Muốn món sò điệp dậy mùi thơm, hấp dẫn như ngoài hàng thì chỉ cần thêm 2 nguyên liệu này thôi!
Dù chưa có nhiều kinh nghiệm chế biến hải sản, bạn vẫn có thể chế biến sò điệp “ngon như nhà hàng”.
Sò điệp là món ăn tuyệt ngon lại sang chảnh làm các tín đồ hải sản mê mẩn. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm chế biến hải sản thì bạn hãy tham khảo cách chế biến sò điệp dưới đây. Chỉ cần thêm 2 nguyên liệu đơn giản, bạn đã có món sò điệp nướng ngon “nhức nhối”, làm ai cũng phải bối rối.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1kg sò điệp
- 1 bó nhỏ miến đậu xanh
- 2 củ tỏi
- Lượng dầu thực vật vừa đủ
- Xì dầu, muối
Cách làm:
Video đang HOT
- Rửa sạch sò điệp với nước sạch.
- Dùng dao tách đôi vỏ sò điệp, loại bỏ phân và tạp chất trên thịt sò điệp và rửa lại sò điệp với nước.
- Dùng bàn chải cọ sạch vỏ sò điệp
- Bóc vỏ tỏi, băm nhỏ tỏi.
- Đổ một lượng nhỏ dầu thực vật vào chảo, phi thơm tỏi băm.
- Ngâm miến đậu xanh với nước lạnh.
- Lấy một chiếc vỏ sò điệp, dùng dao tách bỏ phần thịt, cho một ít miến vào vỏ.
- Đặt thịt sò lên trên sợi miến.
- Múc một lượng thích hợp tỏi phi thơm và tỏi sống đặt lên trên thịt sò.
- Đặt những vỏ sò đã tẩm ướp đầy đủ nguyên liệu lên khay
- Bạn có thể cho khay sò điệp vào nồi hấp cách thủy hoặc lò nướng.
- Sò điệp sau khi được hấp sẽ có vị ngọt, mùi thơm đặc trưng khiến ai cũng mê mẩn. Không những thế, đây còn là món ăn đơn giản, không cần sơ chế, chế biến quá cầu kỳ.
Đậm đà sò điệp nướng Cô Tô
Du khách khi đến Cô Tô, nhiều người thích thưởng thức các món hải sản đậm đà hương vị biển. Trong đó, món sò điệp nướng luôn tạo ấn tượng với du khách.
Sò điệp có rất nhiều ở Cô Tô. Thân sò điệp có 2 mảnh vỏ dẹp có nếp gấp xòe ra như chiếc quạt, nên có người còn gọi là sò quạt, nhưng tên sò điệp vẫn nhiều người gọi hơn.
Sò điệp khi tách vỏ, phần thịt có 2 mầu trắng ngà và mầu vàng cam đỏ, khi ăn có vị ngọt của hải sản, không dai, tính mát. Mùa sò điệp sau tết âm lịch kéo dài đến tận tháng 8 dương lịch. Nếu tháng 9 trời ít mưa bão, thì ngư dân vẫn khai thác được sò điệp thêm một thời gian nữa.
Sò điệp nướng ăn nóng luôn mới ngon.
Sò điệp có thể chế biến thành nhiều món như xào măng, xào ớt, lá lốt, sò điệp xào đậu, xào kim chi..., nhưng có lẽ ngon nhất vẫn là món sò điệp nướng.
Theo chân một anh bạn người Cô Tô, chúng tôi đến quán Bếp Bình An nằm ở cuối con đường Tình Yêu, thuộc thôn Hải Tiến, xã Đồng Tiến. Ở đây vốn nổi tiếng với các món ăn dân dã, trong đó có món sò điệp nướng.
Sò điệp khi nướng chín được rắc thêm chút hành phi càng thêm đậm đà.
Chị chủ quán Bếp Bình An tên là Tuyến, chọn những con sò điệp còn tươi, rửa sạch, dùng dao nhỏ tách đôi vỏ sò lấy thịt, cắt phần chất thải và cát ở phần ruột sò có mầu xám đen bỏ đi, rồi rửa kỹ dưới vòi nước nhỏ cho hết cát. Sau đó, chị Tuyến lấy một bên vỏ đã rửa sạch rồi cho miếng thịt sò điệp vào đó, đặt vào vỉ đưa lên bếp than hồng. Khi sò điệp được nướng đã gần chín, chị Tuyến tưới nhanh mỡ hành và rắc đậu phộng giã nhỏ đã có sẵn lên trên thịt sò. Lúc này sò điệp càng dậy mùi thơm, khiến thực khách chỉ muốn thưởng thức ngay. Sò nướng ăn nóng với muối tiêu chanh kèm với vài lá rau răm, nếu uống với vài ly bia hay rượu đều ngon. Sò điệp ở Cô Tô nướng đến đâu ăn đến đấy, vừa ngọt vừa đậm đà.
Khác với tôm cá, người khai thác sò điệp không dùng lưới hay các ngư cụ thông thường để bắt, mà phải người bơi lặn giỏi, lặn xuống dưới đáy mới bắt được. Sò điệp thường sống theo cụm ở những khu vực ven bãi đá ngầm nên khi ngư dân bắt được một con, thì sẽ có thể bắt thêm nhiều con cùng tụ tập ở một chỗ, có khi được vài cân liền.
Ông Phạm Văn Cương, sống ở xã Đồng Tiến năm nay đã 56 tuổi, thời còn trẻ từng làm nghề lặn bắt sò điệp. Ông Cương bảo: Trước đây, sò điệp ở Cô Tô nhiều lắm, ở ngay gần bờ như ở khu vực bãi đá Móng Rồng (khu 4, thị trấn Cô Tô) tôi cũng bắt được rất nhiều. Nhưng thời đó, người dân Cô Tô cũng ít, tàu thuyền ra vào đất liền khó khăn, khách du lịch cũng chưa có nên cũng chẳng ai bắt nhiều làm gì, vì không phải ai cũng bắt được nó, mà phải người biết lặn. Ngày nay, sò điệp trở thành món đặc sản, dân số trên đảo đông hơn, du lịch phát triển, nhiều du khách khi đến Cô Tô thưởng thức món sò điệp rồi, lại xin địa chỉ của nhà hàng để gửi theo tầu vào đất liền cho họ. Sò điệp được tiêu thụ nhiều nên ngày càng ít đi, bây giờ người bắt sò điệp phải ra những vùng biển xa hơn. Tuy thế, sò điệp ở Cô Tô vẫn cứ nhiều, nếu không phải mùa du lịch sò được chất đống ngoài chợ. Về mùa du lịch sò được hầu hết các nhà hàng của Cô Tô thu mua. Nhiều đoàn du lịch khi đến Cô Tô, khi nghỉ ở các homestay, họ cũng tự mua sò điệp về tự nướng lấy ăn.
Vậy là, du khách mỗi khi đến Cô Tô trở về ngoài ngất ngây với vùng biển xanh, thì còn vấn vương với hương vị sò điệp nướng rất đậm đà hương vị vùng biển.
Đầu bếp xẻ thịt cá ngừ 55 kg Đầu bếp Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Gezen nổi tiếng với kỹ năng chế biến hải sản bậc thầy. Con cá ngừ 55 kg được anh xẻ thịt và nướng, hấp, áp chảo... thành các món ăn khác lạ, hấp dẫn.