Mỹ – Ấn hợp tác phát triển lá chắn tên lửa
Không chỉ tại châu Âu, Washington còn muốn tăng cường hợp tác với New Delhi để phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á – Thái Bình Dương.
Ngày 17.8, trang tin tức trực tuyến Business Insider đưa tin hải quân Mỹ đang triển khai 4 tàu khu trục thuộc lớp Arleigh Burke là USS Ross, USS Porter, USS Carney và USS Cook đến cảng Rota ở Tây Ban Nha. Đây là một phần trong kế hoạch thiết lập hệ thống phòng thủ hỏa tiễn ở khu vực châu Âu do Mỹ phát động.
Tàu chiến Mỹ phóng tên lửa đánh chặn SM-3 – Ảnh: Navy.mil
Thông tin trên được truyền đi giữa lúc Washington liên tục có nhiều động thái tìm kiếm các đối tác châu Á để phát triển lá chắn tên lửa tại khu vực này. Tạp chí Aviation Week vừa dẫn lời giới chức Lầu Năm Góc cho hay Mỹ dự định hợp tác cùng Ấn Độ trong việc thiết lập cơ sở phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD).
Washington đang xúc tiến thỏa thuận với New Delhi để phát triển lá chắn sử dụng tên lửa SM-3 mà Mỹ đang thực hiện cùng Nhật Bản.
Video đang HOT
Theo đó, Washington và New Delhi đã thảo luận rất nhiều về vấn đề này khi Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đến thăm Ấn Độ hồi cuối tháng trước. Tờ The Economic Times dẫn lời ông Carter nói: “Đó là mảng quan trọng trong sự hợp tác tương lai của chúng tôi”. Theo giới quan sát, việc phát triển BMD cùng Ấn Độ là một phần trong chính sách chuyển trọng tâm về châu Á – Thái Bình Dương mà Washington đang theo đuổi. Phát triển BMD cũng là một phần quan trọng trong chiến lược quốc phòng mà New Delhi đề ra.
Hiện tại, Ấn Độ đang xúc tiến hệ thống phòng thủ có khả năng cảnh báo và can thiệp các tên lửa đạn đạo từ khoảng cách lên đến 2.000 km. Mới đây, New Delhi đã thử nghiệm thành công việc đánh chặn tên lửa ở độ cao 15 km tại vùng biển phía đông Ấn Độ.
F-16 cho Jakarta
Tờ Jakarta Post ngày 17.8 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro cho hay Mỹ vừa đề nghị cung cấp thêm chiến đấu cơ F-16 cho nước này.
Hồi năm ngoái, Washington thỏa thuận sẽ chuyển giao cho Jakarta 24 chiếc máy bay cũ loại này bằng cách viện trợ. Cũng trong ngày 17.8, báo The Chosun Ilbo đưa tin Indonesia đang đàm phán với Trung Quốc về thỏa thuận hợp tác sản xuất tên lửa chống tàu chiến C-705. Loại tên lửa này có trần bay thấp với tầm bắn khoảng 35 km, có thể được trang bị trên các tàu chiến tấn công nhanh.
Theo báo trên, thỏa thuận này vốn được bắt đầu khơi nguồn vào tháng 7 và hai bên tiếp tục đàm phán khi Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đến thăm Indonesia hồi tuần trước. Dự kiến, Jakarta và Bắc Kinh sẽ ký kết thỏa thuận trên vào tháng 3.2013. Hiện tại, Indonesia đang tiến hành kế hoạch hiện đại hóa quân đội trị giá 15,8 tỉ USD từ năm 2010 – 2014.
Theo Thanh Niên
Mỹ sắp trang bị lá chắn tên lửa cho tàu chiến Nhật
Mỹ đang xem xét nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân cho hai tàu chiến của Nhật Bản, một quan chức cấp cao của một công ty quốc phòng Mỹ tiết lộ hôm 15.8.
Tàu chiến Kongo của Nhật - Ảnh: defenseindustrydaily
Hai chiến hạm trang bị tên lửa dẫn đường lớp Atago của Nhật sẽ được phía Mỹ lắp đặt thêm hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến Aegis trị giá hàng triệu USD, Reuters dẫn lời ông Nick Bucci, quan chức cấp cao phụ trách các chương trình sản xuất vũ khí hải quân của tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ), cho hay.
Cũng theo ông Bucci, hầu hết các tàu chiến của Mỹ đều được trang bị hệ thống này.
Nhật Bản thời gian gần đây đã tích cực hợp tác với Mỹ để thiết lập một lá chắn tên lửa do lo ngại về các đợt phóng thử tên lửa của Triều Tiên.
Mỹ đã chi khoảng 10 tỉ USD/năm cho dự án phòng thủ nói trên.
Được đặt theo tên tấm khiên của thần Zeus, hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis có thể phát hiện và ngăn cản nhiều mối đe dọa đến từ mặt đất, trên không và cả dưới nước.
Hệ thống này dự kiến cũng sẽ được triển khai tại bờ biển Romania và Ba Lan vào năm 2015 để bảo vệ châu Âu khỏi các cuộc tấn công bằng tên lửa.
Theo Thanh niên
Lá chắn tên lửa Mỹ sẽ bao vây Trung Quốc? Kế hoạch phát triển một lá chắn tên lửa ở châu Á của Mỹ đã khiến Bắc Kinh hốt hoảng. Mỹ khống chế con hổ Trung Quốc Quân đội Trung Quốc đã tỏ ra lo ngại rằng kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ có thể làm mất ổn định sự cân bằng quân sự tại lục địa này. Tháng 3 vừa...