Muốn nhà ấm hay mát, gia chủ Australia bấm điện thoại đóng mở mái
Thông qua sự điều khiển của máy tính, mái của ngôi nhà Australia có thể di chuyển, điều tiết lượng ánh sáng vào nhà.
Ngôi nhà 2 tầng mang tên Waverley được xây dựng vào năm 2018 tại Sydney, Australia. Gia chủ là một cặp vợ chồng người Anh mong muốn có một không gian sống tiện nghi, tràn ngập ánh sáng, ít phụ thuộc vào lò sưởi nhân tạo trong mùa đông và hạn chế sử dụng máy lạnh trong mùa hè.
Sử dụng các kỹ thuật làm nóng, làm mát thụ động tùy theo điều kiện thực tế, cùng các biện pháp cách nhiệt chủ động như trồng cây…, các kiến trúc sư của Anderson Architecture đã giúp ngôi nhà có một nền nhiệt phù hợp trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau
Nửa già các bức tường trong nhà sử dụng các vật liệu cách nhiệt để đảm bảo nền nhiệt trong nhà ổn định.
Phía trên sân thượng là một hệ thống mái, có thể đóng mở thông qua điện thoại thông minh hoặc thiết bị điện tử cá nhân, để tùy chỉnh lượng ánh sáng cũng như lượng nhiệt vào nhà, phù hợp theo mong muốn của gia chủ.
Mái nhà dốc tránh nắng và khoảng thông tầng ở khu vực sinh hoạt chung giúp không gian này luôn thoáng mát và sáng sủa.
Vào các buổi chiều, những tấm màn che ở cửa sổ (nằm ở phía trực tiếp hứng nắng), thông qua sự điều khiển của máy tính sẽ đóng mở một góc phù hợp để điều tiết ánh sáng vào trong nhà, từ đó giúp trong nhà luôn thoáng mát.
Video đang HOT
Dưới sàn nhà có một hệ thống sưởi để làm ấm trong mùa đông.
Phòng tắm trên tầng hai có hệ thống nước nóng và làm sáng bằng năng lượng mặt trời, giúp ngôi nhà tiết kiệm năng lượng và hạn chế tối đa việc tác động tiêu cực vào tự nhiên.
Bản vẽ mặt bằng tầng trệt.
Bản vẽ mặt bằng tầng 2.
Thái Bình
Theo Archdaily và Decoist/VNE
Ngôi nhà như tổ chim ở Trà Vinh
Kiểu nhà ngói 3 gian nhưng xếp dọc theo miếng đất hình ống khiến ngôi nhà trông lạ lẫm, bắt mắt.
Ngôi nhà 2 tầng với tổng diện tích gần 300 m2 tọa lạc tại thành phố Trà Vinh là tổ ấm của một gia đình 5 thành viên. Thành phố tỉnh lẻ vùng đồng bằng sông Cửu Long này vẫn còn lưu giữ nhiều dấu ấn kiến trúc và văn hóa vừa đặc trưng, vừa giao thoa giữa các dân tộc Việt, Hoa và Khmer qua nhiều thời kỳ.
Chịu ảnh hưởng từ những kiến trúc cổ ở địa phương, kiến trúc sư Đặng Đức Hòa, Nguyễn Việt Khoa (Block Architects) đã thiết kế ngôi nhà vừa có nét truyền thống (chủ yếu ở phần kết cấu, vật liệu), vừa có nét hiện đại (phần nội thất) đúng như tên gọi Cũ và Mới của nó.
Mặt bằng ngôi nhà lấy cảm hứng từ nhà 3 gian truyền thống với 3 nhịp, không gian chính ở giữa và hai phòng ngủ ở hai bên. Tuy nhiên, thay vì xếp theo chiều ngang, các không gian này được xếp theo trục dọc (do đất hình ống), hướng về phía khoảng đất trống bên hông nhà nhằm khai thác nguồn gió và ánh sáng tự nhiên.
Một lớp vỏ bằng gạch được tạo ra ở ngoài cùng và bao phủ toàn bộ ngôi nhà. Lớp vỏ này vừa có nhiệm vụ bao che, vừa như một tấm màng lọc điều tiết vi khí hậu cho các không gian bên trong.
Thông qua các khoảng đệm như hành lang, mái hiên, thông tầng và các khoảng hở, không khí bên trong ngôi nhà được luân chuyển và tươi mới.
Để tạo sự thống nhất, mái nhà cũng lợp gạch với các khoảng hở xen kẽ như bức tường bao quanh nhà. Phía trên mái gạch là lớp mái bằng tôn nhựa kính. Nếu mái gạch giúp ngôi nhà mát thì mái tôn nhựa kính giúp ngôi nhà đón được ánh sáng tự nhiên, đồng thời cũng bảo vệ được mái gạch bên trong.
Còn sau bức tường gạch là lớp cửa kính đóng mở linh hoạt, vừa đảm bảo ngôi nhà thoáng sáng vừa giúp tránh gió trong những ngày mưa.
Phòng khách, phòng ăn, phòng bếp liên thông, tạo cảm giác không gian thoáng rộng.
Phòng tắm với những thiết bị hiện đại.
Phòng ngủ giản dị, với cửa kính, tường gạch mộc hay gỗ ốp tạo cảm giác vừa cũ vừa mới.
Bản vẽ mặt bằng tầng trệt.
Bản vẽ mặt bằng tầng lầu.
Bài: Thái Bình
Ảnh: Quang Dam
Theo VNE
Vuông chằn chặn như xếp Lego, hoá ra ngôi nhà vẫn thoáng sáng lạ kỳ Vuông vức hệt như khối nhà ghép hình Lego và kín mít với những bức tường bê tông cục mịch nhưng trên thực tế, ngôi nhà nhỏ xinh ở Yangju-si (Hàn Quốc) luôn đầy ắp ánh sáng và khoảng xanh nhờ không gian mở ở khắp các phía. Nằm trên dải đất mới quy hoạch ở Yangju-si (Hàn Quốc), ngôi nhà nổi bật...