Muốn sinh con khoẻ mạnh đạt chuẩn, mẹ bầu cuối thai kỳ chớ nên ăn những thực phẩm này
Gần đến ngày sinh nở, các bà mẹ cần chú ý hơn đến chế độ ăn uống của mình. Bạn nên tránh xa những thực phẩm dưới đây để quá trình sinh nở được thuận lợi.
Gần đến ngày sinh nở, các mẹ bầu cũng nên chú ý hơn đến chế độ ăn uống của mình, nếu không sẽ ảnh hưởng đến việc sinh nở sau này. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, các bà mẹ nên hạn chế ăn những thực phẩm sau để có thể sinh con khỏe mạnh đạt chuẩn.
1. Đồ ăn mặn
Một số mẹ bầu thích ăn thức ăn mặn, chẳng hạn như cá muối và thịt xông khói. Những loại thực phẩm này tuy ngon miệng nhưng giá trị dinh dưỡng rất thấp. Trong quá trình tiêu hoá thực phẩm này, cơ thể sẽ tạo ra một lượng lớn amoni nitrit. Ăn quá nhiều đồ ăn mặn dễ dẫn đến ung thư, không tốt cho sức khoẻ của bà mẹ và thai nhi.
2. Đồ ăn vặt
Các mẹ bầu rất thích ăn đồ ăn vặt. Đồ ăn vặt tuy có hương vị thơm ngon nhưng lại chứa hàm lượng đường cao. Ăn quá nhiều đồ ăn vặt cũng tạo gánh nặng cho hệ tiêu hoá và gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, việc ăn quá nhiều đường cũng sẽ làm giảm sức đề kháng của chính người mẹ. Điều này rất bất lợi cho việc sinh nở và thậm chí có thể gây ra chứng khó sinh. Vì vậy, vì sức khỏe của thai nhi, tốt hơn hết là các bà mẹ không nên ăn hoặc hạn chế ăn đồ ăn vặt.
Video đang HOT
Một số mẹ bầu nghĩ rằng 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi đã ổn định nên không cần kiêng kỵ gì trong chế độ ăn uống nhưng thực tế không phải vậy. Trong 3 tháng giữa thai kỳ, dù thai nhi đã hình thành nhưng nếu ăn quá nhiều thức ăn giàu chất béo sẽ làm tăng nồng độ axit mật và cholesterol trung tính trong ruột già và gây ra các bệnh.
4. Thức ăn cay và kích thích
Có người trước khi mang thai thích ăn đồ cay và kích thích nên đến khi mang thai, họ vẫn tiếp tục ăn những thực phẩm này. Sự thật thì đồ ăn cay và kích thích không tốt cho sức khỏe thai nhi. Loại thực phẩm này sẽ kích thích cơ thể mẹ bầu khiến mẹ bầu đi tiêu kém, trường hợp nặng sẽ gây táo bón.
5. Ăn chay trường
Một số bà mẹ bầu là người ăn chay trường nhưng bạn không nên ăn chay khi mang thai. Ban cần biết rằng ăn chay trường sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi, trong trường hợp nặng còn gây dị tật thai nhi và tỷ lệ sống sót sau sinh thấp.
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần tránh 4 việc này, bằng không sẽ gây hại cho thai nhi
Khi mang thai, bà bầu chỉ cần có một chút sơ suất hay bất cẩn nào đó thôi cũng có thể dẫn tới những hậu quả không mong muốn xảy ra với bé yêu trong bụng.
Sau khi mang thai, người phụ nữ trở nên hết sức cẩn thận về mọi mặt, vì sợ có điều gì bất trắc xảy ra và làm tổn thương đứa con trong bụng. Thậm chí, một số mẹ bầu bắt đầu từ bỏ nhiều thứ mình thích trước đó vì sức khỏe thai nhi, những mẹ bầu năng động cũng trở nên thận trọng hơn.
Nhưng dù cẩn thận đến mấy, đôi khi bạn cũng có thể làm tổn thương em bé trong bụng do một số hành động vô ý, đặc biệt là một số cử động nhỏ trong sinh hoạt. Đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu hãy từ bỏ 4 hành động nhỏ này, để bảo vệ thai nhi.
1. Thường xuyên cúi xuống
Bà bầu cần rất cẩn trọng khi cúi xuống (Ảnh minh họa)
Cúi người nhặt đồ là một trong những động tác đơn giản nhất trong cuộc sống hàng ngày nhưng đối với bà bầu lại không hề đơn giản. Một số mẹ bầu cho rằng không cần phải "làm quá" việc cúi xuống nhặt đồ, trên thực tế, vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, sức nặng của thai nhi sẽ làm tăng áp lực lên cột sống của bà bầu, nếu thường xuyên cúi người lúc này sẽ rất dễ khiến bà bầu bị mỏi lưng, lâu dần khiến cột sống thắt lưng bị tổn thương.
Việc cúi người nhặt đồ cũng sẽ chèn ép vào bụng của bà bầu và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra nếu khom lưng đột ngột và ngẩng đầu lên cũng rất dễ khiến mẹ bầu bị hoa mắt, chóng mặt và cũng dễ bị ngã.
Nếu phụ nữ mang thai phải cúi xuống hoặc nhặt một vật gì đó, họ cũng phải nắm vững những điều cần thiết của động tác. Nhớ tìm một nơi có thể chống tay, gập đầu gối trước, chia đều trọng lượng cơ thể lên đầu gối, sau đó từ từ ngồi xổm xuống nhặt đồ. Nhưng đối với những trường hợp này, tốt nhất bạn nên nhờ những người xung quanh giúp đỡ.
2. Kiễng chân lấy đồ từ chỗ cao
Mẹ bầu những tháng cuối không nên kiễng chân (Ảnh minh họa).
Khi không đủ cao, chúng ta sẽ có thói quen kiếng ngón chân để lấy đồ, tuy nhiên điều này rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Với sự tăng lên của bụng bầu, bụng bà bầu ở trạng thái chúi về phía trước, nhón gót sẽ khiến cơ thể bà bầu mất thăng bằng, rất dễ khiến bà bầu đứng không vững và bị ngã. Vì thế khi muốn lấy gì trên cao thì bà bầu nên đứng lên ghế để lấy hoặc tốt nhất là chờ chồng hoặc người thân lấy giúp.
3. Đứng dậy trực tiếp khi vừa nằm ngủ
Ở tam cá nguyệt thứ 3, do bụng bầu to nên việc đứng dậy của bà bầu sẽ khó khăn hơn. Lúc này, một số thai phụ đứng dậy sẽ nhờ chồng giúp đẩy từ phía sau hoặc kéo phía trước, thực tế hai phương pháp này đều rất sai lầm. Do việc thức dậy trực tiếp từ tư thế nằm ngửa sẽ ảnh hưởng đến cơ eo của bà bầu và gây khó chịu cho thai nhi trong bụng. Vì vậy, tốt nhất bà bầu nên thức dậy bằng cách nằm nghiêng và từ từ đứng dậy nhẹ nhàng.
4. Nhấc vật nặng hay bế trẻ con
Đối với những mẹ sắp sinh hoặc đã từng bị sảy thai thì không nên nhấc, bê vật nặng một cách đột ngột hoặc ôm trẻ con vì vì rất dễ ảnh hưởng tới bụng bầu có thể bị sảy thai hoặc sinh non.
Nếu khi nhấc vật nặng hoặc ôm trẻ con thì phụ nữ mang thai phải ngửa ra sau để giữ thăng bằng tránh gây tổn thương đến vùng lưng và eo nhưng tốt nhất là nên hạn chế làm hoặc tránh làm là tốt nhất.
Mẹ bầu bổ sung ngay loại rau này vào thực đơn để ngăn ngừa dị tật ở thai nhi Ít ai biết rằng, loại rau có nguồn gốc từ châu Âu này lại chứa dưỡng chất cần thiết cho việc hình thành ống thần kinh và ngăn ngừa dị tật ở thai nhi. Măng tây giúp ngăn ngừa dị tật ở thai nhi Do có chứa nhiều folate nên măng tây rất có lợi cho thai phụ, vì folate là loại vitamin...