Muốn suốt đời ‘FA’, thử quan sát phụ nữ đơn thân về già
Nếu các cô muốn tuyên ngôn làm FA (forever alone – cô đơn mãi mãi) cũng được thôi, nhưng làm ơn đừng tin mạng xã hội nhiều quá.
Xưa chị học trường tài chính ở Vĩnh Phúc, rồi làm kế toán ở quỹ tín dụng chợ Đ.X. Sau những năm bao cấp, quỹ này vỡ, chồng bị bệnh gan mất sớm. Không có con cái, ở tuổi 40, chị thất nghiệp khá lâu rồi đành vào Sài Gòn tìm việc cùng một người bạn.
Tìm việc tuổi 40 đâu dễ, các phần mềm kế toán thì mới, chưa kể hàng đống kỹ năng khai báo thuế, lách thuế lắt léo, trong khi chị chỉ giỏi sổ sách cộng trừ kiểu cũ.
Do bạn cùng lớp chị Thuận là thủ quỹ cơ quan tôi, nên chị Thuận được giới thiệu về làm tạm công việc tạp vụ, chờ thời cơ trở lại nghề kế toán. Chờ hoài không thấy hi vọng nào sáng sủa, chị Thuận gắn luôn với đồng lương vài triệu mỗi tháng.
Không có nhà cửa, chị ở luôn trong cơ quan để trông cơ quan, rất tự nhiên, người phụ nữ Hà Nội thanh lịch ngày nào thành người bảo vệ. Cơ quan tiết kiệm được đầu lương bảo vệ, chị thì có chỗ ở mà chẳng tốn điện nước hay thuê trọ. Cuộc đời cứ thế đẩy đưa như đã dọn sẵn lối.
Sạch sẽ và kỹ tính, còn gì “chuẩn” hơn cho công việc tạp vụ kiêm bảo vệ, dù chị Thuận dần dà bước sang tuổi 60. Chưa tính những hôm trái gió trở trời, hay thi thoảng một đời giám đốc mới lên thay đột nhiên muốn đổi nhân sự, cắt hợp đồng, lại thêm những đêm chị thức trắng lo mất việc, chẳng có nơi nào mà tá túc.
Nhiều khi đám nhân viên chúng tôi sợ hãi nghĩ tới tương lai gần của chị. Giả sử tuổi già sập xuống, không thể đi làm, khi bệnh tình ập tới, chị sẽ về đâu? Nhiều lần người đứng đầu trong cơ quan lo lắng nhắc về tương lai của chị, chị đều vội nói chị khỏe lắm, không dễ mà bệnh tật, chị ở đây vui, gặp gỡ, nhìn người ra người vào quen rồi. Nếu chị lỡ bệnh tật, cũng có chiếc thẻ bảo hiểm y tế, cố gắng không làm phiền ai…
Video đang HOT
Những ngày nghỉ cuối tuần hoặc những tối có việc chở con qua cổng cơ quan, thấy bóng một phụ nữ lớn tuổi lầm lũi ra khóa cổng, tưới cây, cất cái xe đạp cũ… cảm giác cô đơn ám vào tôi rất nặng nề.
Tôi hay nói các cô gái cùng cơ quan đang cổ súy phong trào lười yêu và kết hôn rằng, hãy bỏ ra vài buổi tối tời trò chuyện cùng chị Thuận. Để thấm rằng, cuộc đời này có những lối đi dọn sẵn sự may mắn, tiền bạc và vui nhộn cho người khác, nhưng chưa chắc đã dành cho mình – những công chức nghèo.
Giả sử không lấy chồng sinh con, các cô cũng sẽ già đi như chị Thuận, không người thân thích, không tiền của, nhà cửa, cha mẹ rồi cũng mất, chẳng còn quê để về.
Tôi hay nhắc các cô nhìn thêm những cặp vợ chồng công nhân đang thuê nhà quanh cơ quan tôi. Họ chỉ có thu nhập 5-7 triệu đồng mỗi tháng. Người thì bán hàng rong, người chạy Grab, người làm công nhận khu công nghiệp… nhưng họ vẫn mạnh dạn sinh con và nuôi con trong những điều kiện cơ bản. Nếu thiếu hụt, bí bách một chút thì có người đồng hành nắm tay nhau mà vượt từng chặng. Ở Sài Gòn, chỉ cần siêng năng làm lụng, đâu ai mà khổ mãi, đói nghèo mãi…
Có hai người, vất vả khó khăn sẽ chia nửa. Ảnh minh họa
Tôi nói các cô gái chẳng phải sợ hôn nhân. Chần chừ ở tuổi hai mươi mấy, để tuột qua tuổi 30, cơ hội hôn nhân giảm đi rất nhiều, do các bạn trai bằng hoặc hơn tuổi đã lập gia đình hết. Qua tuổi 30, các cô gái gần như phải xác định FA cả đời. Nếu may mắn gặp người hợp ý để đám cưới, thì biết còn có thể kịp sinh con trước tuổi 35 – ngưỡng tuổi nguy cơ con mắc hội chứng Down, mẹ mắc tiểu đường, huyết áp, sinh khó…
Kết hôn trước 30, trong tình huống xấu nhất mà phải ly hôn hay mất bạn đời giống chị Thuận, thì cứ tự tin chờ duyên mới tới để có thể lập gia đình. Sống cô độc không phải là một lựa chọn của người đi trước, nó chỉ là sự run rủi, xô đẩy của cuộc đời mà thôi…
Đàn bà trăm lần khổ sở nhưng không thể buông tay chồng, vì sao vậy?
Đàn bà càng yêu càng sâu nặng, bước vào hôn nhân người chồng ấy là một phần của cuộc đời.
Dẫu biết biết rằng mình không hạnh phúc với người chồng tệ bạc nhưng vẫn không nỡ chia tay.
Có những người đàn bà đau khổ, mạnh miệng nói rằng sẽ bỏ chồng, sẽ ly hôn. Nhưng rồi, miệng nói bỏ nhưng lòng chẳng buông. Họ chôn chặt những cảm xúc chua cay trong lòng, nhẫn nhịn sống với chồng dẫu chẳng có hạnh phúc. Tại sao đàn bà lại chọn sống như vậy, có phải vì quá nhu nhược, quá yếu đuối?
Dù đau khổ vô cùng nhưng đàn bà vẫn không rời xa người chồng - Ảnh minh họa: Internet
Tôi có một người bạn thân, chồng tệ bạc và vô tâm vô cùng. Chịu không nổi, bạn dọn ra ngoài sống ly thân với chồng. Anh chồng trong khoảng thời gian ly thân đã có nhân tình và tệ hơn là có con với cô ta. Bạn tôi tủi nhục nói với tôi rằng sẽ ly hôn. Một bữa, anh chồng ghé thăm con. Trời mưa to anh ta không về được. Và đêm đó, họ lại ngủ với nhau. Anh chồng cầu xin tha thứ và bạn quyết định sẽ quay trở lại sống với chồng.
Nghe bạn kể, tôi sững sờ. Bạn phân trần rằng mình đã quá quen thuộc với người đàn ông này rồi. Trên đời này, sẽ chẳng có người đàn ông nào đem lại cảm giác cho bạn giống như chồng. Sắp đưa nhau ra tòa lại ngủ với nhau, bạn càng đau đớn và dằn vặt vì lại ngã vào vòng tay người chồng tệ bạc.
Đàn bà muôn đời yếu đuối, chẳng thể trách họ được bởi nhiều khi họ sống bằng con tim nhiều hơn lí trí. Đàn ông thèm của lạ còn đàn bà lại sống vì những điều quen thuộc. Bởi thế, đàn ông rất dễ bị cám dỗ, bản thân rất muốn phiêu lưu trong những mối quan hệ ngoài luồng. Còn phụ nữ càng yêu càng bền chặt, càng rất khó rời xa. Điểm yếu này của phụ nữ làm họ khó có được hạnh phúc so với đàn ông. Họ sống vì những điều đã cũ, tự huyễn hoặc mình rằng: "Dù sao cũng từng yêu nhau tha thiết, dù sao người đàn ông ấy cũng từng là tất cả của mình...".
Không chỉ với hôn nhân mà với một tình yêu kéo dài quá lâu cũng vậy. Dẫu rất nhàm chán nhưng phụ nữ không muốn không muốn ly hôn vì họ ngại yêu, ngại hẹn hò, ngại bắt đầu với một người mới. Người đàn ông bây giờ không đem lại cho họ hạnh phúc nhưng vẫn chấp nhận ở bên như một thói quen.
Có chồng bên cạnh đã thành một thói quen - Ảnh minh họa: Internet
Khi phụ nữ không muốn rời xa một người đàn ông không đem lại cho mình hạnh phúc không phải vì quá bạc nhược, yếu đuối mà là vì sự quen thuộc. Đàn bà quen thuộc với vòng tay, với bờ vai người đàn ông. Quen với mùi cơ thể, quen rằng cuộc sống mình có sự hiện diện của họ như một điều tất yếu. Khi đứng trước một lựa chọn rằng tiếp tục ở lại bên hay từ bỏ, đàn bà vẫn có xu hướng lựa chọn những điều quen thuộc.
Chẳng phải họ không đủ tỉnh táo để nhận ra rằng, sống bên người đàn ông đã hết tình cảm cuộc sống lại tiếp tục chìm trong những nỗi buồn, thậm chí đau đớn. Nhưng tự sâu đàn bà vẫn sợ: Rồi cuộc sống mình sẽ ra sao khi không có người đàn ông bên cạnh? Bao nhiêu năm rồi, đàn bà đã sống hết lòng vì tình yêu này. Liệu rằng yêu người mới, bắt đầu lại từ đầu họ có hạnh phúc hay lại tiếp tục tổn thương?
Phụ nữ hãy tỉnh táo để nhận ra điều gì nên giữ, điều gì nên buông - Ảnh minh họa: Internet
Nhiều người vẫn thường nói rằng đàn bà ở lại là yếu đuối, buông tay là mạnh mẽ. Thế nhưng có những điều nằm sẵn trong tâm thức chẳng thể thay đổi được. Chỉ mong phụ nữ đủ tỉnh táo, đủ minh triết để nhận ra điều gì nên bỏ điều gì nên buông. Bình yên và hạnh phúc đôi khi chỉ đến với những ai dám buông tay, dám từ bỏ.
Nam Khuê
Chỉ có phụ nữ dại mới không chịu làm đẹp Phụ nữ yêu thương chính mình thì tự thân sống hạnh phúc, đâu cần ai khác đem tới, đâu trông chờ vào hạnh phúc viển vông bên ngoài. Bởi vậy, chỉ có phụ nữ dại mới không chịu làm đẹp mà thôi. Người ta vẫn thường hay nói với nhau rằng: "Phụ nữ đừng chạy theo vẻ đẹp phù phiếm bên ngoài. Bởi...