Muốn trị nấc cụt hiệu quả, hãy áp dụng những mẹo này
Ai trong chúng ta cũng từng bị nấc cụt 1 vài lần. Dưới đây là những mẹo chữa nấc cụt an toàn và hiệu quả, ghi nhớ ngay để áp dụng lúc cần nhé!
Cơn nấc cụt làm bạn phát ngượng nếu đang ở một sự kiện lịch sự hay chốn đông người. Ảnh đồ họa: P.Công
Nấc cụt, còn gọi là nấc hay ách nghịch, là những đợt co thắt đột ngột không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành, lặp đi lặp lại nhiều lần.
Thực ra nó vô hại và có thể tự hết sau vài giây hoặc vài phút, nhưng lại gây ra những phiền toái nhất định. Cơn nấc cụt làm bạn phát ngượng nếu đang ở một sự kiện lịch sự hay chốn đông người.
Tuy vô hại và không có thuốc nào đặc trị nhưng từ xưa đến nay đã có nhiều mẹo nhỏ, kinh nghiệm dân gian được áp dụng để chữa chứng bệnh này rất hiệu quả:
- Nuốt 1 thìa đường: Đây là mẹo dân gian được sử dụng nhiều đặc biệt là khi áp dụng với trẻ nhỏ. Bởi vì trong đường có vị ngọt, khi nuốt vào miệng sẽ kích thích vào niêm mạc họng thực quản, từ đó khiến cơ thể sinh ra phản xạ. Cơ hoành sẽ không còn co thắt, không tạo ra âm thanh nữa và cơn nấc cũng hết.
- Bịt tai: Dùng 2 tay bịt chặt tai từ 20 đến 30 giây. Điều này sẽ gửi tín hiệu thư giãn thông qua các dây thần kinh phế vị kết nối với cơ hoành.
- Hít thở sâu: Bạn chỉ cần hít một hơi thật sâu rồi giữ càng lâu càng tốt. Thực hiện hít thở sâu giúp cơ hoành căng ra. Khi tình trạng cơ hoành hết bị co, trở lại ổn định thì cơn nấc cũng sẽ tự biến mất.
Video đang HOT
- Uống mật ong: Mật ong có tác dụng kích thích các dây thần kinh phế vị truyền thẳng từ não xuống tới dạ dày. Để thực hiện bạn lấy một muỗng cà phê mật ong pha với nước ấm rồi khuấy đều lên và uống từ từ.
- Thở vào 1 túi giấy: Túm chặt đầu túi giấy quanh miệng, hít thở sâu và chậm. Ngừng lại khi bắt đầu thấy chóng mặt. Phương pháp này làm tăng lượng khí CO2 trong máu, tạo áp lực buộc cơ hoành co bóp mạnh và kéo dài hơn để lấy thêm khí oxy đưa lên phổi
- Lè lưỡi hết cỡ: Việc đưa lưỡi ra ngoài hết cỡ sẽ tác dụng kích thích các dây thần kinh phế vị, làm giảm sự co thắt của cơ hoành, giúp nhanh chóng hết nấc. Hãy đưa lưỡi ra ngoài hết cỡ và giữ như vậy trong 5 giây. Lặp lại 5-6 lần.
Nhìn chung thì nấc cụt không gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, để ngăn ngừa cơn nấc, bạn không nên ăn quá nhanh hay quá no.
Nếu hay bị nấc, đừng ăn quá nhiều đồ gia vị cay nóng, các đồ uống có cồn và chất kích thích.
Dấu hiệu cho thấy nấc đang báo hiệu điều gì đó nghiêm trọng
Đối với hầu hết mọi người, nấc cụt là sự bất tiện chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra. Theo Thư viện Y học Quốc gia Mỹ, nấc là sự co thắt không tự chủ của cơ hoành.
Mỗi cơn co thắt được theo sau bởi sự đóng đột ngột của dây thanh âm, tạo ra âm thanh "hic" đặc trưng. Mặc dù có thể bắt đầu và dừng lại mà không có lý do cụ thể nào, nấc thường là kết quả của sự kích thích cơ hoành do nhiều lý do, bao gồm ăn quá nhanh hoặc quá nhiều, uống rượu hoặc đồ uống có ga, hoặc thậm chí là do của sự phấn khích đột ngột. Tuy nhiên, chúng cũng có thể báo hiệu có điều gì đó nghiêm trọng.
"Nấc mạn tính" có thể kéo dài hàng tháng
"Đối với hầu hết mọi người, cơn nấc thường chỉ kéo dài vài phút. Trong một số hiếm trường hợp, cơn nấc có thể kéo dài hàng tháng", Mayo Clinic giải thích. Nếu bị nấc hơn 48 giờ, bạn nên gọi cho bác sĩ.
Nấc có thể dẫn đến sụt cân
Nấc liên tục có thể gây khó khăn cho ăn uống. Điều này có thể dẫn đến sụt cân.
Nấc có thể gây kiệt sức
Vì nấc có thể gây khó ngủ, nếu kéo dài có thể khiến bạn kiệt sức.
Nấc có thể gây khó thở
Nấc cũng có thể khiến bạn khó nói hoặc thậm chí là thở.
Nấc có thể là hậu quả của tổn thương hoặc kích thích thần kinh
Theo Mayo Clinic, một nguyên nhân gây ra nấc kéo dài là tổn thương hoặc kích thích dây thần kinh phế vị hoặc dây thần kinh hoành, chi phối cơ hoành. Nhiều yếu tố có thể góp phần làm cho các dây thần kinh này bị tổn thương hoặc bị kích thích. Ví dụ, đó có thể là một sợi tóc hoặc vật gì khác trong tai chạm vào màng nhĩ, khối u, u nang hoặc bướu cổ ở cổ, trào ngược dạ dày thực quản hoặc do viêm họng hoặc viêm thanh quản.
Nấc có thể do rối loạn hệ thần kinh trung ương
Ngoài ra, một khối u hoặc nhiễm trùng ở hệ thống thần kinh trung ương hoặc tổn thương hệ thống thần kinh trung ương do chấn thương cũng có thể gây rối loạn và gây nấc mãn tính. Mayo Clinic đưa ra những ví dụ bao gồm viêm não, viêm màng não, đa xơ cứng, đột quỵ, chấn thương sọ não hoặc khối u.
Nấc có thể do rối loạn chuyển hóa và thuốc
Nấc kéo dài cũng có thể do rối loạn chuyển hóa và một số loại thuốc hoặc rượu. Nghiện rượu, thuốc gây mê, thuốc an thần, đái tháo đường, mất cân bằng điện giải, bệnh thận, steroid và thuốc an thần đều có thể là thủ phạm.
Đã có người bị nấc như một triệu chứng của Covid-19
Một báo cáo ca bệnh gần đây được công bố trên American Journal of Emergency Medicine cho thấy nấc dai dẳng thực sự có thể là một triệu chứng của Covid-19. Tuy nhiên, điều này đã được báo cáo từ tháng 8 và kể từ đó chưa có thêm trường hợp nấc do Covid-19 nào được báo cáo.
Làm gì nếu bạn bị nấc mãn tính
Nếu nấc kéo dài hơn vài ngày hoặc tiếp tục tái phát, Thư viện Y học Quốc gia Mỹ khuyên bạn nên tìm sự chăm sóc y tế. Nếu có bệnh lý gây ra nấc, điều trị bệnh lý đó có thể hữu ích. Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm thuốc, phẫu thuật và các thủ thuật khác.
Một dấu hiệu khi cười hé lộ nguy cơ bị ung thư phổi Nếu bạn cảm thấy đau tức ngực khi cười, phổi của bạn có thể đang bị tổn thương nghiêm trọng. Các triệu chứng ung thư phổi có xu hướng chỉ xuất hiện khi tình trạng tiến triển, đồng nghĩa bệnh thường không có dấu hiệu rõ ràng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, một số người mới bị ung thư phổi vẫn có...