Mỹ: 2 tỉ USD mua đạn tên lửa cho tổ hợp THAAD
Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) đã gửi đơn hàng đặt mua đạn tên lửa đánh chặn trang bị cho tổ hợp THAAD (Terminal High Altitude Area Defense – Tổ hợp phòng không điểm tầm cao) trị giá 2,02 tỉ USD tới hãng Lockheed Martin.
Theo nguồn tin từ Lầu Năm góc, theo đơn hàng nói trên, sẽ có khoảng hơn 42 đạn tên lửa đánh chặn được chuyển giao.
Dự kiến, các điều khoản cuối cùng của hợp đồng này sẽ được hoàn thành trước ngày 30/11/2012, còn việc chuyển giao đạn tên lửa đánh chặn mới sẽ kéo dài tới ngày 31-7-2018.
Tổ hợp THAAD
Căn cứ vào nguồn tin trên website của Lầu Năm góc, Lockheed Martin đang thực hiện hợp đồng với MDA về việc cung cấp 2 tiểu đoàn THAAD với 96 đạn tên lửa đánh chặn trị giá 1,96 tỉ USD với Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE). Ngoài THAAD, UAE cung chi ra 582,5 triệu USD để mua 2 hệ thống radar AN/TPY-2.
Trong tháng 2-2012, quân đội Mỹ đã công bố kế hoạch tới ngày 31-1-2017 sẽ thông qua kế hoạch nâng cấp 2 tiểu đoàn THAAD hiện có trị giá 515,6 triệu USD.
Mỗi tiểu đoàn THAAD bao gồm 3 bệ phóng tên lửa với 24 đạn tên lửa đánh chặn, trung tâm chỉ huy và hệ thống radar X-band có tầm bao quát tới 1000 km.
Với tầm bắn của các đạn tên lửa đánh chặn đạt 200 km, THAAD được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo của đối phương tới độ cao 150 km nhờ đạn tên lửa đánh có tốc độ bay đạt tới 3 km/giây.
Trong biên chế quân đội Mỹ, THAAD có thể kết hợp với tổ hợp Patriot PAC-2 và PAC-3 và hệ thống điều phối hỏa lực hải quân Aegis tạo lên lá chắn phòng thủ tên lửa liên hoàn.
Theo GDVN
Video đang HOT
Mỹ đã có chiến pháp "đòn sát thủ" đối phó với DF-21D của Trung Quốc
Mỹ có thể dùng vũ khí laser của tàu chiến, máy bay F-22 tấn công hệ thống phóng tên lửa DF-21D, dùng tên lửa chống bức xạ cắt đứt thông tin...
Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D tiêu diệt tàu sân bay Mỹ (ý tưởng của dân mạng).
Các phương tiện truyền thông như tạp chí "Wired" Mỹ, mạng tin tức công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, quân Mỹ tuyên bố đã không còn sợ tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc nữa, bởi vì phương pháp tác chiến (chiến pháp) đáp trả đã "cơ bản thành hình".
Ngoài việc tiến hành gây nhiễu và đánh chặn, quân Mỹ thậm chí có kế hoạch chủ động tấn công các căn cứ "sát thủ tàu sân bay" của Quân đội Trung Quốc. Nhưng, có tờ báo cho rằng, những phương pháp tác chiến này của quân Mỹ có độ khó rất lớn khi thực hiện.
Bộ trưởng Tác chiến Hải quân Mỹ Greenert gần đây tiết lộ, quân Mỹ "đã không còn cảm thấy lo ngại" đối với "sát thủ tàu sân bay" Trung Quốc - tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D nữa, bởi vì chiến pháp tiên tiến đủ để làm yếu uy lực của tên lửa này "đang được đẩy nhanh phát triển".
Ông cho rằng, muốn tìm được và "khóa" lại tàu sân bay Mỹ ở đại dương mênh mông, DF-21D phải có được sự hỗ trợ tin tức tình báo, quân Mỹ có thể thông qua gây nhiễu điện tử phá hoại sự truyền tải những tin tức tình báo quan trọng này.
Quân Mỹ đầu tư vốn lớn đẩy mạnh phát triển hệ thống chiến tranh điện tử, trong đó nổi bật nhất chính là máy bay tấn công điện tử EA-18F Growler.
Loại máy bay chiến đấu kiểu mới này có thể làm tê liệt radar và hệ thống thông tin của đối phương, phá hoại việc truyền tải dữ liệu của nó. Hạm đội tàu sân bay Mỹ còn có thể giữ im lặng vô tuyến điện trong thời chiến, để phòng ngừa tên lửa Trung Quốc thông qua các tín hiệu vô tuyến theo dõi ngược lại để xác định vị trí của các tàu sân bay Mỹ.
Dòng máy bay EA-18 Growler Mỹ.
Có nhà phân tích cho rằng, quân Mỹ đã áp dụng sách lược "bảo hiểm kép" để đối phó với "sát thủ tàu sân bay".
Ngoài tiến hành gây nhiễu điện tử, cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ còn triển khai nhiều tàu chiến Aegis, chúng có thể tiến hành đánh chặn tên lửa của đối phương, gồm cả DF-21D.
Hải quân Mỹ còn đang cố gắng nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa của tàu chiến, bao gồm việc đưa hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến trên bộ chuyển lên các tàu chiến.
Những hệ thống Aegis mới này sẽ rất nhanh chóng được triển khai ở khu vực Đông Á. Greenert cho biết, điều này sẽ làm cho quân Mỹ có khả năng tiến hành đánh chặn hiệu quả đối với DF-21D của Trung Quốc.
Tuy nhiên, mạng tin tức công nghiệp quốc phòng Nga bình luận, những chiến pháp chống "sát thủ tàu sân bay" trên của quân Mỹ về cơ bản là "đánh địch trên giấy", khó có thể đạt hiệu quả. Bởi vì, quân Mỹ còn chưa hiểu rất nhiều đặc tính của tên lửa DF-21D Trung Quốc.
Trước hết, Quân đội Trung Quốc có thể sử dụng nhiều loại trang bị như vệ tinh, hệ thống hồng ngoại, radar có độ chính xác cao và máy bay không người lái để dẫn đường cho "sát thủ tàu sân bay".
Vệ tinh dẫn đường của họ đang được đẩy nhanh xây dựng thành mạng lưới, radar vượt tầm nhìn kiểu mới cũng có thể được triển khai, nó có thể phát hiện ra tàu chiến cỡ lớn xa hàng triệu km.
Đối mặt với phương thức dẫn đường phức tạp như vậy, Mỹ có thể không có cách nào tiến hành gây nhiễu.
Tên lửa đánh chặn Standard-3 Mỹ.
Thứ hai, tên lửa đạn đạo chống hạm của Quân đội Trung Quốc có thể có đặc tính tàng hình nhất định và khả năng cơ động tương đối mạnh, quỹ đạo bay của nó rất khó bị đối phương đoán được, hơn nữa nó có thể chỉ cần 12 phút đã bay được 1.800-2.000 km, ở đoạn bay cuối nó có thể bổ nhào tới mục tiêu tấn công với tốc độ cực nhanh, gây phiền phức cho hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis.
Tiếp theo, Quân đội Trung Quốc có thể cài đặt đầu dẫn radar kiểu mới ở thân tên lửa DF-21D, giúp cho tên lửa có thể tự động điều chỉnh phương hướng tấn công trong đoạn bay cuối.
Có nhà phân tích cho rằng, điều này có nghĩa là loại tên lửa đạn đạo này có thể đã có đặc tính tấn công linh hoạt của tên lửa hành trình chống hạm, càng làm cho hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương khó ngăn chặn.
Cuối cùng, báo Nga còn phỏng đoán, "sát thủ tàu sân bay" Trung Quốc có thể mang theo đầu đạn hạt nhân có uy lực mạnh, cho dù không thể tiến hành tấn công chính xác, nó cũng có thể tiêu diệt tàu chiến mặt nước cỡ lớn trong đó có tàu sân bay.
Có nhà phân tích vũ khí Nga cho rằng, "sát thủ tàu sân bay" Trung Quốc có khả năng "một đòn giết gọn" đối với tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân cỡ lớn của quân Mỹ, có thể biến mục tiêu thành ngọn lửa và phế liệu.
Trong tình hình gây nhiễu và đánh chặn không hiệu quả, quân Mỹ cũng đã chuẩn bị đòn sát thủ cuối cùng: tiến hành tấn công mạnh mẽ đối với hệ thống DF-21D.
Quân Mỹ có thể dùng vũ khí laser tiêu diệt hệ thống phóng DF-21D.
Greenert tiết lộ, Hải quân Mỹ có kế hoạch lắp vũ khí laser trên tàu chiến, mục tiêu chính của nó là "sát thủ tàu sân bay". Nó không chỉ có thể dùng để bắn rơi tên lửa, mà còn có thể tiến hành tấn công đối đất, phá hủy hệ thống phóng của DF-21D.
Quân đội Mỹ còn dự tính sử dụng máy bay chiến đấu tiên tiến để phá vỡ phòng không của Trung Quốc, tiến hành tấn công đối với căn cứ tên lửa DF-21D ở khu vực duyên hải của Trung Quốc, F-22 được cho là phương tiện lý tưởng để tiến hành cuộc tấn công này.
Quân Mỹ cho rằng, nó có khả năng nhanh chóng xuyên thủng mạng lưới phòng không của Trung Quốc, tấn công hệ thống phóng của DF-21D.
Còn có quan điểm cho rằng, mặc dù không thể tìm được vị trí triển khai cụ thể của DF-21D, máy bay chiến đấu của Quân đội Mỹ cũng có thể sử dụng tên lửa chống bức xạ để tấn công radar trên bờ, trạm tin tức tình báo và trung tâm chỉ huy của Quân đội Trung Quốc, từ đó cắt đứt sự hỗ trợ thông tin đối với "sát thủ tàu sân bay".
Đây cũng là chiến pháp hiệu quả đối phó với "sát thủ tàu sân bay" của Trung Quốc.
Các phương án nêu trên của quân Mỹ khi thực hiện đều có độ khó nhất định, chẳng hạn vũ khí laser rất khó được đưa vào tác chiến thực tế trước năm 2025. Nhưng, có nhà phân tích Mỹ cho rằng, "thời gian đứng về phía quân Mỹ".
"Sát thủ tàu sân bay" muốn bắn trúng tàu sân bay đang di chuyển là rất khó, Quân đội Trung Quốc cần phải tiến hành rất nhiều thử nghiệm, toàn bộ kế hoạch tác chiến chống tàu sân bay của họ được xây dựng hoàn tất vẫn cần có thời gian, mà khi đó hệ thống sát thương nói trên của quân Mỹ có khả năng đã được triển khai thực tế.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Mỹ có thể xuyên thủng mạng lưới hệ thống phòng không của Trung Quốc.
Theo GDVN
Hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ-các nước Ả-rập: Điềm báo tấn công Iran? Mỹ và các nước Ả-rập xây dựng hệ thống phòng tên lửa chung, báo hiệu về khả năng xảy ra một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Iran. Iran không nên coi nhẹ mối đe dọa quân sự từ Mỹ Trước thềm hội nghị về vấn đề hạt nhân Iran giữa Iran và các nước lớn, Nga cảnh báo Iran: cần có...