MWC 2014: Mark Zuckerberg nói về việc Facebook mua lại WhatsApp và tầm nhìn của dự án Internet.org
Trong cuộc nói chuyện mới đây tại MWC 2014, CEO Facebook Mark Zuckerberg đã giải thích về kế hoạch của công ty đối với lĩnh vực di động trong tương lai. Cùng với đó là thương vụ mua lại WhatsApp hồi tuần trước với giá 16 tỉ USD.
Ngay đầu cuộc nói chuyện, người phỏng vấn đã đặt câu hỏi về vấn đề mua lại WhatsApp: “Vài người trong chúng tôi vẫn chưa rõ, tại sao và điều đó có ý nghĩa như thế nào khi Facebook quyết định mua lại WhatsApp?”.
Mark cho biết: “WhatsApp là 1 công ty tuyệt vời và hoàn toàn thích hợp đối với chúng tôi. Đây là ứng dụng hấp dẫn nhất mà tôi từng thấy trên điện thoại di động. Có 70% người dùng đã sử dụng nó mỗi ngày. Có rất ít dịch vụ có thể làm được điều đó và WhatsApp thật sự có giá trị. Chúng tôi muốn liên kết với nhiều công ty khác giống như WhatsApp để có thể kết nối tất cả mọi người trên thế giới lại với nhau.”
Tiếp theo, Mark tập trung nói về dự án Internet.org và những ý tưởng ẩn chứa bên trong. Bên cạnh đó, Mark cũng đưa ra nguyên nhân tại sao anh muốn đem Internet giá rẻ hoặc miễn phí đến với tất cả mọi người trên thế giới.
“Không phải ai trên thế giới cũng có thể sử dụng Internet. Số người dùng chỉ mới đạt mức 2,7 tỉ và con số đó tăng trưởng chậm hơn nhiều so với bạn tưởng tượng”, Mark lí giải.
Mark cho biết thêm rằng theo anh, sự phát triển của smartphone không kéo theo sự phát triển của kết nối internet: “Có thể nhiều người dễ dàng chi trả số tiền 1500 mỗi năm cho các gói dữ liệu kết nối nhưng đây không phải là con số nhỏ đối với những nước đang phát triển.Tầm nhìn hiện tại của chúng tôi chính là muốn tất cả mọi người trên thế giới đều được kết nối với nhau. Đó không chỉ đơn thuần là những kết nối mà còn là những giá trị khác mà nó đem lại. Theo nghiên cứu của Deloitte, nếu bạn tăng cường kết nối, bạn sẽ tạo ra đươc hàng trăm triệu việc làm và thậm chí là giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em xuống 7%!”.
Video đang HOT
Để thực hiện tầm nhìn của mình, ngoài những đối tác hiện có, Mark cho biết Facebook sẽ tìm kiếm và hợp tác thêm với những nhà cung cấp mạng khác trên toàn cầu trong vài năm tới. Trên trang chủ internet.org, dự án được diễn tả là “một sự hợp tác toàn cầu giữa các nhà dẫn đầu công nghệ, tổ chức phi lợi nhuận, các cộng đồng và những chuyên gia để cùng nhau mang internet đến với 2/3 dân số thế giới.”
Theo Mark, một phần trong chiến lược của dự án Internet.org chính là giảm tổng chi phí kết nối Internet, giảm lưu lượng truyền tải dữ liệu. Đồng thời tăng sự hiệu quả trong việc đăng tải quảng cáo.
Sau khi trình bày về dự án Internet.org, Mark quay trở lại với câu hỏi ban đầu về thương vụ mua lại WhatsApp: “Bản thân công ty WhatsApp đã có giá trị hơn 19 tỉ USD. Nếu chúng tôi có thể thực hiện tốt công việc, WhatsApp có thể sẽ phát triển kinh doanh đến mức độ khổng lồ hơn. Hơn nữa, chính WhatsApp sẽ giúp chúng tôi thực hiện được hi vọng kết nối với phần còn lại của thế giới thông qua việc cung cấp các dịch vụ internet giá rẻ thậm chí là miễn phí”.
Mark cũng cho biết thêm về 3 khía cạnh quan trọng để có thể giảm được chi phí truy cập internet. Đầu tiên là giảm thiểu chi phí cơ sở hạ tầng mạng. Thứ 2 là tăng hiệu quả truyền tải dữ liệu và cuối cùng là tăng các dịch vụ giá trị gia tăng để mời gọi thêm nhiều khách hàng.
Theo báo cáo mới đây, thời gian tới WhatsApp sẽ cung cấp dịch vụ gọi thoại miễn phí tương tự như dịch vụ của Skype. Báo cáo còn tiết lộ rằng đầu tiên, Facebook sẽ cung cấp dịch vụ trên cho người dùng Android và iOS. Các phiên bản dành cho BlackBerry và Windows Phone sẽ có mặt trong thời gian tiếp thep. Theo dự kiến thì dịch vụ sẽ chính thức ra mắt vào thời điểm cuối năm nay.
Theo Tinhte/Mashable
Hàng loạt ứng dụng OTT sắp sửa bị thâu tóm?
Facebook vừa tuyên bố mua lại WhatsApp với mức giá 19 tỉ USD. Trước đó, đại gia Nhật Bản Rakuten cũng thâu tóm Viber với mức giá gần 1 tỉ USD. Có phải đã đến lúc sắp xảy ra làn sóng thâu tóm trên thị trường ứng dụng OTT?
Sau thương vụ giữa Facebook và WhatsApp, Rakuten và Viber, trên thị trường các ứng dụng nhắn tin, gọi điện OTT vẫn còn rất nhiều dịch vụ như thế đang tồn tại. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sẽ không có nhiều những vụ thâu tóm tương tự xảy ra.
Trang CNN bình luận rằng, đừng hi vọng vụ thâu tóm WhatsApp trị giá 19 tỉ USD của Facebook sẽ mang lại "bữa đại tiệc mua lại các ứng dụng OTT".
Mặc dù ứng dụng nhắn tin di động rất quan trọng với tương lai của giao tiếp, truyền thông và đang ngày càng được chú trọng nhiều hơn, song mỗi một ứng dụng nhắn tin hiện nay dường như đều đã "có nơi có chốn" rất yên ổn.
Dịch vụ Hangouts của Google hiện nay có trên nền tảng web, trên iOS của Apple và là một dịch vụ nhắn tin, tán gẫu dành cho Gmail. Gần đây, Hangouts đã trở thành ứng dụng nhắn tin mặc định cho hệ điều hành Android. Trong khi đó, Apple cũng đã có dịch vu iMessage của riêng hãng, với trên 100 triệu người dùng. iMessage hoạt động trên iPhone, iPad và máy Mac. iMessage có tiềm năng phát triển, nhưng nhìn chung Apple tránh các vụ thâu tóm lớn và hãng không quan tâm nhiều về việc cung cấp ứng dụng iMessage cho các nền tảng khác.
Microsoft sở hữu Skype, một ứng dụng hiện đang được người dùng sử dụng rất rộng rãi để chat video và gọi điện thoại quốc tế giá rẻ và cả để nhắn tin. Skype đã là dịch vụ nhắn tin đa nền tảng lớn nhất. Vì thế, việc cố gắng sáp nhập thêm một công ty khác nữa vào thế giới mạng xã hội của Microsoft dường như sẽ mang lại nhiều khó khăn, bất lợi hơn là giá trị. Microsoft nên phát triển Skype theo những hướng mới, hơn là sáp nhập thêm một ứng dụng nhắn tin, gọi điện OTT tương tự.
Dịch vụ BBM của BlackBerry là một trong những tài sản còn lại có giá trị của nhà sản xuất smartphone Canada đang gặp nhiều khó khăn. Cổ phiếu của BlackBerry đã tăng mạnh sau khi có thông tin Facebook thâu tóm WhatsApp, vì các nhà đầu tư nhận ra họ đã đánh giá thấp BBM. Sau khi Facebook công bố mua lại WhatsApp, nhiều người dùng đã không hài lòng, lo ngại Facebook sẽ đưa quảng cáo vào WhatsApp, họ phản đối và thậm chí còn dọa sẽ tẩy chay WhatsApp và chuyển sang dùng BBM. Chính vì thế, cổ phiếu Facebook giảm giá còn cổ phiếu BlackBerry đã có chiều hướng tăng lên sau thông tin về thương vụ Facebook-WhatsApp. Có lẽ vì thế, BlackBerry sẽ không từ bỏ ứng dụng nhắn tin BBM đang nổi tiếng và được lòng người dùng hiện nay.
WeChat và Line là hai trong số các dịch vụ nhắn tin, gọi điện OTT lớn nhất, có số lượng người dùng đông đảo tại Trung Quốc và Nhật Bản, quê hương của hai ứng dụng này. Nhưng cả hai đều được các tập đoàn lớn sở hữu, và họ sẽ không từ bỏ sản phẩm đang ngày càng lớn mạnh và có tương lai sẽ "ăn nên làm ra" của mình.
Những dịch vụ nhỏ hơn như Kik và Kakao Talk có khả năng sẽ rao bán, tuy nhiên cả hai đều chưa đủ sức ảnh hưởng trên thị trường quốc tế để có thể thu hút sự chú ý của bất kì người mua tiềm năng nào. Viber là dịch vụ khá phổ biến nhưng tuần qua cũng đã về dưới trướng đại gia Nhật Bản Rakuten với giá 900 triệu USD.
Theo phân tích, Twitter và Samsung có thể sẽ là cặp đôi sáp nhập tiếp theo. Dịch vụ ChatOn của Samsung hiện có khoảng 100 triệu người dùng, nhưng hầu như không có ảnh hưởng, tiếng tăm gì. Twitter đã cố gắng định vị công ty là một nền tảng nhắn tin trực tiếp nhưng thành công chưa thực sự đến với họ. Tuy nhiên, sự kết hợp của Twitter và Samsung có vẻ chưa hài hòa.
Ngoài các dịch vụ nhắn tin, gọi điện OTT trên, còn có dịch vụ Snapchat, một ứng dụng nhắn tin cũng rất phổ biến khác, cho phép tự động xóa hình ảnh và video sau một vài giây. Snapchat từng từ chối lời mời mua lại 3 tỉ USD của Facebook. Sau mức giá lên tới 19 tỉ USD của WhatsApp, Snapchat có thể cũng nghĩ đến một mức giá hời như thế, tuy nhiên Snapchat vẫn chưa có bất cứ động tĩnh gì.
Thị trường nhắn tin, gọi điện OTT được đánh giá có nhiều sự phân mảnh, các dịch vụ nở rộ và cạnh tranh mạnh mẽ. Tuy nhiên giờ đây WhatsApp đã về tay Facebook, dường như không còn nhiều cơ hội sẽ có những cuộc mua bán như thế nữa. Điều này có nghĩa một số dịch vụ sẽ có thể phát triển và lớn mạnh, trong khi một số dịch vụ khác đơn giản là sẽ tàn lụi dần và chết đi.
Nói về việc Facebook mạnh tay chi 19 tỉ USD cho WhatsApp, hiện nay Facebook đang ở vào một vị trí rất thuận lới để bắt đầu kiểm soát thị trường nhắn tin di động, đặc biệt tại châu Âu và Mỹ. Facebook là doanh nghiệp nhắn tin duy nhất không sản xuất phần cứng hay hệ điều hành di động, vì thế hãng có động lực thực sự để sản phẩm của hãng được phổ cập trên tất cả các nền tảng.
Tuy nhiên điều quan trọng hơn là với hơn 1 tỉ người dùng, Facebook và WhatsApp có thể sẽ làm nên chuyện và thống lĩnh mảnh đất OTT hiện đang cạnh tranh mạnh mẽ và có phần hỗn loạn hiện tại.
Theo ICTnews/CNN
Nghi án Google cạnh tranh mua WhatsApp với Facebook Trong khi Facebook sẵn sàng chi 19 tỉ USD để mua WhatsApp thì Google dường như muốn tìm mọi cách để thương vụ này thất bại. Theo thông tin đăng tải trên trang The Information, Google có thể vừa ngỏ ý mua lại dịch vụ nhắn tin theo thời gian thực WhatsApp với giá trị giao dịch lớn hơn 19 tỉ USD, đây...