Mưu đồ độc chiếm Biển Đông của TQ bất chấp lịch sử

Theo dõi VGT trên

Đã có nhiều sự kiện, bằng chứng được ghi nhận trong sách vở Trung Hoa và Việt Nam chứng tỏ cương giới cực nam của Trung Hoa đến đầu thế kỷ XX chỉ ở bờ biển phía nam đảo Hải Nam.

Các quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa không thuộc lãnh thổ Trung Hoa. Trong thời gian đó, nhà nước phong kiến Việt Nam đã làm chủ thực sự và tổ chức đội Hoàng Sa đi khai thác hai quần đảo của mình từ thế kỷ XVI.

Điều này càng cho thấy mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc là ngang ngược, bất chấp những giá trị có tính lịch sử mà họ thường rêu rao qua những chứng lý giả tạo để đánh lừa dư luận.

Biên giới Trung Quốc chỉ đến Hải Nam

Cho đến đời Hán (206 trước Công nguyên), đảo Hải Nam do người Lê (hay Ly), một tộc Việt trong Bách Việt, làm chủ nhưng bị người Trung Hoa ở Quảng Đông chinh phục. Đây có thể coi là bước đầu tiến xuống Biển Đông của những triều đại Trung Hoa. Các chính quyền phong kiến kế tiếp nhau đưa người Hoa đến định cư ở vùng ven bờ đảo Hải Nam, dồn người Lê vào vùng rừng núi ở sâu bên trong đảo. Không cam chịu cảnh áp bức bóc lột, các bộ lạc người Lê vùng lên khởi nghĩa nhưng bị đàn áp dữ dội nên đều thất bại. Một điều đáng chú ý là ở đảo Hải Nam có dân Lê (Ly) thì ở Thanh Hóa cũng có dân Ly. Năm 1905, ông E. Brerault khảo sát đảo Hải Nam thấy có “người Việt ở bờ biển phía nam đảo Hải Nam”. Đó chính là người Lê (Ly) ở ven biển.

Trong vòng 19 thế kỷ tiếp theo, các chính quyền phong kiến Trung Quốc tiếp tục cho di dân đến và áp dụng chính sách đồng hóa để biến Hải Nam thành lãnh thổ của mình.

Thế nhưng sự cách biệt với nền văn hóa lục địa, nạn cướp biển ven bờ, bệnh sốt rét ác tính cùng với sự nổi dậy thường xuyên của các bộ lạc bản xứ đã ngăn cản chính quyền Trung Hoa đưa dân đến đây định cư với quy mô lớn. Hơn nữa, khí hậu nhiệt đới khác xa với đại lục, không thích hợp với kinh tế của người Hoa cũng là nguyên nhân làm cho nền kinh tế trên đảo chậm phát triển và người Hoa không muốn định cư ở đây. Những nguyên nhân khách quan này cản trở chính sách tiến xuống Biển Đông của các triều đại Trung Hoa. Vì vậy, đến những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các chính quyền Trung Hoa đều coi lãnh thổ của mình chỉ bao gồm từ đảo Hải Nam trở lên phía bắc.

Mưu đồ độc chiếm Biển Đông của TQ bất chấp lịch sử - Hình 1

Ảnh TTXVN

Trong cuốn Phủ biên Tạp lục do nhà bác học Lê Quý Đôn viết năm 1776 đã ghi lại một sự việc rất quan trọng về mặt sử liệu: Năm 1754, thuyền của đội Hoàng Sa do Chúa Nguyễn phái ra khai thác Hoàng Sa bị đứt dây neo, trôi dạt vào cảng Thanh Lan thuộc đảo Hải Nam. Các quan sở tại đã tra xét những người ở trên thuyền, khi biết là người của đội Hoàng Sa của Việt Nam, đã chu cấp tiền, gạo cho về quê mà không hề phản đối gì. Chúa Nguyễn sau đó đã sai người viết thư cảm ơn.

Có thể dẫn chứng thêm qua nhiều sách báo phương Tây ghi lại sự kiện khoảng năm 1895, 1896 tàu Bellona của Đức và tàu Ymedi Maru của Nhật chở hàng cho Anh bị đắm ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách đảo Hải Nam 140 hải lý về phía nam. Người Trung Hoa ở đảo Hải Nam đã ra lấy trộm đồng trên tàu. Lãnh sự Anh ở Hải Nam phản đối với nhà đương cục Trung Hoa và nhận câu trả lời rằng Hoàng Sa không thuộc Trung Hoa do đó nước này không có trách nhiệm gì ở đấy.

Không những thế, hàng loạt tài liệu, bản đồ chính thức và bán chính thức của Trung Hoa cho đến đầu thế kỷ XX đều chỉ vẽ lãnh thổ Trung Hoa đến đảo Hải Nam. “Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ” (xuất bản năm 1894), “Đại Thanh đế quốc toàn đồ” (xuất bản 1905, tái bản 1910) đều thể hiện rõ ràng điểm cực nam của Trung Hoa ở bờ nam đảo Hải Nam, đồng thời quyển Trung Quốc Địa lý Giáo khoa thư (xuất bản 1906) ghi rõ: Điểm cực nam Trung Hoa là Châu Nhai, Quỳnh Châu (tức Hải Nam). Sợ không chính xác, cuốn sách này còn nói rõ thêm: điểm cực nam đó ở vĩ tuyến 1813″ bắc.

Từ năm 1909, Trung Hoa mới bộc lộ tham vọng trên Biển Đông. Theo lệnh Tổng đốc Lưỡng Quảng, Đô đốc Lý Chuẩn đem một số pháo thuyền nhỏ đến một vài đảo của Hoàng Sa dù khi đó quần đảo này đã do Việt Nam làm chủ, bắn vài phát súng rồi vội vã rút lui. Có thể nói mưu đồ bá quyền của Trung Hoa bắt đầu lộ rõ trong Công hàm ngày 29-9-1932 của đại diện Trung Hoa Dân Quốc tại Paris gửi Chính phủ Pháp nêu yêu sách rất vô lý về quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa): “Tây Sa là bộ phận lãnh thổ cực nam của Trung Hoa”. Mặc dù ngang ngược như vậy nhưng với công hàm này, người Trung Hoa vẫn chưa hề yêu sách đối với Trường Sa.

Những dữ kiện nói trên càng chứng tỏ lập luận “Trung Quốc có chủ quyền từ lâu đời” trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không có cơ sở.

Năm 1956, lợi dụng quân đội Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội Sài Gòn chưa kịp ra thay thế ở Hoàng Sa, Trung Quốc bí mật đưa quân đổ bộ, chiếm đóng đảo Phú Lâm và Lincoln thuộc nhóm phía đông của quần đảo Hoàng Sa.

Video đang HOT

Tháng 1-1974, sau khi ký Thông cáo chung Thượng Hải và với sự làm ngơ của Mỹ, Trung Quốc huy động lực lượng kết hợp hải quân, không quân đánh chiếm nhóm phía tây của Hoàng Sa.

Đường lưỡi bò: sự hoang tưởng

Sự kiện gây quan ngại nhiều nhất chính là việc ngày 7-5-2009 Trung Quốc chính thức yêu cầu Liên Hiệp Quốc lưu truyền trong cộng đồng các nước thành viên tấm bản đồ thể hiện đường lưỡi bò (còn gọi là đường chữ U hay đường đứt khúc chín đoạn) trên Biển Đông, yêu sách không chỉ các đảo, đá mà toàn bộ vùng biển trong đó.

Đường lưỡi bò bao trọn bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Đông Sa và bãi Macclesfield với khoảng 75% diện tích mặt nước của Biển Đông, chỉ còn lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Indonesia và Việt Nam, tức mỗi nước được trung bình 5%.

Chỉ một ngày sau đó, Việt Nam, Malaysia và sau đó là Indonesia đã lập tức lên tiếng phản đối và bác bỏ. Tiếp theo, ngày
5-4-2011 Philippines gửi thư ngoại giao lên Liên Hiệp Quốc phản đối yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông đồng thời cho rằng tuyên bố chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc là “không có căn cứ theo luật quốc tế”.

Thực tế, theo các tác giả Trung Quốc, đường lưỡi bò lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ các đảo trong Biển Đông The Location Map of the South China Sea Islands do Fu Jiaojin, Wang Xiguang biên soạn và được Vụ Địa lý của Bộ Nội vụ Trung Hoa Dân Quốc xuất bản vào năm 1947.

Một số người khác còn cố đẩy thời gian xuất xứ của con đường này xa hơn nhằm mục đích giải thích có lợi cho Trung Quốc. Họ cho rằng đường này do một người tên là Hu Jinjie vẽ từ năm 1914 và đến tháng 12-1947, một viên chức người Trung Hoa tên là Bai Meichu vẽ lại đường này trong một bản đồ cá nhân để thể hiện cảm xúc của mình khi nghe tin về việc Pháp chiếm đóng các đảo Trường Sa năm 1933. Tuy nhiên, các tác giả Trung Quốc cũng phải khách quan thừa nhận “không rõ khi vẽ đường này Bai Meichu có đủ hiểu biết và kiến thức về luật biển quốc tế đương đại hay không?”.

Ngoài ra, Daniel Schaeffer – nguyên tùy viên quân sự Pháp tại Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan – trong “Biển Nam Trung Hoa: Những điều hoang tưởng và sự thật của đường lưỡi bò” và các nhà nghiên cứu nước ngoài khác cũng đều khẳng định rằng bản đồ đường lưỡi bò này xuất hiện trong một tập bản đồ tư nhân, chứ không phải của Nhà nước.

Học giả Trung Quốc thừa nhận đường lưỡi bò không có căn cứ pháp lý

Nhiều học giả Trung Quốc đã đặt lại vấn đề về cái gọi là “đường lưỡi bò” và cách hành xử của Trung Quốc.

Tại hội thảo liên quan đến tranh chấp Biển Đông ngày 14-6-2012 do Viện nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử
Sina.com tổ chức, nhà nghiên cứu Lý Lệnh Hoa thuộc Trung tâm Tin tức Hải dương Trung Quốc, nói rằng “Chúng ta vẽ đường chín đoạn mà không có một kinh độ hoặc vĩ độ cụ thể, và cũng không có căn cứ pháp luật… Đường lưỡi bò (chiếm gần 80% Biển Đông) là do Trung Quốc tự vẽ ra năm 1974″.

Giáo sư Hà Quang Hộ, Học viện triết học thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc phê phán: “Là con người phải biết giữ nhân tình. Chúng ta đều là người, không phải là dã thú sống trong rừng rậm. Trong quan hệ giữa người với người, không chỉ biết yêu bản thân mà nhất định phải tính cả đến lợi ích của người khác… Nếu ý nghĩa của cái gọi là đường chín đoạn là đường biên giới quốc gia được vẽ sát vào bờ biển Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei như thế, tôi không tin những quốc gia đó có thể chấp nhận. Nếu Nam Hải (tức Biển Đông) được vẽ thành “biển nhà” của Trung Quốc như vậy, các nước khác có nhu cầu vận tải trên biển cũng không thể chấp nhận, và như thế sẽ trở thành tranh chấp mãi mãi. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà mọi người dựa vào nhau để tồn tại. Chúng ta muốn sống thì cũng phải để người khác sống chứ”.

Còn Giáo sư Trương Thự Quang, Đại học Tứ Xuyên, thì nhấn mạnh không thể tự vẽ ra đường lưỡi bò: “Quyền lợi của Trung Quốc cần được người khác thừa nhận, người khác không thừa nhận thì Trung Quốc không có quyền”.

Giáo sư Trương Kỳ Phạm, Học viện Pháp luật – Đại học Bắc Kinh, tỏ ra gay gắt hơn khi nói thẳng: “Tôi rất không đồng tình với kiểu hành xử chính trị quốc tế theo luật rừng. Cần giải quyết theo luật quốc tế và theo Luật Biển”.

Còn nhớ, hồi tháng 11 năm ngoái, tại một hội thảo diễn ra tại Washington (Mỹ) do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế của Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức với sự tham dự của hơn 150 học giả, nhà nghiên cứu, nhà báo đến từ nhiều nước, các học giả và chuyên gia quốc tế đã phản bác các lập luận của Trung Quốc về chủ quyền đường lưỡi bò trên Biển Đông.

Bà Caitlyn Antrim – Giám đốc Ủy ban Pháp quyền đại dương của Mỹ – khẳng định, tuyên bố đường lưỡi bò không có cơ sở theo luật quốc tế bởi cơ sở lịch sử là rất yếu và rất khó bảo vệ. Bà Antrim nói: “Tôi không hiểu Trung Quốc tuyên bố cái gì trong đường lưỡi bò đó. Nếu họ tuyên bố chủ quyền với các đảo do đường ấy bao quanh, thì câu hỏi đặt ra là họ có chứng minh được chủ quyền với các đảo đó hay không. Nếu Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền với các đảo từ 500 năm trước, nhưng sau đó lại bỏ trống thì tuyên bố chủ quyền trở nên rất yếu, thậm chí không có giá trị theo luật pháp quốc tế”.

Những chứng cứ trên đây chỉ là một phần rất nhỏ trong vô số tư liệu lịch sử vạch trần tham vọng bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Điều này giải thích tại sao Trung Quốc luôn né tránh đem vấn đề tranh chấp trên Biển Đông ra phân xử trước các định chế quốc tế.

Theo Dân trí

Trung Quốc công khai ý đồ độc chiếm Biển Đông

Bắc Kinh đang liên tiếp đưa ra các hành động vi phạm những cam kết và luật pháp quốc tế, dẫn đến sự phản đối kịch liệt từ phía Việt Nam và nhận sự chỉ trích của giới học giả quốc tế.

Tình hình Biển Đông đang dậy sóng với những động thái liên tiếp bằng cả biện pháp hành chính, chính trị và quân sự của chính phủ Trung Quốc, thể hiện sự không tuân thủ các cam kết của Bắc Kinh với nước láng giềng Việt Nam, đồng thời cho thấy rõ âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế.

Những động thái liên tiếp

Hành động đầu tiên trong chuỗi các động thái gây bức xúc của Trung Quốc đợt này là tuyên bố thông qua việc lập "thành phố Tam Sa" ở cấp vùng, nhằm quản lý các quần đảo trên Biển Đông, trong đó có huyện đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam) và huyện đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng, Việt Nam).

Ngay lập tức, lãnh đạo Khánh Hòa và Đà Nẵng lên tiếng phản đối Trung Quốc, đồng thời khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không tách rời của Việt Nam. Chủ tịch thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến nhấn mạnh quyết định của Trung Quốc đã "vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị về pháp lý".

Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng kịch liệt lên án việc Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa". Trước đây, Trung Quốc từng có ý định lập thành phố Tam Sa ở cấp huyện, nhưng sau đó quyết định xâm phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam này đã bị hủy bỏ.

Trung Quốc công khai ý đồ độc chiếm Biển Đông - Hình 1

Bản đồ chào thầu 9 lô dầu khí trái luật của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC).

Nghiêm trọng hơn, ngày 23/6, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC), dưới sự cho phép của chính phủ nước này, đã ngang ngược thông báo chào thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm hoàn toàn trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Hơn nữa đây lại là vùng hoàn toàn không có tranh chấp từ trước đến nay.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã yêu cầu Trung Quốc phải hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái nói trên. Ông nhấn mạnh: "Việc Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động phi pháp và không có giá trị, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên".

Ngày 27/6, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao Công hàm phản đối CNOOC mời thầu tại Biển Đông. Cùng ngày, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Đỗ Văn Hậu họp báo để phản đối Trung Quốc mời thầu phi pháp.

Các lô mà Trung Quốc mời thầu nằm trên khu vực rộng hơn 160.000 km2, chồng lên các lô mà PVN đang tiến hành các hoạt động dầu khí lâu nay. Vùng biển Trung Quốc gọi thầu chỉ cách bờ biển Quảng Ngãi 76 hải lý (hơn 140 km), cách phía bắc Nha Trang 60 hải lý (hơn 105 km) và cách đảo Phú Quý 30 hải lý (55 km).

PVN cho biết đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp Trung Quốc công khai mời thầu dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bất chấp việc bản thân CNOOC và PVN cũng đã có quan hệ với nhiều hợp đồng thăm dò chung. PVN yêu cầu Trung Quốc tôn trọng các thỏa thuận hợp tác giữa 2 bên và khẳng định Việt Nam tiếp tục triển khai các hợp đồng khai thác dầu khí với đối tác nước ngoài tại Biển Đông.

Trong bối cảnh đó, ngày 28/6, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh tuyên bố nước này có các đội tuần tra có tính "sẵn sàng chiến đấu" trên các vùng nước mà họ cho là thuộc chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông này cũng cho biết Bắc Kinh có thể sẽ thành lập Bộ tư lệnh quân sự của cái gọi là thành phố Tam Sa. Đây là diễn biến mới nhất trong loạt các hành động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Trung Quốc công khai ý đồ độc chiếm Biển Đông - Hình 2

Giàn khoan công nghệ trung tâm mỏ Bạch Hổ của Việt Nam. Ảnh: Petrotimes.

"Trung Quốc khiêu khích Việt Nam"

Các động thái của Trung Quốc được đưa ra vào thời điểm diễn ra hội thảo An ninh hàng hải Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ tổ chức tại Washington. Phần lớn các học giả và quan chức quốc tế, trong đó có giáo sư nổi tiếng người Australia Carlyle Thayer, khẳng định khu vực mà Trung Quốc mời thầu dầu khí là thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Giáo sư Học viện Quốc phòng Australia cũng cho rằng "Trung Quốc đã trả đũa việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển bằng cách mời thầu thăm dò, khai thác tại các lô nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam". Nhà nghiên cứu này cũng cho đây là một hành động chính trị hơn là một hành động kinh tế.

Thượng nghị sĩ Mỹ Joe Lieberman chung quan điểm với Giáo sư Thayer khi phát biểu rằng việc Trung Quốc mời thầu là "hành động khiêu khích, nhằm trả đũa việc Việt Nam khẳng định các quyền pháp lý của mình trong luật quốc nội". Ông đánh giá việc CNOOC mời thầu tại Biển Đông là tuyên bố vô căn cứ vì khu vực này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vốn được luật pháp quốc tế thừa nhận.

Do vậy giới nghiên cứu quốc tế nhận định sẽ không có công ty nước ngoài nào quan tâm tới lời mời thầu phi pháp của Trung Quốc. Financial Times dẫn lời ông Laban Yu, giám đốc nghiên cứu dầu khí tại Jefferies Hong Kong Ltd., một công ty ngân hàng đầu tư và chứng khoán: "Sẽ chẳng có công ty nước ngoài nào tới đó (khu vực Trung Quốc chào thầu). Chính quyền trung ương (Trung Quốc) chỉ muốn sử dụng hành động của CNOOC để đưa ra một tuyên bố chính trị".

Tiến sĩ Bonnie Glasser, chuyên gia về châu Á của Trung tâm CSIS cho rằng bất cứ công ty dầu khí nước ngoài nào có ý định tham gia đấu thầu với Trung Quốc tại các lô nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam đều phải thấy mức độ rủi ro rất cao và phải "suy nghĩ kỹ càng" trước khi quyết định.

Trung Quốc đang đi ngược các cam kết

Trung Quốc và Việt Nam đã có nhiều thỏa thuận cấp cao, trong đó quan trọng là sự kiện tháng 10/2011, khi hai bên ký Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển gồm 6 điểm. Thỏa thuận này nhấn mạnh việc hai bên tôn trọng các nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam cũng là một bên tham gia ký Tuyên bố chung về quy tắc ứng xử trên Biển Đông giữa ASEAN với Trung Quốc (DOC) năm 2002. Theo DOC, các bên khẳng định cam kết với các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 cũng như Hiệp ước hữu nghị và hợp tác khu vực Đông Nam Á (TAC).

Tuy nhiên, việc Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là "Thành phố Tam Sa" và đặc biệt là việc mời thầu dầu khí trên vùng biển của Việt Nam đã đi ngược lại với tất cả các cam kết giữa nước này với Việt Nam cũng như với các nước trong khu vực, trái với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và DOC, đồng thời làm phức tạp thêm tình hình biển Đông.

Liên quan đến Luật Biển được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn hôm 21/6, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định đây là một hoạt động lập pháp quan trọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam. "Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tiếp tục được thể hiện rõ trong Luật Biển. Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp liên quan đến biển đảo bằng các biện pháp hòa bình", ông nhấn mạnh.

Tại cuộc tiếp xúc cử tri sáng 29/6, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh, Luật Biển đã khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, do đó Việt Nam cần thực hiện nhiều biện pháp giữ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền.

Theo VNExpress

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hàn Quốc bắt 11 người Việt trốn trong xe tải rời đảo JejuHàn Quốc bắt 11 người Việt trốn trong xe tải rời đảo Jeju
07:16:58 18/01/2025
Trùm tội phạm bị tịch thu nhà để bồi thường cho 39 người Việt chết ngạtTrùm tội phạm bị tịch thu nhà để bồi thường cho 39 người Việt chết ngạt
20:38:22 19/01/2025
Bùng nổ làn sóng 'tị nạn kỹ thuật số' khi TikTok bị cấm ở MỹBùng nổ làn sóng 'tị nạn kỹ thuật số' khi TikTok bị cấm ở Mỹ
16:16:34 18/01/2025
Tổng thống Joe Biden nói gì trong thông điệp chia tay?Tổng thống Joe Biden nói gì trong thông điệp chia tay?
06:38:29 18/01/2025
Tỷ phú Bill Gate chia sẻ trải nghiệm sau bữa ăn tối với ông TrumpTỷ phú Bill Gate chia sẻ trải nghiệm sau bữa ăn tối với ông Trump
11:40:19 18/01/2025
Lễ nhậm chức tổng thống lạnh nhất trong vòng 40 năm qua tại MỹLễ nhậm chức tổng thống lạnh nhất trong vòng 40 năm qua tại Mỹ
12:10:14 18/01/2025
Canada hạn chế về giấy phép lao động đối với sinh viên và người lao động nước ngoàiCanada hạn chế về giấy phép lao động đối với sinh viên và người lao động nước ngoài
19:46:49 18/01/2025
Ông Trump muốn đến Trung Quốc, sẽ ký lệnh hành pháp kỷ lục ngày đầu nhậm chứcÔng Trump muốn đến Trung Quốc, sẽ ký lệnh hành pháp kỷ lục ngày đầu nhậm chức
22:00:06 19/01/2025

Tin đang nóng

Về quê biếu quà Tết, chủ nhà choáng vì cơ ngơi đồ sộ của người giúp việcVề quê biếu quà Tết, chủ nhà choáng vì cơ ngơi đồ sộ của người giúp việc
20:29:15 19/01/2025
Hàng trăm người mặc cổ phục, tái hiện Tết Hà Nội xưa qua nhiều tuyến phố: Cảnh tượng đẹp giữa thủ đô khiến ai cũng phải trầm trồ!Hàng trăm người mặc cổ phục, tái hiện Tết Hà Nội xưa qua nhiều tuyến phố: Cảnh tượng đẹp giữa thủ đô khiến ai cũng phải trầm trồ!
18:54:38 19/01/2025
3 sao nam Vbiz đột ngột đồng loạt đăng bài rời khỏi tổ đội SpaceSpeakers3 sao nam Vbiz đột ngột đồng loạt đăng bài rời khỏi tổ đội SpaceSpeakers
18:44:32 19/01/2025
Mẹ nuôi K-ICM tiết lộ Thiên An bị phạt 500 triệu đồng, khẳng định còn nhiều chuyện động trời liên quan đến 1 "nghệ sĩ"Mẹ nuôi K-ICM tiết lộ Thiên An bị phạt 500 triệu đồng, khẳng định còn nhiều chuyện động trời liên quan đến 1 "nghệ sĩ"
21:46:55 19/01/2025
Đại hội khui quà Tết của sao Cbiz: Dương Mịch dùng cả bao đồ xa xỉ so kè Triệu Lệ Dĩnh, Huỳnh Hiểu Minh tặng 1 thứ nghe xong ai cũng nểĐại hội khui quà Tết của sao Cbiz: Dương Mịch dùng cả bao đồ xa xỉ so kè Triệu Lệ Dĩnh, Huỳnh Hiểu Minh tặng 1 thứ nghe xong ai cũng nể
18:30:16 19/01/2025
5 á hậu thi Hoa hậu Quốc tế đều lấy chồng có gia thế 'khủng' là ai?5 á hậu thi Hoa hậu Quốc tế đều lấy chồng có gia thế 'khủng' là ai?
23:13:07 19/01/2025
MC Mai Ngọc xinh đẹp bên hoa thược dược, Hồng Đăng cùng vợ con du xuân sớmMC Mai Ngọc xinh đẹp bên hoa thược dược, Hồng Đăng cùng vợ con du xuân sớm
23:08:16 19/01/2025
Chung kết Chị đẹp: Lộ diện 6 vị trí ra mắt, Tóc Tiên hay Kiều Anh là Quán quân?Chung kết Chị đẹp: Lộ diện 6 vị trí ra mắt, Tóc Tiên hay Kiều Anh là Quán quân?
21:19:44 19/01/2025

Tin mới nhất

Ông Biden kể về nỗi sợ bị ám sát trong chuyến thăm Ukraine năm 2023

Ông Biden kể về nỗi sợ bị ám sát trong chuyến thăm Ukraine năm 2023

22:11:35 19/01/2025
Trong cuộc phỏng vấn mới đây với kênh truyền hình MSNBC, ông Biden cho biết ông đã được cảnh báo về khả năng xảy ra âm mưu ám sát khi tới thăm Ukraine năm 2023.
Lời thỉnh cầu đặc biệt của Tổng thống Ukraine gửi ông Trump

Lời thỉnh cầu đặc biệt của Tổng thống Ukraine gửi ông Trump

22:09:39 19/01/2025
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhiều lần nhắc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc mời ông đến dự lễ nhậm chức, nhưng liên tục bị từ chối.
Houthi tấn công tàu sân bay Mỹ, cảnh báo về thỏa thuận ngừng bắn Gaza

Houthi tấn công tàu sân bay Mỹ, cảnh báo về thỏa thuận ngừng bắn Gaza

22:07:15 19/01/2025
Houthi cảnh báo việc vi phạm thỏa thuận ngừng bắn tại Dải Gaza trong khi Thủ tướng Israel tuyên bố sẽ không tiến hành thỏa thuận nếu Hamas chưa công bố danh tính con tin sắp thả.
Ông Trump có thể gia hạn cho TikTok, nhiều bên đang đàm phán mua lại

Ông Trump có thể gia hạn cho TikTok, nhiều bên đang đàm phán mua lại

21:57:33 19/01/2025
Nếu bị cấm, TikTok sẽ chịu thiệt hại lớn về tài chính. Các luật sư của công ty nói rằng nếu lệnh cấm kéo dài một tháng, TikTok sẽ mất 29% tổng doanh thu quảng cáo mục tiêu trên toàn cầu cũng như mất đi các nhân viên tài năng, triển vọng...
Lo ngại ông Trump, nhiều người nhập cư tự nguyện rời khỏi Mỹ

Lo ngại ông Trump, nhiều người nhập cư tự nguyện rời khỏi Mỹ

21:54:13 19/01/2025
Một luật sư chuyên về nhập cư tại Mỹ cho hay nhiều người nhập cư tự nguyện rời khỏi nước này ngay trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức nhiệm kỳ 2.
Hàng loạt diễn biến trước lễ nhậm chức của ông Trump

Hàng loạt diễn biến trước lễ nhậm chức của ông Trump

21:50:29 19/01/2025
Lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ diễn ra trong nhà do trời lạnh, giữa lúc có nhiều diễn biến chính sách của chính quyền đương nhiệm và kế nhiệm.
Bắn súng từ ô tô, Phó thủ tướng Croatia từ chức

Bắn súng từ ô tô, Phó thủ tướng Croatia từ chức

21:46:20 19/01/2025
Phó thủ tướng Croatia Josip Dabro từ chức sau khi xuất hiện đoạn phim cho thấy ông ngồi trên ghế hành khách của một chiếc ô tô đang di chuyển, hát theo nhạc lớn và bắn súng ngắn vào bóng tối.
Ông Yoon Suk Yeol đích thân dự thẩm vấn để phản đối lệnh bắt

Ông Yoon Suk Yeol đích thân dự thẩm vấn để phản đối lệnh bắt

21:42:28 19/01/2025
Tổng thống bị luận tội của Hàn Quốc Yoon Suk Yeol quyết định tham dự phiên tòa để giải thích tính hợp pháp của việc áp dụng thiết quân luật và khôi phục lại danh tiếng của mình.
Mỹ bí mật đầu tư giúp Ukraine phát triển sản xuất UAV?

Mỹ bí mật đầu tư giúp Ukraine phát triển sản xuất UAV?

21:39:42 19/01/2025
Gần đây, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã giải mật các chi tiết mới nhất về hỗ trợ quân sự, đặc biệt trong ngành công nghiệp máy bay không người lái (UAV) cho Ukraine.
Nga tuyên bố giành lại 60% diện tích Ukraine từng kiểm soát ở Kursk

Nga tuyên bố giành lại 60% diện tích Ukraine từng kiểm soát ở Kursk

21:35:19 19/01/2025
Quân đội Nga tuyên bố đạt những bước tiến trong chiến dịch quân sự, với việc giành lại 60% lãnh thổ mà lực lượng Ukraine kiểm soát tại tỉnh Kursk.
TikTok ngừng hoạt động tại Mỹ, Apple, Google xóa ứng dụng

TikTok ngừng hoạt động tại Mỹ, Apple, Google xóa ứng dụng

21:30:41 19/01/2025
Người dùng Mỹ không thể truy cập TikTok từ ngày 18/1 (giờ địa phương) và nhìn thấy thông báo luật cấm TikTok đã được ban hành .
CIA và tình báo Ukraine bí mật xây dựng quan hệ ra sao?

CIA và tình báo Ukraine bí mật xây dựng quan hệ ra sao?

21:28:05 19/01/2025
Theo một bài viết cùa ABC News, sau khoảng 10 năm, tình báo Ukraine dần phá bỏ những lo ngại từ đồng nghiệp tại Mỹ để trở thành một trong những đối tác quan trọng hàng đầu với tình báo Washington.

Có thể bạn quan tâm

Lee Min Ho tiếp tục ê chề đến khó tin: Đáng quên nhất sự nghiệp, không ngờ lại có ngày này

Lee Min Ho tiếp tục ê chề đến khó tin: Đáng quên nhất sự nghiệp, không ngờ lại có ngày này

Phim châu á

23:23:15 19/01/2025
When The Stars Gossip dù nhận vô số kỳ vọng trước khi lên sóng lại bị chê bai khắp mạng xã hội, gặp thất bại thảm hại trên mặt trận rating.
1 mỹ nhân Việt gây sốt MXH vì đẹp chấn động thế gian, khí chất sang chảnh hơn cả minh tinh xứ Hàn

1 mỹ nhân Việt gây sốt MXH vì đẹp chấn động thế gian, khí chất sang chảnh hơn cả minh tinh xứ Hàn

Hậu trường phim

23:19:24 19/01/2025
Xuất hiện trên thảm đỏ, đương kim Hoa hậu International 2024 (Hoa hậu Quốc tế) khiến công chứng trầm trồ với khí chất nổi bật sang chảnh, nhan sắc tựa thần tiên tỷ tỷ.
Diễn viên Diệu Hương trang hoàng biệt thự ở Mỹ đón Tết

Diễn viên Diệu Hương trang hoàng biệt thự ở Mỹ đón Tết

Sao việt

23:04:50 19/01/2025
Năm thứ 5 đón Tết ở Mỹ, gia đình của Diệu Hương trang hoàng biệt thự tại California mang đậm hình ảnh quê nhà.
Gặp sự cố trình diễn, Quỳnh Nga bất ngờ nhận điểm tuyệt đối từ Khánh Thi

Gặp sự cố trình diễn, Quỳnh Nga bất ngờ nhận điểm tuyệt đối từ Khánh Thi

Tv show

22:49:22 19/01/2025
Có màn trình diễn bùng nổ trong đêm bán kết Bước nhảy hoàn vũ , Quỳnh Nga và bạn diễn vỡ òa khi nhận điểm tuyệt đối từ các giám khảo.
Chuyện tình đạo diễn 65 tuổi chia tay vợ, theo đuổi nàng thơ kém 22 tuổi

Chuyện tình đạo diễn 65 tuổi chia tay vợ, theo đuổi nàng thơ kém 22 tuổi

Sao châu á

22:40:07 19/01/2025
Theo truyền thông Hàn Quốc, Kim Min Hee đang mang thai đứa con đầu lòng với đạo diễn Hong Sang Soo. Cặp đôi đã gắn bó 9 năm bất chấp sự phản đối của người thân và người hâm mộ.
5 "bí mật" của tủ lạnh khiến tôi tiếc nuối vì biết chậm

5 "bí mật" của tủ lạnh khiến tôi tiếc nuối vì biết chậm

Sáng tạo

22:37:08 19/01/2025
Giá như biết những điều này sớm hơn, chắc chắn tôi đã không phải loay hoay với việc tìm mua một chiếc tủ lạnh ưng ý.
"Hoàng tử" SOOBIN làm một điều khiến khán giả há hốc

"Hoàng tử" SOOBIN làm một điều khiến khán giả há hốc

Nhạc việt

22:17:49 19/01/2025
Tối 18/1, SpaceSpeakers Label chính thức trình làng MV Người Việt, có sự tham gia của SOOBIN, Hà Lê, Lil Wuyn, 16 Typh và KIMLONG.
Khởi tố kẻ giết 4 người tại Hà Nội

Khởi tố kẻ giết 4 người tại Hà Nội

Pháp luật

22:17:36 19/01/2025
Vũ Văn Vương bị khởi tố sau khi có hành vi giết mẹ, vợ và 2 con tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Đối tượng sau khi gây án đã bỏ trốn vào Vũng Tàu.
Liam Delap là số 9 kinh điển trong tương lai của ĐT Anh

Liam Delap là số 9 kinh điển trong tương lai của ĐT Anh

Sao thể thao

22:15:26 19/01/2025
Sự bùng nổ khó tin xung quanh tiền đạo Liam Delap của Ipswich đang tăng lên khi anh đối mặt với CLB đã nuôi dưỡng và loại bỏ anh là Man City ở vòng đấu này.
Lady Gaga và Billie Eilish sẽ biểu diễn tại buổi hòa nhạc gây quỹ cứu trợ cháy rừng

Lady Gaga và Billie Eilish sẽ biểu diễn tại buổi hòa nhạc gây quỹ cứu trợ cháy rừng

Nhạc quốc tế

22:15:19 19/01/2025
Buổi hòa nhạc FireAid dự kiến diễn ra vào ngày 30/1. Buổi hoà nhạc này sẽ gây quỹ cho những người bị ảnh hưởng bởi cháy rừng ở California.
Naruto, Kakashi xuất hiện trong Free Fire gây chấn động, game thủ nhận một loạt quà miễn phí

Naruto, Kakashi xuất hiện trong Free Fire gây chấn động, game thủ nhận một loạt quà miễn phí

Mọt game

21:51:38 19/01/2025
Ngay đầu năm 2025, Free Fire đã mang đến cho game thủ một tin gây choáng khi công bố hợp tác cùng NARUTO SHIPPUDEN. Đáng chú ý, nhiều quà tặng và điều bất ngờ cũng được hé lộ sau cái bắt tay giữa Free Fire và bộ manga kinh điển này.