Muôn màu “lãi lớn” của ngành ngân hàng 6 tháng đầu năm
Trái với lo lắng của nhiều nhà đầu tư, một số ngân hàng đầu tiên đã hé lộ kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, đặc biệt quý 2, với những con số lợi nhuận đáng lưu ý. Tuy nhiên, màu sắc lợi nhuận của các ngân hàng cũng “mỗi người một vẻ”.
Một số ngân hàng đầu tiên đã hé lộ kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, đặc biệt quý 2, với những con số lợi nhuận đáng lưu ý. Nguồn: internet
SaigonBank báo lãi lớn nhờ giảm trích lập dự phòng
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SaigonBank) là ngân hàng đầu tiên báo lãi lớn trong nửa đầu năm 2020. Sau 6 tháng, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này đạt 125 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ 2019, hoàn thành 96% kế hoạch năm.
Trong đó, đóng góp vào lợi nhuận lớn nhất vẫn là thu nhập lãi thuần, đạt 311 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ 2019. Lãi từ hoạt động dịch vụ đạt 16 tỷ đồng, giảm 20%. Lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng hơn 3 lần, đạt 17 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động khác tăng 150% đạt 30 tỷ đồng.
Đáng kể, để có kết quả lợi nhuận vượt bậc kể trên, trong 6 tháng đầu năm SaigonBank đã giảm được tới 86% chi phí dự phòng rủi ro xuống chỉ còn ở mức 6 tỷ đồng.
Theo BCTC quý 2/2020 của ngân hàng này, tổng tài sản tính đến ngày 30/6/2020 là 20.569 tỷ đồng, giảm 10% so với cuối năm 2019. Trong đó giảm mạnh nhất là tiền gửi tại các TCTD khác, giảm hơn 1.400 tỷ đồng, sau đó là cho vay khách hàng giảm 3% còn 14.037 tỷ đồng. Huy động khách hàng 6 tháng đầu năm 2020 tăng nhẹ thêm 2% lên mức 15.981 tỷ đồng.
Tổng tài sản giảm nhưng khoản mục tài sản có khác lại tăng mạnh thêm gần 25% lên mức 432 tỷ đồng. Trong đó các khoản phải thu tăng; lãi phí phải thu đều tăng mạnh thêm lần lượt 45% và 33%.
Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn của ngân hàng đến 30/6 tăng mạnh gấp 2,4 lần so với cuối năm 2019 lên mức 2.844 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là cam kết giao dịch ngoại hối ở mức 2.436 tỷ đồng.
Trong BCTC quý 2/2020, SaigonBank không có bản thuyết minh chi tiết nên không rõ mức nợ xấu cụ thể của ngân hàng đến thời điểm hiện tại.
Vietcombank báo lãi gần 11.000 tỷ đồng, nợ xấu tăng
BCTC quý 2/2020 của Vietcombank cho biết, quý 2 lợi nhuận của ngân hàng đạt 5.759 tỷ đồng, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2019 nhờ giảm mạnh chi phí hoạt động và giảm trích lập dự phòng rủi ro.
Cụ thể, trong quý 2/2020, thu nhập lãi thuần của ngân hàng giảm 5,9% xuống còn 8.077 tỷ đồng; lãi từ dịch vụ tăng 7,5% so với cùng kỳ, đạt 1.156 tỷ đồng; lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 17,3% đạt 821 tỷ đồng; lãi từ chứng khoán kinh doanh tăng 75,8% đạt 33 tỷ; thu nhập góp vốn mua cổ phần tăng 122% đạt 360 tỷ đồng.
Vietcombank cũng đã tiến hành thắt chặt chi phí hoạt động trong quý 2/2020 làm cho khoản chi phí này giảm tới 23,3% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 3.118 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro cũng được ngân hàng này kiềm chế, chỉ tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2019, ở mức 1.856 tỷ đồng, khác hẳn so với quý 1 vừa qua.
Nhờ những hoạt động kể trên, kết quả lợi nhuận trước thuế quý 2/2020 của Vietcombank đạt 5.759 tỷ đồng, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 tháng, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 10.981 tỷ đồng, giảm 2,85% so với cùng kỳ.
Tính đến cuối tháng 6, tổng tài sản của Vietcombank giảm 3,11% so với đầu năm xuống còn hơn 1,18 triệu tỷ đồng, chủ yếu do ngân hàng giảm cho vay các tổ chức tín dụng khác. Dư nợ cho vay khách hàng tăng trưởng 4,9% trong 6 tháng, đạt hơn 770.000 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 5,7%, đạt 981.218 tỷ đồng.
Đáng chú ý, đến cuối tháng 6, nợ xấu của Vietcombanj đã tăng thêm 630 tỷ đồng so với đầu năm, nâng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay lên 0,83% từ mức 0,79%. Trong đó, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) và nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng khá mạnh, lần lượt 58% và 56%. Ngoài ra, nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) tăng gấp 3 lần so với đầu năm lên hơn 7.700 tỷ đồng.
Video đang HOT
Sacombank: Thu nhập lãi thuần tăng đột biến
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2020, ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý 2 tăng 10% lên mức 440 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm ngân hàng này đạt 1.428 tỷ đồng lợi nhuận, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, trong quý 2/2020, thu nhập lãi thuần của Sacombank tăng mạnh thêm 30,42%, đạt 2.637 tỷ đồng. Nhờ vậy, dù chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong quý 2 tăng mạnh thêm 86% lên mức 1.147 tỷ đồng thì lợi nhuận vẫn tăng trưởng tốt. Lũy kế 6 tháng thu nhập lãi thuần đạt 5.477 tỷ đồng, tăng 22,2%.
Trong quý 2, các mảng kinh doanh khác của Sacombank tỏ ra kém hiệu quả, lãi từ hoạt động dịch vụ giảm 6% xuống còn 697 tỷ đồng; hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lỗ 50 tỷ; đáng lưu ý là thu nhập từ hoạt động khác (chủ yếu từ xử lý nợ) chỉ đạt 110 tỷ đồng, giảm 74% so với cùng kỳ năm 2019.
Tính đến cuối tháng 6/2020, tổng tài sản của Sacombank đạt 481.898 tỷ đồng, tăng 6,2% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng gần 5% đạt 310.695 tỷ đồng; tiền gửi của khách hàng tăng 6,33% đạt 426.236 tỷ đồng.
Nợ xấu nội bảng tại ngày 30/6 của Sacombank con số tuyệt đối là 6.682 tỷ đồng, tăng tăng gần 17%; tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,94% lên 2,15%. Nợ xấu tăng ở tất cả các nhóm, tăng mạnh nhất là nợ nhóm 3, tăng 2,8 lần lên 851 tỷ đồng; nợ nhóm 5 tăng 5,2% lên mức 5.288 tỷ đồng, chiếm tới 79% tổng nợ xấu.
Bac A Bank lợi nhuận giảm, nợ xấu tăng
Theo BCTC quý 2 của Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank), lợi nhuận trước thuế quý 2 của ngân hàng đạt 175 tỷ đồng, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế đạt 353 tỷ đồng, giảm 19%, hoàn thành 50,4% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2020.
Đóng góp chính vào lợi nhuận 6 tháng đầu năm của BacABank vẫn là hoạt động tín dụng với khoản lãi 952 tỷ đồng, tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chi phí hoạt động trong kỳ của ngân hàng ở mức 502 tỷ đồng, tăng 5,2%. Chi phí dự phòng tăng mạnh tới 45,6%, lên 166 tỷ đồng. Điều này khiến ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến ngày 30/6, tổng tài sản của Bac A Bank đạt 110,9 nghìn tỷ đồng, tăng 2,82% so với cuối năm trước. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng đạt 74 nghìn tỷ đồng, tăng 1,48%.
Tín dụng tăng trưởng yếu nhưng ngân hàng lại đẩy mạnh đầu tư vào trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành trong 6 tháng đầu năm. Mục chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán, chứng khoán nợ do các TCTD phát hành tăng 11,8%, lên mức 7.124 tỷ đồng.
Tiền gửi khách hàng đến cuối tháng 6 đạt gần 84,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10,65% so với đầu năm.
Về nợ xấu, tính đến cuối tháng 6, ngân hàng đang có tổng cộng 594 tỷ đồng nợ xấu, tăng 18,6% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu tăng lên mức 0,8% tổng cho vay từ mức 0,69% hồi đầu năm.
Kienlongbank giảm trích lập dự phòng lợi nhuận vẫn giảm
BCTC hợp nhất quý 2/2020 của Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) vừa công bố cho thấy, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này trong quý vừa qua giảm 39% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 45 tỷ đồng.
Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm đều ghi nhận giảm. Cụ thể, thu nhập lãi thuần đóng góp chủ yếu vào lợi nhuận quý 2 đạt 254 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, lãi từ hoạt động dịch vụ giảm 11% xuống còn 16 tỷ; lãi từ kinh doanh ngoại hối giảm 33% chỉ đạt 10 tỷ. Hoạt động khác cũng ghi nhận giảm lãi 70%, còn 3 tỷ đồng. Duy chỉ có hoạt động chứng khoán đầu tư có tăng trưởng dương, đạt 38 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong quý 2 Kienlongbank đã giảm mạnh chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tới 55% so với cùng kỳ năm 2019 xuống chỉ còn 10 tỷ đồng. Điều này làm cho lợi nhuận quý 2 ‘đẹp’ hơn. Tuy nhiên, lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của Kienlongbank vẫn chỉ đạt 103 tỷ, giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng tài sản của Kienlongbank tính đến ngày 30/6 đạt 55.425 tỷ đồng, tăng 8,5% so với đầu năm. Trong đó cho vay khách hàng tăng 2%, đạt 34.146 tỷ đồng; tiền gửi tại các TCTD khác tăng mạnh thêm 23% lên mức 12.217 tỷ đồng. Khoản mục tài sản có khác tăng 13% lên mức 2.128 tỷ đồng. Các khoản phải thu, lãi phí phải thu đang chiếm 3,2% tổng tài sản của ngân hàng.
Tiền gửi của khách hàng tính đến 30/6 tăng 10,4% đạt 36.249 tỷ đồng.
Nợ xấu của Kienlongbank cho thấy những con số đáng lo ngại. Cụ thể, đến cuối tháng 6, tổng nợ xấu là 2.249 tỷ đồng, gấp 6,5 lần so với đầu năm. Trong đó, nợ nhóm 5 là 2.145 tỷ đồng, tăng gấp 9 lần, chiếm 95% nợ xấu.
Theo thuyết minh BCTC của ngân hàng, nguyên nhân tăng nợ xấu là do ghi nhận gần 1.900 tỷ đồng dư nợ các khoản vay đối với một nhóm khách hàng với tài sản đảm bảo là cổ phiếu của Sacombank được phân loại nợ nhóm 5 theo quyết định của NHNN. Kienlongbank đã rao bán số cổ phiếu này kể từ đầu năm đến nay nhưng vẫn chưa thành công.
Tín dụng nhiều ngân hàng chưa thoát tăng trưởng âm
Tín dụng toàn ngành ngân hàng đến thời điểm này đã tăng trưởng trở lại với mức tăng 4% so với đầu năm nay, nhưng nhiều ngân hàng vẫn còn tăng trưởng âm.
Ngân hàng đang thừa tiền nhưng khó cho vay
Tín dụng tăng chậm 6 tháng đầu năm
Theo báo cáo tài chính quý II/2020, tính đến ngày 30/06/2020, tổng tài sản của Ngân hàng Quốc Dân (NVB) giảm 11% so với đầu năm, xuống 71.386 tỷ đồng, chủ yếu do tiền, vàng gửi tại tổ chức tín dụng khác giảm 76% và cho vay các tổ chức tín dụng khác giảm 94% giảm mạnh. Còn cho vay khách hàng của NVB chỉ tăng nhẹ 3% so với đầu năm, đạt 38.862 tỷ đồng.
Trong khi đó, tổng tài sản của Bac A Bank đạt 110.928 tỷ đồng tính đến cuối tháng 6/2020, tăng nhẹ 3% so với đầu năm chủ yếu nhờ các khoản phải thu tăng 13%. Trong đó, cho vay khách hàng xấp xỉ đầu năm, ghi nhận 74.015 tỷ đồng. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước giảm đến 48%, chỉ còn 259 tỷ đồng.
Đến cuối tháng 6/2020, tổng tài sản của Saigonbank giảm gần 10% so với đầu năm, xuống còn 20.569 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng giảm 2,79%, đạt 14.151 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng tăng 2%, đạt 15.982 tỷ đồng.
Nhưng điều đáng chú ý, mặc dù tín dụng tăng trưởng âm, Ngân hàng vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng trong 6 tháng đầu năm, với lợi nhuận trước thuế đạt 125 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ giảm mạnh dự phòng rủi ro.
Còn theo báo cáo tài chính quý II/2020 của Kienlongbank, tính đến cuối tháng 6/2020, cho vay khách hàng xấp xỉ đầu năm nay, ghi nhận 34.146 tỷ đồng, trong đó cho vay doanh nghiệp tư nhân gấp 10,4 lần đầu năm (231 tỷ đồng).
Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2020 của SeABank cũng cho thấy, tính đến ngày 30/6, tổng tài sản của SeABank đạt 161.540 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với đầu năm, chủ yếu do tăng các khoản phải thu (tăng 24%), chứng khoán kinh doanh (gấp 2,6 lần). Đáng chú ý, cho vay khách hàng lại giảm nhẹ 1%, ghi nhận 98.004 tỷ đồng.
Cho vay khách hàng của Eximbank thậm chí còn giảm 4% trong quý đầu năm nay và dự báo chưa mấy sáng sủa trong quý II/2020, do chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Với Agribank, tổng tài sản tính đến cuối tháng 6/2020 của Ngân hàng đạt trên 1,46 triệu tỷ đồng; nguồn vốn đạt trên 1,35 triệu tỷ đồng; tổng dư nợ và đầu tư đạt trên 1,33 triệu tỷ đồng, trong đó cho vay nền kinh tế đạt trên 1,135 triệu tỷ đồng.
Vốn tín dụng Agribank chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ gần 2 triệu tỷ đồng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và chiếm trên 50% thị phần dư nợ lĩnh vực này của toàn ngành ngân hàng.
Như vậy, so với cuối năm 2019, tổng tài sản của Ngân hàng nhích nhẹ 0,62%, nhưng tín dụng lại ghi nhận tăng trưởng âm với mức -1,3%.
Năm 2020, Agribank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt tối thiểu 12.200 tỷ đồng. Dư nợ cho vay nền kinh tế dự kiến tăng 8,5 - 11%, được điều chỉnh theo nghị quyết của Hội đồng Thành viên và phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước.
Agribank cho biết, sẽ kiểm soát nợ xấu theo Thông tư 02 ở mức tối đa 3%, thu nợ sau xử lý đạt tối thiểu 12.000 tỷ đồng.
Theo thông tin của lãnh đạo các nhà băng, hiện thanh khoản của ngân hàng đang khá dồi dào, thậm chí ngân hàng thừa tiền nhưng khó cho vay ra. Bởi do ảnh hưởng của dịch bệnh, doanh nghiệp chưa có nhu cầu vay đầu tư, sản xuất, kinh doanh mới.
Chẳng hạn, Sacombank cho biết, Ngân hàng đang dưa thừa khoảng 30.000 tỷ đồng nên khó duy trì lãi suất ở mức cao, song tín dụng nhà băng này nửa đầu năm nay cũng chỉ tăng gần 5%.
Tuy nhiên, vẫn có một số ngân hàng có tăng trưởng tín dụng tốt trong 6 tháng đầu năm nay như VPBank, Vietcombank, TPBank... Cụ thể, tăng trưởng tín dụng hợp nhất của VPBank trong 6 tháng đầu năm nay đạt 9,8% so với cuối năm 2019. Trong đó, tỷ lệ tăng trưởng ở riêng ngân hàng mẹ đạt tới 12,7%.
Với Vietcombank, tại hội nghị sơ kết hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm vừa tổ chức, lãnh đạo nhà băng này cho biết, đến cuối tháng 6, dư nợ tín dụng Ngân hàng đạt trên 772.000 tỷ đồng, tăng 5% so với 2019 và là một điểm sáng về mức tăng trưởng cao trong toàn hệ thống ngân hàng.
Trong đó, tín dụng bán lẻ của Vietcombank tiếp tục tăng trưởng cao ở mức 7,4%, chiếm gần 52% tổng dư nợ ngân hàng và tăng thêm 1,2 điểm phần trăm so với 2019, chất lượng tín dụng cũng được kiểm soát.
Thông tin từ TPBank cho biết, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến mức tăng tín dụng của toàn ngành khá thấp, hết 6 tháng, Ngân hàng mới chỉ đạt mức tăng 5% với với kế hoạch tăng trưởng tín dụng 15% trong năm 2020.
Một số ngân hàng khác đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng lớn trong năm nay là OCB mục tiêu 2%, VIB dự kiến tăng 24%, MSB 20%, HDBank 16%, Sacombank 11% và đang xin nới room tín dụng lên 14%...
Theo nhận định của giới phân tích kinh tế - tài chính, khả năng tín dụng chỉ tăng khoảng 10% trong năm nay.
TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia cho rằng, với sức hấp thụ vốn của nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh, tín dụng khó tăng cao và kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 10% trong năm 2020.
Theo TS Lịch, cần giảm thêm lãi suất để có thể kích cầu tín dụng, kể cả với tín dụng tiêu dùng.
Vẫn cẩn trọng giải ngân vốn mới
Dù đang dư thừa thanh khoản và tăng trưởng tín dụng thấp, thậm chí âm, nhưng các ngân hàng vẫn cẩn trọng giải ngân vốn mới vì lo ngại nợ xấu gia tăng.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cơ quan này sẵn sàng cung ứng vốn đủ cho nền kinh tế, trường hợp cần thiết sẽ tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại để có nguồn vốn bơm ra thị trường. Tín dụng tăng thấp giúp thanh khoản VNĐ của các ngân hàng đang dồi dào, tạo điều kiện duy trì mặt bằng lãi suất thấp.
Trong điều hành lãi suất, từ đầu năm 2020 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm 2 lần các mức lãi suất điều hành, với tổng mức giảm 1,0 - 1,5%/năm để hỗ trợ thanh khoản cho tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ Ngân hàng Nhà nước; giảm 0,6 - 0,75%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm 1%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên trợ, hiện ở mức 5,0%/năm, để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp và người dân.
Mặc dù thanh khoản ngân hàng hiện khá dồi dào, thậm chí nguồn vốn dư thừa, song lãnh đạo các nhà băng cho biết, việc giản ngân vốn mới cẩn trọng hơn để ngăn nợ xấu trong bối cảnh dịch bệnh. Các ngân hàng tập trung tái cơ cấu, giãn thời gian trả nợ và tăng trích dự phòng rủi ro.
Bà Hồng cũng nhấn mạnh, nguồn vốn đang dưa thừa, tín dụng khó tăng, nhưng không phải vì thế mà hạ chuẩn cho vay. Ngược lại, ngân hàng phải kiểm soát chặt hơn chất lượng tín dụng để kiểm soát rủi ro nợ xấu tăng trong dịch bệnh.
Tín dụng bất động sản: Hướng dòng tiền vào nhu cầu thực Tín dụng bất động sản vốn được đánh giá là nhiều rủi ro, dễ khiến hệ thống ngân hàng rơi vào nợ xấu, nhất là sau những tác động tiêu cực từ dịch Covid-19. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là ngân hàng hạn chế cho vay với lĩnh vực bất động sản, mà sẽ lựa chọn dự án hiệu quả, hướng...