Muôn kiểu ép khách của đại lý ôtô
Tăng giá bằng tiền mặt, ép mua phụ kiện hay các gói dịch vụ là những cách đại lý dùng để tăng lợi nhuận mỗi khi có xe “hot”.
“ Bia kèm lạc” trở thành cụm từ phổ biến với khách hàng mua ôtô tại Việt Nam nhiều năm qua, để ám chỉ việc mua xe (bia) cần mua kèm thêm phụ kiện, dịch vụ (lạc) nếu muốn nhận xe sớm. Nếu không đồng ý, khách phải chờ rất lâu. Tình trạng này xảy ra ở nhiều hãng, như Toyota, Ford, Honda…
Xe Toyota Camry tại một đại lý ở TP HCM. Ảnh: Phạm Trung
“Đại lý đơn thuần là một con buôn, họ sẽ tìm cách để tối ưu lợi nhuận”, Ánh Dương, Hà Nội, người gần mười năm làm nhân viên bán hàng ở cả hãng xe bình dân lẫn hạng sang cho biết. Dương đã nghỉ việc gần một năm, vì ở tuổi ngoài ba mươi, anh thấy mệt mỏi vì chiêu trò bán hàng, thứ không phải mục đích như hồi anh mới “ngây thơ” vào nghề.
Hồi ấy, sau khi tốt nghiệp một trường về cây trồng, Dương tìm đến đại lý xe xin làm nhân viên kinh doanh mà vẫn thường được gọi với vị trí “tư vấn bán hàng”. Lý do đơn thuần: “Tôi là người yêu thích, đam mê ôtô”. Dần quen việc, anh hiểu thế nào là nghề “ăn trắng mặc trơn”, cái nhìn không mấy thiện cảm từ khách hàng dành cho “sales”. Có nhiều chiêu trò để ép khách, đánh lừa khách hàng mà đại lý tận dụng tối đa.
Mua xe cộng thêm tiền mặt
Đây là tình trạng phổ biến trước đây, khi nhiều khách hàng mua xe mới ra mắt, được nhiều người quan tâm, không sẵn nguồn cung, được đại lý yêu cầu cộng thêm tiền mặt từ mười triệu cho đến hàng trăm triệu. Việc “đòi tiền trực tiếp” như thế này hiện không còn được áp dụng nhiều, vì khá phản cảm.
Bán đúng giá nhưng mua thêm phụ kiện theo “tinh thần tự nguyện”
Đây là cách nhiều đại lý đang sử dụng khi không đưa ra thông báo cụ thể, cũng không ép buộc, nhưng thông qua nhân viên bán hàng để gợi ý cho khách về việc mua thêm phụ kiện cho xe với lời hứa sẽ nhận được xe sớm. Nếu không, khách sẽ bị ép lấy những màu không mong muốn hoặc thời gian giao xe có thể kéo dài từ vài tháng đến cả năm.
Video đang HOT
Để an toàn pháp lý, nhân viên bán hãng sẽ kê sẵn một bảng tính giá chi tiết không theo một quy chuẩn nào cả, miễn là khách hàng đồng ý. Trong đó sẽ gồm các phụ kiện mà người mua sẽ phải trả tiền, có thể từ 10, 20 đến vài trăm triệu.
Bán đúng giá nhưng mua thêm điều khoản dịch vụ
Ví dụ: gói bảo dưỡng, có thể 2-3-4 năm, thường tối thiểu sẽ là hai năm. Các gói này sẽ ràng buộc khách hàng phải bảo dưỡng tại lý này dù muốn hay không. Do các đại lý ôtô là pháp nhân độc lập nên không nằm trong cùng hệ thống, bởi vậy khách hàng sẽ không thể dùng gói đã mua ở đại lý này để làm dịch vụ ở đại lý khác. Ngoài ra khách hàng còn phải mua thêm gói bảo hiểm thân vỏ, vật chất hoặc gói chăm sóc xe.
Mua xe nhưng trao đổi đồ
Theo Ánh Dương, đây là chiêu cao tay nhất trong việc cộng giá. Thay vì ép khách mua phụ kiện hay gói dịch vụ, đại lý sẽ yêu cầu khách bỏ lại món đồ trên xe. Ví dụ như Ranger Wildtrak thời điểm cháy hàng, khan hiếm cả phụ kiện, vì vậy đại lý yêu cầu nếu mua xe, khách hàng phải để lại thanh nẹp thể thao (phía thùng xe) cho đại lý, thay vào đó có thể lắp nắp thùng thấp hoặc cao. Thanh nẹp thể thao sau đó được đại lý bán cho người khác với giá 17-22 triệu đồng.
Mua xe có khuyến mại nhưng bị cắt
Chiêu thức cũ nhưng vẫn được đại lý sử dụng. Khi khách hàng mua xe vốn có chương trình khuyến mãi tiền mặt từ hãng, nhưng đại lý không áp dụng, thay vào đó là tặng phụ kiện, với giá trị thấp hơn nhiều số tiền đáng lẽ khách được giảm.
Ví dụ: Mẫu Toyota Vios được khuyến mại 20 triệu tiền mặt, nhưng đại lý chuyển sang tặng khách hàng 10 triệu phụ kiện và một năm bảo hiểm thân vỏ với giá trị thấp hơn. Thực tế tổng tiền phụ kiện và bảo hiểm chỉ ở ngưỡng hơn 10 triệu, đại lý trục lợi được 10 triệu từ khách. Ngoài ra, khi tặng phụ kiện sẽ có những cách thức để buộc khách hàng vẫn phải thêm tiền như tặng camera lùi nhưng không có màn hình, khách hàng sẽ phải mua thêm, hay tặng lót sàn nhưng không có thảm để chân.
Ánh Dương cũng tiết lộ 90% các món phụ kiện, đồ chơi theo xe không phải là hàng OEM cho hãng, mà của bất cứ thương hiệu nào bên ngoài, đại lý tự đưa ra chào hàng cho khách. Những món đồ này hầu hết được nhập giá rẻ và bán ra rất đắt.
Toyota Corolla Cross loạn giá khi chưa có xe: 4 kiểu trả lời từ đại lý và giải thích của người trong cuộc
Các phiên bản Corolla Cross được chào bán kèm gói phụ kiện 30-50 triệu đồng ở nhiều đại lý Toyota, nhưng cũng có những nơi cam kết bán đúng giá đề xuất, tạo nên tình trạng hỗn loạn về giá bán.
Ngày 5/8 vừa qua, Toyota Việt Nam (TMV) chính thức giới thiệu mẫu xe Corolla Cross và công bố giá bán lẻ đề xuất cho mẫu SUV hoàn toàn mới này từ 720-910 triệu đồng. Mặc dù vậy, phải đến ngày 15/8 tới đây, những lô Corolla Cross đầu tiên mới được chuyển về các đại lý. Trong thời gian đầu, các đại lý sẽ nhận trước 2 phiên bản 1.8V và 1.8HV, trong khi bản 1.8G tiêu chuẩn sẽ có mặt từ giữa tháng 9.
2 bản V (đỏ) và HV (xám) sẽ về đại lý trước bản G tiêu chuẩn.
Xe hiện chưa được chuyển về nhưng các đại lý đã nhận đặt cọc. Hiện tại, đã có một số trường hợp khách mua xe phải mua thêm một gói phụ kiện nhất định mới được lấy xe sớm.
Khảo sát một số đại lý tại Hà Nội, TP. HCM và một số khu vực lân cận, đa số các gói phụ kiện mà khách phải mua thêm để nhận xe sớm trong tháng 8 này có giá 30-50 triệu đồng. Bản 1.8HV đi kèm gói phụ kiện 50 triệu, còn bản 1.8V đi với gói phụ kiện 30 triệu đồng. Cũng theo thông tin từ đại đa số người bán hàng, giá Corolla Cross sang tháng 9 tới nhiều khả năng sẽ về đúng với giá bán lẻ đề xuất của TMV.
Các gói phụ kiện trị giá 30 triệu và 50 triệu đồng cho xe Corolla Cross mà đại lý thông báo.
Tuy vậy, không phải đại lý nào cũng có chính sách bán xe kèm phụ kiện giống nhau. Minh Toàn, một khách hàng tìm mua xe Corolla Cross tại Hải Phòng chia sẻ rằng đại lý tại đây báo anh giá chênh cao hơn 20 triệu đồng so với giá mà TMV đưa ra nếu muốn nhận xe sớm, thay vì phải mua kèm phụ kiện.
Thậm chí, vẫn có trường hợp đại lý cam kết không bán xe dạng "bia kèm lạc". Một nhân viên kinh doanh của đại lý Toyota trên địa bàn Hà Nội cho biết sẽ bán đúng giá và không bán kèm phụ kiện. Bộ phận chăm sóc khách hàng của một đại lý Toyota khác cũng tại Hà Nội trả lời qua fanpage rằng cam kết bán xe "nguyên giá", tức là bằng giá TMV đưa ra.
Trong khi đó, có những đại lý chưa chốt chính sách bán hàng cụ thể. Tư vấn bán hàng một đại lý Toyota tại Hà Nội cho biết do xe chưa về đại lý nên bộ phận bán hàng chưa nhận được chính sách giá từ cấp trên. Nhân viên kinh doanh một đại lý tại Đà Nẵng cũng có câu trả lời tương tự, rằng phải chờ chốt xe về đại lý thì khi đó giá xe hay các gói phụ kiện bán kèm mới được quyết định là có hay không.
Như vậy, có 4 kiểu trả lời từ bộ phận bán hàng của đại lý, gồm bán kèm phụ kiện, bán chênh giá, bán đúng giá và chưa chốt giá. Tình trạng báo giá không đồng nhất như vậy cũng đã xảy ra với các đại lý trước đây, khi có một số mẫu xe mới vừa mở bán như Fortuner 2018, bộ 3 Wigo, Rush, Avanza năm 2018 hay Camry 2019. Mỗi đại lý báo một mức giá hay gói phụ kiện khác nhau.
Lời lý giải từ phía đại lý cho việc bán xe dạng "bia kèm lạc" là bởi nguồn cung xe hạn chế mà lại nhiều khách đặt nên ưu tiên những người mua thêm phụ kiện được nhận xe trước. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc đặt cọc không còn mang đúng ý nghĩa là giữ chỗ để nhận sớm nữa. Ai chịu chi hơn, người đó nhận xe trước.
Một số mẫu xe "hot" thời gian đầu khi mở bán đều bị bán dạng "bia kèm lạc", sau đó mới ổn định giá, thậm chí giảm so với giá đề xuất.
Sau khi ghi nhận tình trạng loạn giá này tại các đại lý, chúng tôi đã liên lạc với Toyota Việt Nam và nhận được câu trả lời. Bản thân liên doanh Nhật Bản tỏ ra bất ngờ và họ khẳng định đây là hành động đơn phương từ phía đại lý phân phối.
"Toyota Việt Nam nhất quán với chính sách bán hàng 1 giá và khẳng định đi theo con đường ai tới trước, phục vụ trước", vị đại diện cho hay. "Nếu bất kỳ khách hàng nào bị ép mua gói phụ kiện hoặc bị ép chênh giá, hãy gọi tới hotline, chúng tôi sẽ có hình thức xử lý đối với đại lý đó".
Hiện tại, đã có những khách hàng đặt cọc xe nhưng cũng có nhiều người chờ đợi để nghe ngóng thêm thông tin. Với trường hợp đã đặt cọc, phía đại lý cho biết có thể hoàn lại cọc nếu khách đổi ý định và không lấy xe.
" Lúc họ có xe thì cũng đến tháng 7 âm rồi, không vội gì mà lấy xe thời điểm này. Tôi có thể chờ sang tháng 9 dương lịch để qua được tháng ngâu và đi tìm mua xe đúng giá. Trong lúc thông tin về giá xe đang nhiễu loạn, tôi vẫn chỉ thăm dò chứ chưa dám xuống cọc," Minh Toàn chia sẻ.
Trước đây, tình trạng bán xe kèm phụ kiện đã từng xảy ra với cả đại lý của các thương hiệu khác như Honda hay Hyundai. Các mẫu CR-V hay Santa Fe thế hệ mới một thời là hàng "hot", từng được bán chênh giá tới 150 triệu đồng so với giá đề xuất từ nhà phân phối. Cả Honda Việt Nam và Hyundai Thành Công (nay là TC Motor) đều trả lời rằng chính sách bán hàng của đại lý thay đổi do cung-cầu, họ không thể can thiệp mà chỉ hứa hẹn sẽ có những tác động tích cực để đại lý cố gắng bán xe đúng với giá đề xuất. Đến nay, cả CR-V và Santa Fe đều được bán với giá thấp hơn cả giá niêm yết.
Cuộc đua của Toyota Fortuner và Honda CR-V: Cùng đẩy mạnh lắp ráp, ưu đãi hàng chục triệu đồng Còn nhớ cách đây 2 năm người mua xe Honda CR-V và Toyota Fortuner còn phải mua "bia kèm lạc" hàng chục triệu đồng thì nay lại được ưu đãi kép vừa được giảm giá, vừa được giảm 50% mức lệ phí trước bạ. Mẫu xe Honda CR- V và Toyota Fortuner Trái ngược với xu hướng nhập khẩu nguyên chiếc hồi cuối...