Muốn giảm lượng khí thải, hãy… ăn ít thịt bò
Có lẽ nhiều người nghĩ hai chuyện trên chẳng thấy liên quan gì đến nhau. Nhưng bạn có biết, 19 – 29% lượng khí thải nhà kính toàn cầu là từ sản xuất thực phẩm. Thịt bò và cừu là những thực phẩm tạo ra lượng khí thải nhiều nhất.
Shutterstock
Vì vậy, thay đổi chế độ ăn uống nhiều thịt sang ăn nhiều rau quả là một chiến lược đầy hứa hẹn để giảm thiểu biến đổi khí hậu, theo Science Daily.
Theo nghiên cứu mới của Đại học Công nghệ Sydney (Úc) và Đại học Duke (Mỹ), người mua sắm sẽ ưu tiên các mặt hàng có lượng khí thải nhà kính thấp hơn nếu họ được cung cấp thông tin rõ ràng trên nhãn.
Tác giả chính, tiến sĩ Adrian Camilleri, muốn biết người tiêu dùng có hiểu rõ hậu quả của khí thải nhà kính từ việc lựa chọn thực phẩm của họ ở mức độ nào.
Vì vậy, nghiên cứu đã yêu cầu hơn 1.000 người ước tính lượng năng lượng tiêu tốn vào 19 loại thực phẩm và 18 thiết bị; và lượng khí thải nhà kính liên quan đến các thiết bị và thực phẩm đó.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy những người tham gia đánh giá thấp đáng kể mức tiêu thụ năng lượng và khí thải nhà kính cho cả thiết bị điện và thực phẩm, đặc biệt thực phẩm bị đánh giá thấp hơn.
Video đang HOT
Mọi người vẫn nghĩ tác động đến môi trường của món súp thịt bò và rau không có nhiều khác biệt, nhưng súp thịt bò tạo ra lượng khí thải nhà kính nhiều hơn 10 lần so với súp rau, tiến sĩ Camilleri cho biết, theo Science Daily.
Đây là một điểm mù vì nếu ai đó muốn giảm lượng khí thải nhà kính, họ có thể nghĩ nên tắt lò sưởi, lái xe ít hơn hoặc đi máy bay ít hơn. Rất ít người nghĩ đến việc… ăn ít thịt bò.
Các nhà nghiên cứu cũng xem xét khả năng có thể cải thiện nhận thức của mọi người về tác động môi trường từ việc lựa chọn thực phẩm bằng việc dán nhãn cảnh báo.
Họ đã quan sát 120 người tham gia lựa chọn giữa súp thịt bò và súp rau. Khi súp thịt bò có dán nhãn “khí thải nhà kính”, những người tham gia đã mua ít súp thịt bò và nhiều súp rau hơn so với khi không có nhãn, theo Science Daily.
Điều này cho thấy việc đưa nhãn khí thải nhà kính vào các mặt hàng thực phẩm có thể là một can thiệp đơn giản để tăng hiểu biết về sử dụng năng lượng và khí thải nhà kính từ sản xuất thực phẩm, từ đó làm giảm tác động môi trường.
Một chế độ ăn thuần chay dựa trên trái cây, rau và ngũ cốc có tác động ít nhất đến môi trường.
Thịt heo, thịt gà và cá tạo ra một tác động vừa phải.
Riêng thịt bò và thịt cừu có tác động lớn nhất.
Theo nghiên cứu, lượng khí thải nhà kính đặc biệt tăng cao từ sản xuất thịt bò và thịt cừu là do những chất được tạo ra trong sản xuất phân bón làm thức ăn chăn nuôi, khí metan phát ra từ động vật, vận chuyển, chuồng trại gia súc và diện tích trồng cây mất đi để trồng cỏ.
Các lựa chọn thực đơn trên bàn ăn có thể tác động đáng kể đến các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu. Người tiêu dùng hoàn toàn có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất cho môi trường nhất.
Theo thanhnien
Quá nguy hiểm nếu ăn nhiều thịt đỏ, đâu là nguyên nhân?
Nghiên cứu gần đây được thực hiện tại Phòng khám Cleveland (Ohio, Mỹ) cho biết, ăn thịt đỏ dù cung cấp nhiều chất cho sức khỏe con người nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ có hại cho tim mạch.
Thịt đỏ là thực phẩm được nhiều người chọn dùng trong bữa ăn hàng ngày. Các loại thịt như thịt bò, thịt lợn hay thịt cừu là những loại thịt phổ biến và được dùng nhiều nhất.
Thịt đỏ là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Protein có trong thịt đỏ chứa các axit amin cần thiết để phát triển và sửa chữa nhiều nhóm cơ. Bổ sung đủ protein sẽ giúp các nhóm cơ phát triển và đảm bảo cho hoạt động thường ngày.
Không nên ăn nhiều thịt đỏ vì có thể nguy hiểm cho tim.
Thịt đỏ còn là loại thực phẩm giúp bổ sung sắt, kẽm, vitamin B cho cơ thể. Việc cung cấp đủ sắt rất cần thiết để tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đến các cơ bộ phận khác. Thiếu sắt cũng có thể là nguyên nhân gây ra các tình trạng mệt mỏi, chóng mặt hoặc ảnh hưởng đến khả năng tập trung của não bộ.
Bên cạnh đó, lượng kẽm và vitamin B có trong thịt đỏ giúp cải thiện hệ miễn dịch, tiêu hóa và hoạt động của não bộ. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều thịt đỏ cũng có thể gây ra những vấn đề sức khỏe.
Nghiên cứu gần đây được thực hiện tại Phòng khám Cleveland (Ohio, Mỹ), được xuất bản trên Tạp chí European Heart phát hiện 2 cơ chế về chế độ ăn nhiều thịt đỏ ảnh hưởng đến nồng độ TMAO. Thịt đỏ không chỉ đẩy mạnh sự sản xuất của TMAO của vi khuẩn đường ruột mà còn làm giảm hiệu quả hoạt động loại bỏ các chất độc hại của thận.
Kết quả nghiên cứu phát hiện TMAO chỉnh sửa tín hiệu canxi trong tiểu cầu máu, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Các cục máu đông là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau tim, đột quỵ và tử vong. Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ ra các tiểu cầu máu phản ứng hoàn toàn khác với các cục máu đông khi nồng độ TMAO cao.
Bác sĩ Hazen, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu và nhóm của mình vẫn đang tiếp tục tìm hiểu về ảnh hưởng của TMAO tới sức khỏe con người. Các thử nghiệm lâm sàng cũng đang tiến hành kiểm tra xem TMAO có phải là một dấu hiệu nhận biết nguy cơ bệnh tim hay không.
Nghiên cứu đã theo dõi 113 người với 3 chế độ ăn uống có nguồn protein khác nhau. Đối với chế độ ăn nhiều thịt đỏ thì 12% protein đến chủ yếu từ thịt lợn và thịt bò. Trong khi nhóm còn lại, protein chủ yếu từ thịt gia cầm.
An Dương (T/h)
Theo vietq
Hút cần sa có thể gây thay đổi di truyền trong tinh trùng Các nhà nghiên cứu khuyên rằng đàn ông nên ngừng hút cần sa ít nhất sáu tháng trước khi muốn có con. Người ta thường nói cần sa la một trong những loại thuốc khá "an toàn", nhưng dường như nó cũng có một số tác dụng phụ đáng lo ngại đối với khả năng sinh sản của đàn ông. Một nghiên cứu...