga - Trung trước sức ép của phương Tây Tổng thống Vladmir Putin cáo buộc các nước phương Tây tìm cách phá hoại quan hệ Nga - Trung, trong bối cảnh căng thẳng giữa Moscow và phương Tây gia tăng gần đây. Tổng thống Putin trong cuộc phỏng vấn với NBC hôm 14/6 (Ảnh: AP). Theo SCMP , Tổng thống Vladimir Putin đã lên tiếng ca ngợi mối quan hệ Nga -...