Mướt xanh rừng cọ Nghĩa Đô
Không chỉ hấp dẫn bởi bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Tày và những nếp nhà sàn truyền thống, mảnh đất Nghĩa Đô còn khiến những ai đã từng đặt chân đến đây một lần chẳng muốn rời bước khi lạc chân vào rừng cọ mướt xanh thanh bình.
Những nếp nhà sàn truyền thống lợp mái cọ tạo vẻ đẹp cho vùng quê Nghĩa Đô.
Với người dân Nghĩa Đô (Bảo Yên), rừng cọ đã trở thành hình ảnh gần gũi và thân quen. Những đứa trẻ lớn lên đã thấy cọ quanh nếp nhà sàn; thân cọ cao vút, hiên ngang như bản tính chân chất, ngay thẳng, không bao giờ chịu lùi bước trước khó khăn, thử thách của những người con ở mảnh đất giàu truyền thống cách mạng này.
Không ai biết cây cọ đã có ở vùng đất này từ bao giờ, chỉ biết nó gắn bó với đời sống của đồng bào các dân tộc nơi đây bao đời nay. Lá cọ lợp trên những mái nhà sàn, vừa gần gũi với thiên nhiên vừa trở thành bản sắc của đồng bào Tày Nghĩa Đô.
Cuống lá thì được bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ dệt thành những tấm mành cho trẻ nhỏ ngon giấc. Cây cọ còn hiện hữu trong những vật dụng đơn sơ như chiếc quạt để phe phẩy khi trời lặng gió, hay cây chổi sột soạt ngoài sân…
Nghệ nhân Ma Thanh Sợi ở xã Nghĩa Đô tâm sự: Cây cọ ngày xưa giá trị lắm, thời bao cấp, mỗi lá cọ đến thời kỳ khai thác đều là tài sản của hợp tác xã. Ngày trước, bố ông đã phải đổi vài tạ lợn mới đủ mua cọ lợp căn nhà sàn ba gian.
Để không phải bán đi những tài sản quý của gia đình khi mua lá cọ lợp nhà, trước ngày đi bộ đội, ông Sợi đã trồng hàng trăm cây cọ quanh nhà. Thời làm cán bộ xã, ông vận động người dân các thôn tích cực trồng cọ vào diện tích đất bỏ hoang, trước mắt để phục vụ nhu cầu của gia đình, sau có thể nâng cao thu nhập nếu thị trường cần.
Những cây cọ trước đây ông Sợi trồng đã được vài chục tuổi, như hợp với khí hậu ở mảnh đất này, cọ quanh năm xanh mát.
Video đang HOT
Cây cọ hàng chục năm tuổi.
Ngày nay, cuộc sống đã có nhiều đổi thay, những ngôi nhà xây mọc lên ngày càng nhiều, cùng với đó, nhu cầu lấy đất để phát triển kinh tế khiến cho nhiều diện tích cọ bị chặt hạ.
Tuy nhiên, ở Nghĩa Đô, cây cọ vẫn được người dân giữ gìn như một tài sản quý. Tới đây, huyện Bảo Yên xây dựng chương trình vận động các hộ dân bảo tồn nếp nhà sàn truyền thống và giữ gìn những đồi cọ lâu năm để đảm bảo cảnh quan phục vụ phát triển du lịch cộng đồng.
Hy vọng, với hướng phát triển bền vững đó, hình ảnh rừng cọ sẽ còn được lưu giữ đến các thế hệ mai sau.
Bản sắc Việt: Nha Trang hoàng hôn đẹp lặng người
Ngắm hoàng hôn rực rỡ ở Nha Trang - đọc câu này, người bản xứ và cả những ai yêu mến xứ trầm hương phần lớn chắc sẽ nhủ thầm "có gì đó sai sai".
Cao ốc thị thành loáng thoáng xa, dãy tháp trắng cáp treo gần, những xóm bè kế bên... tạo nên một hoàng hôn Nha Trang đẹp nhìn từ Bãi Củi - Ảnh: T.T.HOÃN
Vì, như hầu hết các phố biển trên dải đất hình chữ S mến yêu đều nhìn về Biển Đông, vịnh biển đẹp thứ 29 thế giới này cũng vậy. Nên nói đến thành phố biển thì phải là đón bình minh mới đúng chứ...
Đã vậy, gần đây nhiều tòa nhà mọc lên sừng sững dọc theo con đường chạy ven bãi bờ đẹp nhất nhì Việt Nam. Chiều chưa kịp buông, mặt trời còn chưa qua dãy Cô Tiên ôm vòng phía tây bắc phố thị thì bóng cao ốc đã ập xuống còn nhanh hơn cả bóng hoàng hôn nữa. Nên sai là cái chắc!
Nhưng, nếu biết thì Nha Trang còn có những nơi có thể ngắm hoàng hôn rất lung linh khi du khách ra những bãi, đảo như Bãi Che, Hòn Tằm...
Tuy nhiên, đó chỉ là hoàng hôn biển như nhiều vùng miền khác khi đô thị đã nhạt nhòa chìm xa, trả lại cho quả cầu lửa biển biếc mênh mông để chìm rơi. Nên câu hỏi "làm gì mà có chuyện phố biển hoàng hôn rực rỡ" đặt ra cũng có lý.
aNhưng trong chuyến đi may mắn với "thổ địa" thành phố biển - đương nhiên chúng tôi được dắt đến một góc đảo không gần cũng không quá xa, phố thị vẫn còn đó nhưng không quá lô xô che nét rạng rỡ biển chiều, tạo nên một Nha Trang hoàng hôn biển lạ, đẹp.
T oàn cảnh vịnh biển Nha Trang xinh đẹp trong nắng sớm. Ảnh: Vũ Mạnh Cường
Góc biển đảo không hoàn hảo
Nằm trong góc đảo có cái tên mộc mạc Bãi Củi, vịnh san hô là điểm đến hơi "ngược ngược" của Nha Trang. Trong khi nơi đây khá quen thuộc với dân làm du lịch thì lại hơi xa lạ với du khách tự túc, kể cả người Việt.
Những khách ghé đây có khi vài trăm người mỗi ngày, chủ yếu là đi tour theo đoàn, phần lớn là người nước ngoài. Cho nên những khách tự đi thường tìm nơi thưa vắng nghỉ ngơi tắm biển sẽ ngại, dù ưu điểm đặc sắc của vùng biển này - theo như cái tên, là những rặng san hô lung linh. Ở đây người nhát nước hay trẻ con vẫn có thể chiêm ngưỡng những rặng san hô không nằm sâu lắm bằng tàu đáy kính.
Nhưng, ưu điểm của vùng nước có san hô nằm không xa bãi bờ lắm lại tạo nhược điểm. Vì chúng ít mọc ở vùng cạn nên bãi sâu, nhiều đá vụn san hô nhoi nhói không yên chân lắm. Dù nhiều sà lan cát đã được đổ, chúng cũng cuốn trôi dần theo luồng chảy.
May mắn chỉ chịu nép lại kha khá ở đoạn bãi vòng nhấn sâu vô trong, vừa đủ tạo một đoạn bãi cát trắng mịn cong cong bé bé, xinh xinh.
Không hun hút như bãi Dài hay bên kia bờ Trần Phú, Phạm Văn Đồng... vừa đủ cho khách tắm táp vẫy vùng, hay chỉ nằm dài nghe sóng biển ru, nghỉ ngơi nhìn về thành phố Nha Trang không xa lắm bên kia.
Chúng tôi ra đó cũng chỉ muốn vậy, lúc chiều muộn không còn nhóm khách khác để may mắn chạm ngõ một hoàng hôn lạ rơi trên phố biển Nha Trang, cộng thêm vài dấu nhấn hay lạ khác.
Nét lạ thêm sắc hoàng hôn đẹp
Nằm bên bờ đông trên đảo lớn Hòn Tre, Bãi Củi không quá xa đất liền như các điểm du lịch khác cũng trên đảo này. Vẫn thấy phố thị Nha Trang loáng thoáng bờ xa, càng rõ khi đèn đêm thắp, nhất là thời gian gần đây nhiều cao ốc mọc lên.
Khoảng không gian biển vài ba cây số vừa đủ để xóa bớt nét lô nhô. Thêm một miền biếc xanh thênh thang chân nền, hoàng hôn về trên phố Nha Trang buổi chiều đó gió nhiều, ráng đỏ cũng nhiều.
Nhấn nhá thêm cho bóng chiều đi từ góc nhìn này là dãy tháp của tuyến cáp treo băng biển dài nhất thế giới, mà khách có đến khu du lịch lớn nhất đảo Hòn Tre cũng không có được do nằm ngay dưới chân cáp, góc nhìn hạn chế.
Còn ở Bãi Củi thì nó lọt vô khung hình toàn cảnh. Nói thiệt là lúc trời còn sáng, tuyến cáp đó phá nét. Chỉ khi lên đèn trong bóng chiều xanh đã nhạt nhòa hay khi đêm đã sâu, tạo chuỗi tháp sáng trắng lung linh vắt ngang biển mới trở thành điểm cộng khác cho hoàng hôn lạ.
Vẫn còn điểm tô thêm nét nữa là xóm nhà bè không xa lắm mà dù vào toàn cảnh hay chỉ lấy riêng trung cảnh lại có những góc hoàng hôn khác.
Chút khói lam chiều hiếm hoi từ bè nhà ai mới lãng đãng quấn quíu đó bỗng vụt tan nhanh theo những cơn gió biển chiều lồng lộng làm khách chậm tay thở dài tiếc nuối, rồi cứ đưa máy lên canh chừng, rình rập.
Loáng thoáng, dập dềnh, xóm nhà bè vừa làm đẹp khung hình, vừa cung cấp nguồn phẩm vật dồi dào khi hoàng hôn chớm tắt và lửa trại bập bùng rực sáng. Không cần trổ tài nhiều vì hải sản tươi roi rói từ đại dương chỉ chế biến đơn giản thôi là bén lắm rồi.
Một chiều hoàng hôn rực rỡ từ góc nhìn lạ về Nha Trang, một tối gió lộng bên biển đêm thăm thẳm lửa bập bùng cùng những người bạn thân, bên những món ngon lành tặng phẩm của biển mẹ...
Không cần những khung hình, thước phim ghi lại cũng sẽ rất khó quên thời khắc hiếm hoi may mắn này trên bước đường lang thang tìm kiếm những nét đẹp quê hương.
Khám phá mảnh đất Tây Nguyên hoang sơ Nhắc đến Buôn Ma Thuột, ta nghĩ ngay đến những nếp nhà rông truyền thống, những ánh lửa bập bùng bên điệu múa cồng chiêng hoang dã và vườn cà phê bạt ngàn trên nền đất đỏ bazan màu mỡ. Với vẻ đẹp gần gũi với thiên nhiên, những năm gần đây Buôn Ma Thuột được giới trẻ yêu du lịch với cái...