Muốn người khác sống theo ý mình, nên chăng?
Thói quen áp đặt suy nghĩ, mong muốn của mình lên người khác là một thói quen cố hữu rất phổ biến của người Việt. Nguyên nhân và hệ lụy của điều này ra sao?
Mới đây, trong ngày 21/2, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn của vợ chồng “Vua cà phê” Trung Nguyên. Chủ tọa phiên tòa đánh giá rằng cả ông Vũ và bà Thảo là những người giỏi trong kinh doanh, có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước.
Từ đó viên thẩm phán chủ tọa khuyên bà Thảo nên suy nghĩ lại, rút đơn ly hôn để quay về lo cho các con, giao toàn bộ việc điều hành Trung Nguyên cho ông Vũ: “Chị sẽ có được cuộc sống như một bà hoàng, sống tốt, lui về hậu trường chăm lo cho gia đình” – chủ tọa nói.
Lời khuyên ấy không khỏi khiến cho nhiều người bất bình, điển hình là bà xã Bình Minh, doanh nhân Anh Thơ. Cô khẳng định ngày nay phụ nữ cũng giỏi giang và ngang hàng với đàn ông trên thương trường. Nếu bắt họ từ bỏ tất cả để lui về chăm sóc con cái thì chẳng khác nào “đi ngược văn minh nhân loại”.
Luôn muốn người khác sống theo ý của mình, và bắt người khác phải sống theo ý của mình là thói quen rất phổ biến ở người Việt.
Vì sao vị thẩm phán này khuyên như vậy? Phải chăng ông nghĩ, điều gì mình thấy là tốt, đương nhiên bà Thảo cũng cần phải thấy là tốt, và mình nên chỉ ra cho bà Thảo làm theo? Phải chăng ông cho rằng mình có sứ mạng tìm ra cách sống như thế nào là tốt nhất cho những người dự phiên tòa, bằng cách đưa ra cho họ những lời khuyên nên sống thế nào?
Lời khuyên ấy cho chúng ta thấy một thói quen rất phổ biến ở người Việt: luôn muốn người khác sống theo ý của mình, và bắt người khác phải sống theo ý của mình. Lời khuyên ấy của vị chủ tọa phiên tòa khiến chúng ta sửng sốt: phải chăng chúng ta thường có thói quen áp đặt cách nghĩ, quan điểm, sở thích của mình cho người khác một cách vô tư, không chút đắn đo?
Có một người vợ nào mà không phải nhìn nét mặt chồng khi tự mua cho mình một cái áo mới? Có một đứa con nào chọn ngành nghề mà không chịu sự tác động của cha mẹ? Có học trò nào làm bài mà dám đưa ý kiến trái ngược với những điều mà thầy cô đã khẳng định trong bài giảng? Có nhân viên nào dám cãi lại, hay chỉ ra sai sót của sếp, nếu không phải là anh ta đang có ý định nghỉ việc? Ở trong một môi trường còn nặng tính áp đặt như trong xã hội chúng ta, có thể nói rằng điều ấy hầu như không thể.
Và bạn thử nghĩ xem, khi hai vợ chồng cãi nhau, tại sao mình vẫn phải tươi cười niềm nở trước mặt mọi người, có phải mình muốn mọi người vui, hay là mình sợ sự xét nét của bà hàng xóm hay buôn chuyện? Và chúng ta cũng nhiều lần phải cười khổ, khi một ông hàng xóm khác chê bai màu sơn của căn nhà, cách bài trí phòng khách của nhà chúng ta, và cho rằng phải sơn như nhà ông mới là đẹp, bài trí như nhà ông mới là hiện đại.
Có thể nói không ngoa rằng nhà hàng xóm đang chi phối cách sống của cả gia đình nhà chúng ta. Sống cho vừa ý ông hàng xóm đã là chật vật rồi, chưa kể đến việc phải xoay sở để sống sao cho vừa lòng bạn bè, cha mẹ, sếp, đồng nghiệp… và ngay cả chính người bạn đời của chúng ta. Chi bằng là “vo tròn bóp bẹp” cá tính, để có thể vừa lòng tất cả mọi người mà sống cho yên ổn!
Video đang HOT
Sự áp đặt cực đoan này có trong tất cả các quan hệ: vợ chồng, con cái, thầy trò, bạn bè.., có trong tất cả các môi trường: gia đình, cơ quan, xã hội.
Sự áp đặt cực đoan này có trong tất cả các quan hệ: vợ chồng, con cái, thầy trò, bạn bè.., có trong tất cả các môi trường: gia đình, cơ quan, xã hội. Có nghĩa là tính phổ biến của nó rất cao.
Tại sao người Việt có thói quen luôn muốn người khác sống theo ý mình, thậm chí áp đặt, bắt người khác phải sống theo ý của mình?
Đó là dấu vết của lối sống trong cộng đồng làng xã ngày xưa, dấu ấn mấy ngàn năm của nền văn minh lúa nước. Để duy trì tôn ti trật tự trong cộng đồng, người ta đặt ra những thứ bậc, những quy tắc phải tuân thủ. Trong đó, người có vai vế cao hơn có quyền nhiều hơn, có quyền áp đặt ý chí của mình cho những người có vai vế thấp hơn. Sự tự do tư tưởng, tự do hành động, sự cưỡng lại là điều không chấp nhận được.
Nước ta lại chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, những trật tự đã được cố định, dường như bất di bất dịch mấy ngàn năm: cấp dưới phục tùng cấp trên, con cái phục tùng cha mẹ, kiểu như “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”… Thói quen áp đặt ý chí cho người khác không phải ngày một ngày hai mà thay đổi được, mặc dù chúng ta đã mở cửa, tiếp xúc với nền văn minh phương Tây coi trọng cá nhân con người đã hơn một thế kỷ nay.
Thói quen bao bọc con thái quá, cùng với sự thiếu niềm tin vào lớp trẻ, vào các tầng lớp nhân dân, hay nói cách khác là dân chủ chưa được coi trọng cũng là một nguyên nhân quan trọng, khiến cho sự áp đặt vẫn còn rất phổ biến.
Mỗi con người là một cá nhân độc lập, tùy vào giới tính, tuổi tác, học vấn, vốn sống, môi trường sống…mà có những cảm xúc, tình cảm, nhận thức, suy nghĩ, quan niệm, cách hành xử…hoàn toàn riêng biệt. Điều người này thấy vui, chưa hẳn đã khiến cho người khác hài lòng. Áp đặt quan điểm, suy nghĩ, cách sống, cách cư xử của mình cho người khác phải chăng là một cách hành xử phản văn minh, phản dân chủ, không coi trọng tự do cá nhân của người khác? Sự áp đặt quan điểm ấy, dù là cha mẹ áp đặt con cái, thầy cô áp đặt cho học trò hay lãnh đạo cơ quan áp đặt nhân viên… thì cũng là điều khó chấp nhận. Bởi vì sao?
Phải thay đổi thói quen áp đặt tư tưởng, hành động, bắt người khác phải sống theo ý của mình
Phải chăng chúng ta muốn tạo ra một “xã hội đồng phục”, khi tất cả mọi người đều suy nghĩ, hành xử y như nhau? Phải chăng chúng ta muốn triệt tiêu cá tính, triệt tiêu sự sáng tạo, độc lập, tự do hành động, tự do suy nghĩ?
Muốn xã hội phát triển, muốn “con hơn cha”, nhất thiết chúng ta phải khuyến khích sự độc lập, sự tự do sáng tạo; phải thay đổi thói quen áp đặt tư tưởng, hành động, bắt người khác phải sống theo ý của mình, thói quen cố hữu đã ăn sâu vào trong máu người Việt.
Để thay đổi xã hội, hãy bắt đầu từ bản thân mỗi chúng ta.
Theo thegioitiepthi.vn
Phát ngôn của người phụ nữ trước vụ ly hôn nghìn tỷ khiến "phe bênh ai" cũng chỉ biết "gật cái rụp"
Có những cuộc chiến mà dù thắng hay thua, người ta cũng đều tổn thương như nhau. Chiến thắng một cuộc chiến nhưng rốt cuộc vẫn thua thê thảm một cuộc tình, thậm chí là một cuộc đời!
Một bài viết rất khách quan của tác giả Kim Oanh (hiện đang sinh sống và làm việc tại Thụy Sĩ), đã nhanh chóng nhận được hàng ngàn like. Câu chuyện dù viết nhân vụ ly hôn nghìn tỷ đang ầm ĩ, nhưng chị không bàn sâu về cuộc ly hôn đình đám này, cũng không hề "đứng về phe nào" mà chỉ còn một triết lý hôn nhân ở lại...
Có những cuộc chiến mà dù thắng hay thua, người ta cũng đều tổn thương như nhau.
"Mấy nay người ta bàn tán xôn xao về chuyện một cặp đôi giàu có ly hôn. Đàn bà thì ra sức bênh người vợ, chửi bới người chồng. Đàn ông thì ra sức bênh vực người chồng, miệt thị người vợ. Kể cũng phải thôi, bởi trong tình yêu, đàn ông sợ nhất là bị lợi dụng về tiền bạc; còn đàn bà thì sợ nhất bị lợi dụng về công sức vun vén và thanh xuân...
Tôi thì thiết nghĩ, sai lầm lớn nhất của các cặp đôi trong mọi cuộc chia ly đó là chúng ta luôn nhìn mọi thứ theo kiểu "black and white" (đen và trắng). Tức là khi đã đi vào mâu thuẫn, chúng ta chỉ cố gắng phân định đúng và sai. Lúc tranh luận, chúng ta cũng chỉ tập trung chỉ ra cái sai của đối phương và tìm cách lập luận để chứng minh mình đúng. Tuy nhiên, chúng ta lại quên mất rằng, giữa trắng và đen, còn có cả màu xám. Có những thứ không có đúng hay sai. Ai cũng nhìn thấy mình đúng bởi vì họ chỉ đứng trên đôi giày của họ để nhìn ra. Chứ ít ai chịu xỏ chân vào đôi giày của người kia để nhìn vào.
Kim Oanh làm về lĩnh vực tài chính nhưng cũng là người ưa thích viết lách, hiện chị đã xuất bản cuốn sách Yêu đi đừng sợ.
Đừng bao giờ nhìn vào một cuộc ly hôn mà phân định ai đúng ai sai. Khi đã phải bước tới lựa chọn ly hôn, theo tôi, cả hai đều là nạn nhân của nhau và của chính cuộc đời mình.
Khi tôi nói với mẹ tôi là tôi sẽ lấy chồng. Mẹ hỏi tôi rằng:
- Nếu hai đứa cãi nhau, ai sẽ là người chiến thắng?
Tôi dõng dạc:
- Tất nhiên là con!
Mẹ tôi lắc đầu bảo:
- Thế thì chưa lấy chồng được đâu. Khi vợ chồng cãi nhau, ai thắng không quan trọng, quan trọng là đến tối vẫn ôm nhau ngủ là được rồi!
Có lẽ mẹ tôi đúng. Có những cuộc chiến mà dù thắng hay thua, người ta cũng đều tổn thương như nhau. Chiến thắng một cuộc chiến nhưng rốt cuộc vẫn thua thê thảm một cuộc tình, thậm chí là một cuộc đời!
Trong tình yêu, không có đúng hay sai, chỉ có yêu đủ hay không đủ mà thôi...".
Bài viết khách quan và không có tính động chạm đến chuyện riêng tư về vụ ly hôn nghìn tỷ đình đám khiến khá nhiều người tâm đắc. Thực sự vấn đề giờ không phải là chuyện ai đúng, ai sai vì "ai cũng nhìn thấy mình đúng bởi vì họ chỉ đứng trên đôi giày của họ để nhìn ra. Chứ ít ai chịu xỏ chân vào đôi giày của người kia để nhìn vào".
Vụ ly hôn nghìn tỷ Trung Nguyên giờ đây không còn là câu chuyện tình cảm nữa mà nó đã như một "bài toán kinh tế" thực sự. Tuy nhiên, trong cuộc đấu tranh chưa phân thắng bại ấy thì thứ người ta nhìn thấy chỉ là việc "vạch áo cho người xem lưng" để đấu tranh về mặt kinh tế mà thôi. Tuy thế, mọi chuyện đúng sai thế nào cũng chỉ có người trong cuộc mới là người rõ nhất. Nếu là 70-30 hay 50-50 hay kết quả thế nào thì mỗi người đứng ngoài "hóng" cũng chẳng tơ hào thêm được 1 nghìn nào vào túi nhà mình và cuộc hôn nhân của chính họ cũng có thể đối mặt với nguy cơ một lần bước chân đến nơi ấy...
Vậy hành trang trước khi bước vào hôn nhân hoặc để không "đánh sập" một cuộc hôn nhân "đang ổn" mình có, thứ hầu như ai cũng muốn giữ gìn thì một điều nhỏ thôi, như tác giả đã viết rất trí lý "khi vợ chồng cãi nhau, ai thắng không quan trọng, quan trọng là đến tối vẫn ôm nhau ngủ là được rồi!".
Và sự thực thì "Còn tình yêu ấy lỗi lầm sẽ qua...", chúng ta không cần nhất thiết phải thắng bởi có những cái để phân định đúng sai đã phải trả giá bằng quá nhiều thương đau, bằng chính cuộc hôn nhân đã dày công vun xới, thứ mà cả hai đã từng nghĩ rằng không bao giờ buông bỏ...
Theo afamily.vn
4 kiểu phụ nữ không nổi bật nhưng lại khiến đàn ông khát khao chinh phục nhất Đàn ông dù ngang tàng, giàu có đến mấy cũng phải quỳ phục dưới chân mẫu phụ nữ này vì không thể cưỡng được sức hấp dẫn của nàng. Nếu nghĩ phụ nữ chỉ cần ngực nở, mông cong đã có thể mê hoặc đàn ông thì bạn đã nhầm. Thực chất, vẻ ngoài có thể thu hút đàn ông thuở đầu nhưng...