Mưu hèn kế bẩn như cò Marabou ‘mượn tay’ cá sấu để tiêu diệt đối thủ
Có vẻ không được ‘ quang minh chính đại’ cho lắm, tuy nhiên với việc sử dụng đầu óc, con cò Marabou đã có thể hạ gục đối thủ mà không cần tốn một giọt mồ hôi
Sinh sống trong cùng một môi trường, cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi giữa các loài sinh vật.
Cạnh tranh có thể xảy ra bởi vì nhiều nguyên nhân có thể kể đến như: nguồn thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác như con đực tranh giành nhau con cái vào mùa sinh sản..
Trong đó ác liệt và thường xuyên xảy ra nhất có lẽ là cạnh tranh nguồn thức ăn giữa các loài động vật với nhau.
Với việc biến đổi khí hậu trên thế giới ngày càng trở nên trầm trọng, ảnh hưởng đến môi trường sống khiến cho việc kiếm ăn ngày nay khó khăn hơn bao giờ hết.
Lượng thức ăn ít đi đồng nghĩa các cuộc chiến tranh giành sẽ càng trở nên khốc liệt. Thông thường đối với các loài thú dữ, để giải quyết vấn đề tranh chấp chúng sẵn sàng sử dụng vũ lực để lao vào các cuộc chiến một mất một còn.
Nhưng cũng có những loài động vật có đầu óc, sử dụng “tay” của kẻ khác để tiêu diệt kẻ thù, điển hình như trong đoạn clip dưới đây.
Nhân vật chính trong câu chuyện là hai chuyên gia ăn xác chết, cò Marabou và kền kền. Nhìn qua tương quan lực lượng, cò Marabou rõ ràng có lợi thế hơn về hình thể. Điều này cũng đúng bởi Marabou là một trong những loài chim lớn nhất trên cạn với chiều dài cơ thể khoảng 1,4 m; sải cánh dài khoảng 3 m; cân nặng khoảng 5 kg; cao khoảng 1,5 m.
Câu nói “nhìn mặt mà bắt hình dong” rất đúng với trường hợp của loài cò này bởi những tên “đồ tể” ăn xác chết này có ngoại hình vô cùng gớm ghiếc với chiếc đầu trọc lốc, không có lông và chiếc mỏ to, dài nặng nề.
Đối thủ của nó, là Lappet-faced, loài kền kền to lớn nhất ở châu Phi với chiều dài cơ thể từ 95 – 115 cm; sải cánh dài 2,5 – 2,9 m; nặng trung bình khoảng 6,2 kg. Chúng cũng có những đặc điểm khá tương đồng với cò Marabou như đầu trọc, mỏ dài nhưng quặp vào trong thay vì thẳng như của cò Marabou.
Cả hai loài thú này đều có cái đầu trọc lốc là bởi vì tập quán ăn xác chết bằng cách thò cả đầu vào xác con mồi để cấu rỉa đến từng miếng thịt cuối cùng, nên sẽ bị dính máu bẩn, việc không có lông ở đầu sẽ giúp cho chúng có thể dễ dàng rửa sạch hơn.
Sở dĩ những cuộc chiến đấu trực diện giữa hai loài động vật này ít khi xảy ra là bởi chúng không phải là loài giỏi săn mồi. Thói quen của chúng là ăn những xác chết bị bỏ lại hoặc cùng lắm là sẽ săn những con vật đang thoi thóp, hầu như không còn sức chống trả.
Video đang HOT
Hai kẻ ăn xác chết có chiếc đầu trọc lốc là đối thủ truyền kiếp của nhau.
Như trong đoạn clip dưới đây, con cò Marabou đã dùng mưu mẹo để đẩy kền kền vào chỗ chết.
Bối cảnh trong đoạn phim hai đàn cò Marabou và kền kền đang uống nước chung ở một bờ sông. Việc này đã đánh động con cá sấu, chủ nhân của khu vực này. Với bản năng sát thủ trong người, nó biết cơ hội đi săn đã đến và lẳng lặng ẩn mình xuống làn nước, di chuyển đến gần những miếng mồi béo bở.
Chỉ bằng cái liếc mắt, con cò Marabou thủ lĩnh của nhóm đã có cảm nhận được sự hiện diện của kẻ săn mồi. Nó liền đẩy con kền kền nhỏ đang uống nước ở ven sông ra phía xa. Đây thực sự là âm mưu quá thâm hiểm, một mũi tên trúng hai đích, vừa gạt đi được nỗi lo bị tấn công bởi cá sấu và vừa có thể tiêu diệt được đối thủ cạnh tranh truyền kiếp của mình.
Đúng như những gì tính toán, cá sấu dĩ nhiên không bỏ qua con miếng mồi dễ dàng, công việc của nó hoàn tất chỉ sau một đòn tấn công cơ bản.
Bất ngờ loài vật được đánh giá khó tiêu diệt sẽ lìa đời sớm hơn khi chứng kiến cái chết
Các nhà khoa học vừa công bố manh mối quan trọng về một loài vật tuy được đánh giá là rất khó tiêu diệt nhưng sẽ lìa đời sớm hơn khi chứng kiến cái chết của đồng loại.
Loài vật lìa đời sớm hơn sau khi chứng kiến đồng loại chết
Christi Gendron, nhà sinh học thần kinh tại Đại học Michigan, một trong những trường đại học hàng đầu của Mỹ cho biết: "Những con ruồi giấm nhìn thấy xác chết sẽ bị những con ruồi khác tránh xa. Kỳ lạ hơn, vòng đời của những con ruồi giấm đó cũng ngắn hơn nhiều. Dường như chúng đã bị đánh dấu bởi tử thần nên đồng loại có thể cảm nhận được." Thế nhưng, tại sao loài vật này chứng kiến cái chết lại bị rút ngắn tuổi thọ?
Ruồi giấm - Loài vật sẽ chết nhanh hơn sau khi chứng kiến cái chết của đồng loại. (Ảnh: The Guardian)
Tiến sĩ Gendron cùng nhóm của mình đã thực hiện một thí nghiệm về phản ứng của những con ruồi giấm khi nhìn thấy những con đã chết. Sau nhiều ngày nghiên cứu, nhóm của ông đã rút ra kết luận như đã nêu ở trên. Công trình này đã được công bố trên tạp chí PLOS Biology.
Họ đã nhốt một vài con ruồi giấm còn sống trong một chiếc lọ có chứa xác những con khác trong 2 ngày. Đồng thời, họ cũng nhuộm thuốc huỳnh quang màu xanh lá để theo dõi hoạt động não của chúng. Kỳ lạ hơn, sau khi thả những con ruồi giấm này về với đàn, chúng ngay lập tức bị các con khác tránh xa.
Cụm tế bào thần kinh của loài vật này đã có phản ứng lại với cảm nhận của chúng sau khi thấy xác chết. (Ảnh: The Guardian)
Theo kết quả nghiên cứu, sau khi chứng kiến cái chết của đồng loại, một nhóm tế bào thần kinh trong não của ruồi giấm già đi nhanh hơn. Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy cụm tế bào thần kinh có hình elip là nguyên nhân gây ra tình trạng chết sớm của những con ruồi giấm đã chứng kiến cái chết của đồng loại. Ngoài ra, chúng cũng nhanh chóng mất đi lượng mỡ dự trữ và chết sớm hơn so với thông thường. Các nhà khoa học gọi đây là nhận thức về cái chết của ruồi giấm. Họ tin rằng thông tin này sẽ giúp giới khoa học hiểu hơn về các phản ứng vật lý trong cơ thể của các loài vật qua những gì mà chúng cảm nhận được.
Một giả thuyết khác được đặt ra là những con ruồi giấm nhìn thấy xác chết bị rút ngắn tuổi thọ là do kết quả của sự căng thẳng khi chúng nhận thức về cái chết. Sự căng thẳng này ở các loài vật đã dẫn dến các vấn đề về sức khỏe, ruồi giấm cũng gặp tình trạng tương tự như vậy.
Tiến sĩ Gendron hi vọng rằng trong tương lai họ có thể thực hiện nhiều thí nghiệm hơn để có cái nhìn rộng hơn về các tương tác xã hội có ảnh hưởng đến quá trình lão hóa của ruồi giấm thế nào.
Một giả thuyết khác được đặt ra là những con ruồi giấm nhìn thấy xác chết bị rút ngắn tuổi thọ là do kết quả của sự căng thẳng. (Ảnh: The Guardian)
Trước đó, nhiều loài động vật được xác định là có nhận thức sâu sắc về cái chết. Ví dụ như những con voi biết đau buồn vì cái chết của voi trong đàn; quạ biết tổ chức đám tang cho bạn chúng; ong, kiến và mối biết phân công thành viên đảm nhận việc xử lý xác chết của đồng loại...
Thế nhưng, ruồi giấm vốn được biết đến là một loài vật khó tiêu diệt và có vòng đời rất ngắn. Vậy tại sao các nhà khoa học chọn ruồi giấm để thực hiện thí nghiệm này thay vì các loài khác?
Loài vật đặc biệt
Ruồi giấm (danh pháp khoa học là Drosophilidae) là một phức hợp họ ruồi bao gồm cả loài ruồi trái cây. Ruồi giấm thường được sử dụng trong các nghiên cứu khoa học, đặc biệt là sinh học. Ruồi giấm khi trưởng thành dài từ 3-4 mm, mắt màu đỏ, có loài mắt đen và ngực màu vàng như rám nắng. Đỉnh bụng của loài vật này có màu đen, bên dưới có màu xám. Đặc điểm khi bay của ruồi giấm có thể bị ảnh hưởng bởi độ nhớt trong không khí hơn là quán tính của cơ thể.
Ruồi giấm là loài vật có vòng đời rất ngắn chỉ khoảng 25 ngày hoặc hơn. (Ảnh: The Guardian)
Toàn bộ vòng đời của một con ruồi giấm khoảng 25 ngày hoặc hơn tùy thuộc vào điều kiện môi trường và nguồn thức ăn có dồi dào không. Cũng giống các loài khác, vòng đời của chúng trải qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và ruồi trưởng thành. Ấu trùng phát triển trong những nơi ẩm ướt và có nguồn nước tĩnh và chất hữu cơ. Các giai đoạn đầu tiên chỉ mất khoảng vài ngày và chúng có thể hoàn thành các giai đoạn phát triển chỉ trong 1 tuần với điều kiện nhiệt độ lý tưởng. Chính vì loài vật này có vòng đời ngắn ngủi nên các nhà khoa học thường dùng chúng để thực hiện các cuộc thí nghiệm qua nhiều thế hệ.
Vì sao khó tiêu diệt ruồi giấm?
Tiêu diệt ruồi giấm là việc rất khó. Ruồi giấm thường bị thu hút bởi mùi trái cây, nấm mốc và hôi thối do các vi sinh vật tạo ra. Chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi, ngay khi thời tiết bắt đầu ấm lên, bạn có thể thấy chúng đang bay trên những đĩa trái cây hay quanh thùng rác. Nhờ có chiếc ăng-ten trên đỉnh đầu, ruồi giấm có thể ngửi được mùi thức ăn từ cách xa hơn 1km. Hơn nữa, loài vật này có kích thước rất nhỏ, chỉ ngang với hạt vừng, nên chúng có thể dễ dàng đi qua mọi vết nứt hoặc khe hở vào nhà. Một khi ruồi giấm đã đến, chúng sẽ vo ve mãi ở đó, dù có bị đánh, đuổi hay đập thế nào cũng không đi. Ruồi giấm khó tiêu diệt là bởi 3 nguyên nhân.
Ruồi giấm còn là một loài vật rất khó bị tiêu diệt. (Ảnh: The Guardian)
Thứ nhất, ruồi giấm có khả năng sinh sản rất khỏe. Một con ruồi giấm cái có thể đẻ tới 100 quả trứng mỗi ngày. Số trứng này mất chưa tới 24 giờ để nở thành giòi. Những con giòi sau đó chui xuống dưới lớp vỏ trái cây, ăn vào vùng thối rữa lúc nhúc vi sinh vật. Sau đó vài ngày thôi, chúng biến thành những con ruồi giấm trưởng thành. Cả quá trình hình thành một con ruồi giấm mới chỉ mất 11 - 12 ngày. Đó là lý do vì sao từ một con ruồi lang thang, trong vòng hai tuần, ngôi nhà của chúng ta bị tấn công bởi cả một đàn ruồi.
Thứ hai, ruồi giấm có góc quan sát lên tới 270 độ. Do vậy, chúng có thể nhìn thấy bạn từ mọi hướng: trước, sau, trái, phải và khi nhận thấy sắp bị tấn công, chúng sẽ tính đoán góc bạn ra đòn để lên kế hoạch trốn trước. Tất cả diễn ra trong vỏn vẹn 100 mili giây.
Thứ ba, ruồi giấm có thể thay đổi hướng bay trong vòng 1/100 giây và nhanh chóng tăng tốc bằng cách đập 200 lần/giây. Chính vì những lý do này con người thật khó có thể tiêu diệt được ruồi giấm.
Nguồn: The New York Times, The Guardian.
Nguyệt Phạm
Tinh tế và dũng mãnh, báo đốm giành chiến thắng thuyết phục trước cá sấu khổng lồ Nổi tiếng với những màn phục kích săn mồi đầy ấn tượng, lần này báo đốm sẽ phải đối diện với một thử thách khó khăn hơn rất nhiều, đó là săn cá sấu ở ngay chính lãnh địa của chúng - dưới bờ sông. Với bản tính nhanh nhạy, khả năng kiên nhẫn rình rập thời cơ, báo đốm "jaguar" là một...