Muôn màu đám cưới giữa mùa dịch Covid-19 trên đảo quốc Indonesia
Bất chấp đại dịch Covid-19, các đám cưới vẫn diễn ra ở Indonesia, dưới nhiều hình thức khác nhau và đặc biệt.
Là một quốc gia rộng lớn đa dạng về sắc tộc, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa với hơn 1.300 dân tộc, Indonesia có rất nhiều phong tục cưới xin độc đáo. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Cảnh sát quốc gia đất nước này đã ra lệnh cấm tụ tập đông người, kể cả trong khuôn khổ gia đình và tiệc cưới. Các cặp đôi tại Indonesia đã tìm cách để có được một đám cưới mà có lẽ chỉ có trong thời Covid-19.
Đăng ký kết hôn tại Văn phòng tôn giáo địa phương (nguồn: Kompas).
Annisa Lestari và Edi Yusup đã lên kế hoạch cho đám cưới trong mơ của mình từ tháng 7/2019. Một tuần trước khi đám cưới diễn ra, nơi tổ chức sự kiện tại Jakarta thông báo đóng cửa do lệnh giới hạn xã hội của chính phủ. Điều này khiến cô dâu Annisa rất buồn và thất vọng. “Chúng tôi đã hi vọng tới gần ngày cưới, tình hình Covid-19 sẽ có những tín hiệu tích cực và đám cưới sẽ vẫn diễn ra, tuy nhiên trung tâm tiệc cưới đã đóng cửa”.
Quy định ngặt nghèo
Cô dâu Anisa quyết định vẫn tiến hành đám cưới dù cho không phải là một đám cưới trong mơ mà cô đã chuẩn bị từ năm 2019. Sau khi tham khảo ý kiến của Văn phòng Tôn giáo địa phương, Anissa và Edi đã tổ chức đăng ký kết hôn ngay tại văn phòng tôn giáo này vào ngày 27/3 vừa qua thay vì một đám cưới tôn giáo tại một nhà thờ lớn ở thủ đô. Yếu tố an toàn được đặt lên hàng đầu. Chỉ 3-5 người được tham dự đám cưới này. Mọi người đều phải đeo khẩu trang, găng tay và khử trùng cẩn thận trước khi bước vào phòng.
Cặp đôi đeo khẩu trang và găng tay khi làm lễ cưới tôn giáo (nguồn: Kompas).
Bộ Tôn giáo Indonesia đã đưa ra thông tư hướng dẫn cho về việc tiến hành hôn nhân trong thời kỳ dịch Covid-19. Theo đó, nếu cuộc hôn nhân bắt buộc phải được tiến hành thì những người tham gia lễ kết hôn phải thực hiện đúng theo những yêu cầu sau : Số lượng người tham gia không quá 10 người. Phòng đăng ký kết hôn phải được khử trùng sạch sẽ. Những người tham gia phải rửa tay bằng nước khử trùng, giữ khoảng cách ít nhất 1m và đeo khẩu trang. Bộ Tôn giáo cũng yêu cầu những người sắp kết hôn phải luôn phối hợp với nhân viên y tế để ngăn chặn Covid-19.
Đám cưới online
Trong khi đó, cô dâu Jessica và người chồng quốc tịch Singapore sống ở Australia đã phải chuyển sang tổ chức đám cưới trực tuyến. Gia đình và bạn bè của hai bên chỉ có thể tham gia đám cưới trực tuyến thông qua phương tiện truyền thông xã hội.
Một đám cưới online (nguồn: Kompas).
“Gia đình tôi tất cả đã bị cách ly tại Jakarta. May mắn thay chúng ta đang ở trong thế giới kỹ thuật số vì vậy chúng tôi có thể liên lạc với họ qua gọi video. Chúng tôi đã livestream đám cưới của mình trên facebook và các bạn bè cũng đã tham gia được đám cưới trực tuyến của chúng tôi. Đây thực sự là một trải nghiệm độc đáo mà tôi sẽ chia sẻ với con cháu của mình.”
Cô dâu Jessica cho biết sẽ tổ chức lại một đám cưới đầy đủ hơn trong năm nay ngay sau khi dịch Covid-19 kết thúc.
Đám cưới ít người
Tại Jumber, Java Timur, một cặp đôi đã quyết định tổ chức đám cưới một cách lặng lẽ. Không có giấy mời bạn bè, làng xóm. Không trang trí nhà lộng lẫy và không có dàn nhạc Gamelang truyền thống, chỉ có gia đình hai bên chứng kiến lễ cưới. Thay vì chuẩn bị quà cưới, bên nhà trai đã chuẩn bị rất nhiều nước diệt khuẩn để xịt tay những người tới dự đám cưới, chuẩn bị khẩu trang và găng tay cho tất cả khách mời.
Mệt lả vì áo mưa và khẩu trang chống dịch
Còn tại quận Lumajang, 30 người trong họ nhà trai trước khi đến nhà cô dâu đã bị yêu cầu kiểm tra sức khoẻ. Thay vì những bộ quần áo truyền thống rực rỡ, tất cả đều phải mặc áo mưa và đeo khẩu trang kín mặt. Chính quyền địa phương đã lập chốt từ cửa ngõ vào quận. Đoàn nhà trai được yêu cầu đo nhiệt độ thân thể và xịt khử trùng từng người, kể cả xe ô tô đón dâu.
Cặp đôi mặc áo mưa tổ chức cưới tại Văn phòng tôn giáo miền Đông Java (nguồn: Kompas).
Cẩn thận hơn nữa, Văn phòng Tôn giáo miền Trung Java đã yêu cầu cô dâu chú rể mặc áo mưa, đeo khẩu trang, găng tay và phải ngồi cách nhau 1m khi làm lễ. Sau 10 phút đọc kinh Qu’ran, cả cô dâu và chú rể đều lả đi vì nóng và mệt mỏi.
Trong khi đó rất nhiều đám cưới tại Indonesia đã bị hoãn lại hoặc bị cảnh sát giải tán trong khi đang tổ chức tiệc. Trưởng phòng quan hệ công chúng Sở cảnh sát Jakarta, ông Yusri Yunus cho biết, cảnh sát Indonesia kiên quyết giải tán các đám đông thông qua hình thức thuyết phục giải nhân văn nhất. Bộ Tôn giáo Indonesia cũng khuyến nghị các cặp đôi ấn định lại ngày cưới và đăng ký kết hôn online trên cổng thông tin trực tuyến của Bộ này./.
Hương Trà
Những đám cưới giữa người với động vật lạ kỳ nhất
Có thể bạn không tin nhưng những đám cưới giữa người với động vật vẫn xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.
Một trong những đám cưới giữa người với động vật khiến dân mạng phát sốt là đám cưới giữa anh chàng Ngurah Alit ở Bali với một con bò theo nghi lễ của địa phương. Ngurah Alit cho biết chính con bò này đã tán tỉnh anh trước.
Năm 1992, ông Mark Matthews đã kết hôn với con ngựa của có tên Pixel.
Tháng 12/2005, nữ triệu phú người Anh Sharon Tendler bât ngờ tuyên bố tổ chức lễ cưới với tình yêu của đời bà là chú cá heo với tên gọi Cindy.
Cậu bé Mukesh Kerayi (7 tuổi), sống tại một ngôi làng hẻo lánh ở Jharkhand, Manik Bazar, Ấn Độ được gia đình tổ chức kết hôn với một con chó.
Mong muốn của cha mẹ cậu bé là cô chó này sẽ trở thành người vợ đầu tiên của Mukesh Kerayi và mang đi những vận xui trong cuộc đời cậu.
Năm 2010, Uwe Mitzscherlich, một người đàn ông Đức quyết định kết hôn với mèo hen yêu quý của ông sau khi nghe bác sĩ thú y nói rằng mèo không sống được bao lâu nữa.
Ngày 11/6/2003, cô bé Karnamoni Handsa ở miền tây Ấn Độ kết hôn với một chú chó để tránh khỏi lời nguyền của ma quỷ.
Tháng 2//2006, Charles Tombe, một người đàn ông Sudan buộc phải cưới con dê về làm vợ, đồng thời phải trả cho chủ của nó 75 USD sau khi bị bắt quả tang quan hệ tình dục với con vật này.
Tháng 12/2010, anh chàng người Australia, Joseph Guiso đã cưới người bạn thân nhất của mình là chú chó Labrador 5 tuổi về làm vợ.
Để ngăn chặn sự bùng nổ của những căn bệnh bí ẩn trong làng, một bé gái 7 tuổi ở Pallipudupet, Ấn Độ đã phải kết hôn với hai con ếch.
Emily Mabou, một phụ nữ người Ghana đã kết hôn với con chó cưng sau khi tìm thấy những phẩm chất của người cha quá cố.
Nhà thiết kế thời trang Karl Lagerfeld gây sốc khi tuyên bố kết hôn với chú mèo Choupette. Đôi mắt của Choupette chính là nguồn cảm hứng trong bộ sưu tập thời trang cho hãng Chanel do ông thiết kế.
Cô Bimbala Das, sống ở Orissa, Ấn Độ quyết định tổ chức đám cưới với con rắn hổ mang mà cô đem lòng yêu mến.
Hoàng Minh
Theo Kiến thức
Đã đến lúc phải hủy tục tảo hôn ở Hoa Kỳ Đối với rất nhiều người, đám cưới là ngày mà họ đã mơ tưởng từ thời còn bé. Nhưng đối với hàng trăm cô gái vị thành niên trên khắp nước Mỹ, ngày này nó giống với một cơn ác mộng hơn, bởi vì tục tảo hôn vẫn tiếp tục được duy trì. "Phản bội trong chính gia đình của tôi". Đó là...