Muốn nghỉ việc vì sếp quá… dễ tính, nàng công sở sốc hơn khi phát hiện ra nội tình
“Sếp thực ra rất dữ và khó tính. Nhưng bị phốt quá lớn nên mới bớt lại và dễ dãi hơn với nhân viên”.
Đằng sau một quyết định thôi việc của chị em công sở vốn dĩ tồn tại rất nhiều yếu tố, có thể kể đến như: lương, thưởng không thực sự hấp dẫn; công việc không có tính thử thách; cơ hội học tập và thăng tiến không nhiều; văn hóa công ty độc hại; mâu thuẫn với đồng nghiệp hoặc thậm chí là sếp.
Những lý do kể trên đa phần tạo ra sự chán ngán và cảm giác tiêu cực cho khổ chủ, từ đó khiến họ một lòng muốn rời đi. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn tồn tại một số lý do vô cùng tréo ngoe mà nghe qua, người ta khó có thể mường tượng được vì sao “khổ chủ” lại quyết định rời đi vì một nguyên nhân “trời ơi” như vậy. Một trong những lý do đó chính là “sếp quá dễ tính”.
Thật vậy, vừa mới đây, trong một hội nhóm quy tụ đông đảo thành viên là dân công sở, một cô gái đã có dịp chia sẻ câu chuyện nghỉ việc vì sở hữu một người sếp quá dễ tính. Không ít thắc mắc được đặt ra và cô quyết định giải thích lý do vì sao bản thân mình đi đến quyết định này. Cụ thể, cô chia sẻ:
“Sếp em dễ tính quá mọi người ạ, dễ đến mức kiểu như ai ngồi lên đầu cũng được, nhiều khi em phát bực vì kiểu dễ tính này, cứ khiến mọi người trong team ì ạch chậm chạp thế nào ý, không có năng lượng vì không có áp lực từ người quản lý.
Thực ra thì chuyện gì cũng có nguyên nhân của nó. Sếp thực ra rất dữ và khó tính. Nhưng bị phốt quá lớn nên mới bớt lại và dễ dãi hơn với nhân viên. Vì lúc đó mới vào làm nên còn chưa biết nội tình.
Giờ em đã hóng được lý do, nên thực sự thấy thông cảm và tội nghiệp sếp. Chuyện là trước đây trưởng phòng cãi nhau với sếp và buông lời tục tĩu nên bị sếp đuổi ngay lập tức, ông này nghỉ, kéo theo nguyên team trụ cột công ty nghỉ theo cỡ 7-8 người. Sếp phải tuyển người mới liên tục và đào tạo lại từ đầu nên mọi thứ thật sự khó khăn lúc này.
Em thấy có vài anh chị nói em đi làm thoải mái vậy mà còn khó chịu. Không hiểu anh chị đi làm hay đi chơi mà nói vậy ạ. Em chưa thấy ai đi làm mà nhởn nhơ lại cho ra hiệu quả công việc hết. Đi muộn làm gì để bị trừ tiền rồi phải ở lại trễ để làm bù hay mang về nhà làm tiếp? Có thể mọi người thấy em nhiều chuyện nhưng em quan niệm đã đi làm là phải nghiêm túc. Như vậy mới tạo ra hiệu quả được.
Video đang HOT
Còn chuyện em muốn nghỉ chỗ này là tại vì em thấy ở đây ít cơ hội cho em phát triển (và một phần do sếp dễ tính nữa). Em có ngoại ngữ tốt nhưng lại không có cơ hội sử dụng. Công việc thì lúc nào cũng nhiều phải ngồi văn phòng làm liên tục nên không thể mở rộng quan hệ hơn được. Em sẽ cố gắng tích lũy kiến thức và ra đi thôi. Cảm ơn mọi người đã quan tâm ạ”.
Ngay sau khi vừa được đăng tải cách đây không lâu, câu chuyện của cô gái đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo thành viên trong nhóm. Rất nhiều ý đóng góp đã được để lại bên dưới phần bình luận:
“Bạn còn trẻ, nếu không có ràng buộc về kinh tế thì cứ bay nhảy, trải nghiệm. Mình cũng đang làm cho sếp rất ư là tốt, bao dễ dãi nên mình đang trở nên chây lỳ. Nếu không vì tài chính thì mình cũng nhảy nên nếu cảm thấy cần thì làm thôi”.
“Cứ cân nhắc kỹ đi bạn ơi, một môi trường thiếu kỷ luật và không năng động thì rất khó có thể “sản xuất” ra cho xã hội một nhân viên tốt được lắm. Do vậy, hãy cứ mạnh dạn bước đi, làm những điều mình thích”.
Đồng ý với bạn luôn, nếu cứ tiếp tục sống trong môi trường đó, sự thụt lùi là thứ có thể dễ dàng nhìn thấy ngay trước mắt”.
Nguyên nhân nghỉ việc của nàng công sở trong câu chuyện kể trên vốn không bắt nguồn từ việc sếp quá dễ tính mà sâu xa đằng sau đó là sự mục ruỗng cũng như bất cập trong văn hóa công ty, nơi những kiểu người “bình bình”, “thích nhàn rỗi” có cơ hội sống và tồn tại. Việc để bản thân bị “đồng hóa” bởi nếp sống này là vô cùng nguy hiểm, bởi lẽ, nếu có sang một môi trường mới, chúng ta sẽ khó có thể bắt kịp nhịp độ công việc nhanh, hối hả. Vì lẽ đó, nếu cảm thấy môi trường cũ không còn là nơi cho mình phát triển, đừng bao giờ ngần ngại nghĩ về việc ra đi.
Theo Trí Thức Trẻ
Công ty dời lịch du lịch vì dịch corona, chàng công sở bị bắt đền 2 triệu đồng do nghỉ việc từ trước
"Tư dưng buồn cười ghê, tự dưng dời lịch xong người không đi được thì kêu đền 2 triệu. Mà lương em có bao nhiêu đâu, đền 2 triệu là gần nửa tháng lương em rồi".
Dịch corona vẫn đang hoành hành, thế nên các hoạt động tập thể hầu như đều được các công ty trong vùng ảnh hưởng hủy hoặc di dời toàn bộ sang một mốc thời gian khác. Và đây cũng là lý do khiến chàng công sở trong câu chuyện dưới đây phải đắng cay đăng đàn khóc kể về vụ việc bị trừ 2 triệu đồng của mình như sau:
"Hello mọi người, em vao thẳng vân đề cho nhanh. Em có ý định nghỉ việc tại công ty em đang làm vì lương, chế độ gây ức chế và đồng thời em cung tìm được công việc phù hợp và có cơ hội thăng tiến cao hơn và nhận việc vào ngày 16/3 tới.
Chuyện chẳng có gì nếu như em đang vương phải du lịch tại công ty cũ. Dự định là 14/2 sẽ đi nhưng do dịch corona nên dời lại tầm 30/4 đi.
Lúc trươc Tết do dịch chưa bùng phát nên em đã đăng ký đi du lịch với mọi người vì muốn đi chơi với ban be trong công ty lần cuối, giờ dời xa quá thì tất nhiên là không đi được rồi và mọi người biết không, công ty em bắt em đền 2 triệu tiền vé mọi người à.
Tư dưng buồn cười ghê, tự dưng dời lịch xong người không đi được thì kêu đền 2 triệu. Mà lương em có bao nhiêu đâu, đền 2 triệu là gần nửa tháng lương em rồi
Mọi người cho em xin lời khuyên nhé. Công ty mọi người có chính sách như vậy không ạ? Còn rất nhiều chính sách khác nữa, rất ức chế nên em mới quyết định xin nghỉ đây".
Câu chuyện vừa buồn vừa cười sau khi đăng đàn ít lâu trong một hội nhóm chuyên "tám" chuyện công sở trên MXH đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng mà nhất là anh chị em văn phòng.
Và với lời khẩn cầu "cho em xin lời khuyên nhé" của nam chính, hàng loạt ý kiến xoay quanh câu chuyện này cũng đã được nhiệt tình viết ra bên dưới phần bình luận. Ấy thế mà bất ngờ thay, câu chuyện này lại gây ra tranh cãi, một phe đồng tình với cách xử lý của công ty, một phe lại phản đối.
"Công ty chơi cái trò gì khôn vậy, ai chơi lại, người ta nghỉ rồi còn làm khó làm dễ, vô lý".
"Bạn nghĩ sao vậy, đã đăng ký rồi, vé công ty book xong xuôi hết rồi, giờ đùng cái đòi nghĩ, thì cái vị trí đi du lịch đó ma nó dùng à? Chịu trách nhiệm đi chứ, xem như là lần bị trừ lương cuối cùng".
"Ôi, công ty kiểu này sớm muộn cũng phá sản, đi du lịch thường niên là đãi ngộ công ty cho nhân viên, giờ nhân viên không cần đãi ngộ đó thì thôi, cớ sao đòi tiền".
"Buồn cười nhỉ, trước khi đổi lịch đi trip mình đảm bảo công ty có cho nhân viên lên check lại là đi hay không đi vào lịch mới, đã check vô là đi rồi mà cuối cùng không đi thì bất kỳ lý do gì cũng phải đền".
Hiện tại, các bình luận tương tự như trên vẫn cứ xuất hiện đều đều và đấu đá qua lại lẫn nhau mà chưa có dấu hiệu dừng lại. Thôi thì mỗi người một suy nghĩ, hy vọng qua những bình luận ấy, chàng trai nhân vật chính sẽ tìm được ý kiến mình cần tìm để sớm đưa ra quyết định, đền hay không đền trước khi "dứt áo ra đi".
Riêng chị em công sở khác, chị em có suy nghĩ gì về câu chuyện này?
Theo Trí Thức Trẻ
Kể chuyện "bỏ của chạy lấy người" khỏi công ty Nhật, nàng công sở còn tiết lộ 3 lý do gây bất ngờ Với sự xuất hiện ngay giữa thời điểm nhiều dân công sở muốn nhảy việc, bên dưới phần bình luận, hàng loạt ý kiến đã được viết ra với hy vọng có thể giúp cho những ai đang thòm thèm nhảy sang công ty Nhật có thêm thông tin tham khảo. Nhiều người hay kháo nhau rằng, các công ty Nhật Bản chính...